AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

Thuộc tính

Lược đồ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: 04/2003/NQ-HĐTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2003                          
No tile

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐICAO

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trongviệc giải quyết các vụ án kinh tế.

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việcgiải quyết các vụ án kinh tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự, phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay,

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântôi cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

QUYẾT NGHỊ:

I. VIỆC XÁC ĐỊNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU

1.Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8

Pháplệnh Hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi"một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã tỏa thuận trong hợpđồng". Khi áp dụng quy định này cần phân biệt như sau:

a)Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh màtrong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấpvà đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khiký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đượccác bên thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế này thuộc trường hợpquy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và bị coi là vôhiệu toàn bộ.

Vídụ: Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty A chưa có đăng kýngành nghề xây dựng công nghiệp, nhưng Công ty A đã ký hợp đồng kinh tế về việcnhận thầu thi công xây dựng nhà xưởng cho Công ty B. Trong quá trình thi công,giữa các bên có phát sinh tranh chấp từ việc thực hiện hợp đồng và một trongcác bên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi giải quyết vụ án này, nếu cóđủ căn cứ cho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp Công ty A vẫn chưađược đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng công nghiệp thì Tòa án áp dụng điểm bkhoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế tuyên bố hợp đồng kinh tế này vô hiệutoàn bộ và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnhHợp đồng kinh tế.

b)Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh,nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinhtranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng kýkinh doanh khi ký kết hợp đồng đã có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việcđược các bên thỏa thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trườnghợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và do đókhông bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Vídụ: Nếu trong Ví dụ tại điểm a mục 1 này khi giải quyết vụ án, nếu có đủ căn cứcho thấy đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp Công ty A đã được đăng ký bổsung ngành nghề xây dựng công nghiệp thì hợp đồng kinh t.ế này không thuộc trườnghợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và không bịcoi là vô hiệu toàn bộ.

2.Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì hợp đồngkinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế khôngđúng thẩm quyền...".

Đểphù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ Luật Dân sự thì hợp đồng kinh tếkhông bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúngthẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quyđịnh của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt làngười có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếungười đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.

Đượccoi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trườnghợp sau đây:

a)Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng ngườiký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinhtế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao bancủa Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị,có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

b)Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biếtđược hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hóađơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặctrên sổ sách kế toán của pháp nhân...).

c)Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền vànghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin giahạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký cácvăn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thựchiện hợp đồng kinh tế...).

d)Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việcký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe tô để đi lại, để kinhdoanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụsở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...).

3.Đối với hợp đồng kinh tế mà trong nội dung của hợp đồng các bên có thỏa thuậngiá cả, thanh toán bằng ngoại tệ cần phân biệt như sau:

a)Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thỏa thuận giá cả, thanhtoán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toánbằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị cơi là vô hiệu toàn bộ thuộc trường hợpquy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (các bên vi phạmcác quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ). Trong trường hợp này nếu mộthoặc các bên có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệuvà giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo thủ tục chung.

b)Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thỏa thuận giá cả, thanhtoán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toánbằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thỏa thuận thanh toán bằng Đồng Việt Namhoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên thỏa thuận sử dụng ngoại tệlàm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việcthanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợpquy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và do đó không bịcoi là vô hiệu toàn bộ.

II. VIỆC XỬ LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU

Điểma khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: "Các bên có nghĩavụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng.Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bầng tiền,nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Khi áp dụng quyđịnh này cần phân biệt như sau:

1.Đối với tài sản là động sản

a)Hoàn trả được tài sản đã nhận là trường hợp bên đã nhận được tài sản từ việcthực hiện hợp đồng kinh tế chưa khai thác, sử dụng và vẫn bảo quản giữ nguyên đượcchất lượng, chức năng, công dụng của tài sản đó. Không chấp nhận việc hoàn trảtài sản tuy đúng chủng loại, chất lượng, chức năng, công dụng nhưng không phảichính là tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế đó, trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận khác không trái pháp luật.

b)Không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài sản đã nhận đượctừ việc thực hiện hợp đồng kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b1)Đã được đưa vào khai thác, sử dụng;

b2)Đã bị mất mát, hư hỏng;

b3)Đã được chuyển giao cho người khác và đã được đưa vào khai thác, sử dụng hoặcbị mất mát, hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng;

b4)Không còn giữ được chất lượng, chức năng, công dụng của tài sản mà do lỗi củabên nhận tài sản (ví dụ: người nhận được tài sản không bảo quản theo đúng quyđịnh);

b5)Đã bị mất mát một hoặc một số bộ phận nào đó của tài sản mà không thể khôi phụclại được theo nguyên trạng khi nhận.

c)Trong trường hợp không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật được hướngdẫn tại điểm b mục 1 này thì bên nhận tài sản chỉ phải thanh toán bằng tiền chobên giao tài sản theo giá đã được các bên thỏa thuận, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác không trái pháp luật.

d)Trong trường hợp hoàn trả tài sản là ngoại tệ đã nhận thì bên nhận ngoại tệphải hoàn trả cho bên giao số ngoại tệ đã nhận được quy đổi ra tiền Đồng ViệtNam theo tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nướccông bố tại thời điểm nhận ngoại tệ đã được các bên thỏa thuận mà không có tínhlãi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác không trái pháp luật.

2.Đối với tài sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất

Vềnguyên tắc chung, việc xử lý tài sản là bất động sản hoặc quyền sử dụng đất làbuộc bên đã nhận được tài sản từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế phải hoàn trảcho bên giao tài sản.

Trongtrường hợp bên đã nhận được tài sản đã tháo dỡ, sửa chữa, làm thêm mới, đầu tưlàm tăng giá trị của tài sản đó, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà buộc phảikhôi phục lại tình trạng ban đầu, tháo dỡ hoặc thanh toán tiền cho nhau, trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận khác không trái pháp luật.

3.Trách nhiệm chịu thiệt hại do hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ

Theoquy định tại điểm c khoản 2 Điều 89 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì trong trườnghợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ, thiệt hại phát sinh các bênphải chịu mà không xem xét đến mức độ lỗi của các bên.

III VIỆC ÁP DỤNG ĐIỂM 3 ĐIỀU 32 PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI Q UYẾT CÁCVỤ ÁN KINH TẾ

Theoquy định tại điểm g khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinhtế thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế khi:"Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phásản doanh nghiệp mà doanh nghiệp của đương sự của vụ án". Khi áp dụng quyđịnh này cần chú ý:

1.Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong trường hợp Tòa án raquyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế với lý do đã có quyết địnhcủa Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nhưngsau đó Tòa án có quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp, nếu đương sự khởi kiện lại vụ án kinh tế mà họ đã khởi kiện trướcđó và bị đình chỉ, thì Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.

2.Thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là sáu tháng, kể từ ngày Tòa án raquyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác về thời hiệu khởi kiện.

Đốivới trường hợp Tòa án đã có quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyênbố phá sản doanh nghiệp trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì thời hiệukhởi kiện được tính kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT

1.Nghị quyết này được Hội đồng Thẩm phán Tòa ân nhân dân tôi cao thông qua ngày27 tháng 5 năm 2003 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăngCông báo.

Nhữnghướng dẫn của Tòa án nhân dân tôi cao được ban hành trước ngày Nghị quyết nàycó hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

2.Đối với những vụ án kinh tế mà Tòa án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xétxử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, thì áp dụng Nghị quyết này đểgiải quyết.

3.Đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngàyNghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Nghị quyết này để khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứkháng nghị khác./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hddmsqcpltvgqcvkt593