AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 13/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 1999                          
liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lậpquỹ giải quyết việc làm địa phương

 

Căn cứ Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làmtrong các năm tới;

Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm;

Căn cứ Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm2000;

Để nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Liên BộLao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫnthực hiện như sau:

I. VỀ CHO VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM

1. Đối tượng được vay:

1.1.Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng quân nhân, hộ giađình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ chức đoàn thể, hộiquần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm;

1.2.Tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã, Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luậtdoanh nghiệp tư nhân, luật Công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho ngườitàn tật (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh), có dự án tạo chỗ việc làmmới, thu hút thêm lao động;

Trongcác đối tượng kể trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm được vay vốn.

2. Nội dung sử dụng vốn vay:

2.1.Mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thuỷ, hải sản để mởrộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;

2.2.Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây, con giống; các chi phí chăm sóc câytrồng, vật nuôi đến khi thu hoạch.

3. Điều kiện để được vay vốn:

3.1.Hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi thực hiện dự án, cóđơn đề nghị vay vốn gửi chủ dự án (đối với dự án có nhiều hộ vay); nếu là phápnhân phải có dự án vay vốn phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy phép kinhdoanh;

3.2.Dự án tập thể phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,phường (đối với dự án cấp xã, phường), của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận(đối với dự án cấp huyện, quận) hoặc của người đứng đầu tổ chức đoàn thể, quầnchúng cấp huyện, quận đối với các dự án do đoàn thể, hội quần chúng quản lý;

3.3.Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản thế chấp khi vay vốn.

4. Mức vốn cho vay:

4.1.Đối với hộ gia đình, mức vay tối đa không quá 10 triệu đồng, ít nhất phải tạora một chỗ làm việc mới hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với một laođộng;

4.2.Đối với dự án có nhiều hộ vay vốn, mức vay phụ thuộc vào số hộ thực hiện dự án,nhưng mức vay của mỗi hộ tối đa không quá 10 triệu đồng;

4.3.Đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 300 triệuđồng và không quá 10 triệu đồng trên một chỗ làm việc mới.

5. Thời hạn cho vay:

5.1. Thời hạn 12 tháng:

Chănnuôi tiểu gia súc, gia cầm;

Nuôithuỷ, hải sản;

Trồngcây lương thực, hoa màu.

5.2-Thời hạn 24 tháng:

Chănnuôi đại gia súc lấy thịt, con đặc sản;

Trồngcây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu, cây cảnh...;

Sảnxuất tiểu thủ công nghiệp.

5.3.Thời hạn 36 tháng:

Muasắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thuỷ, bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ đánhbắt thuỷ, hải sản,...;

Chănnuôi đại gia súc để sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;

Trồngcây ăn quả lâu năm;

Trồngcây công nghiệp dài ngày.

Nếudự án có chu kỳ sản xuất dài hơn thời gian được vay và thực hiện đúng dự án đượcduyệt, có thể được xem xét cho vay tiếp đến khi thu hoạch.

6. Lãi suất cho vay:

Nguyêntắc: Thấp hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Mức cụ thể từng thời kỳ do Bộ Tàichính quy định sau khi thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kếhoạch và Đầu tư.

Nguồntiền lãi thu về, được sử dụng chi quản lý phí, bù vốn rủi ro bất khả kháng, nếucòn dư bổ sung Quỹ cho vay.

7. Xây dựng dự án:

Cácđối tượng vay vốn phải lập dự án (theo mẫu số 1a, 1b kèm theo Thông tư này).

Dựán phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

Mộtđối tượng chỉ được vay theo một kênh nhất định.

8. Thẩm định cho vay :

8.1. cấp huyện (bao gồm: quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

PhòngLao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chứcthẩm định và ghi vào phiếu thẩm định dự án (theo mẫu số 2a, 2b kèm theo Thông tưnày); tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và ghi ý kiến đềnghị cho vay vào biểu tổng hợp;

Thờigian kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở cấp huyện tối đakhông quá 15 ngày.

8.2. tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là tỉnh):

SởLao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểmtra, xem xét từng hồ sơ dự án và thẩm định lại (khi cần thiết), tổng hợp trìnhChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Thời gian thẩm định, quyết định chovay tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.

8.3.Đối với dự án do cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý :

Cáctổ chức đoàn thể cấp tỉnh, chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Sở Laođộng-thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định dự án và trình tổ chức đoàn thể,hội quần chúng cấp trên. Thời gian nhận, thẩm định dự án tối đa không quá 25ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án;

Cơquan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng xét quyết định cho vay. Thờigian xét quyết định cho vay tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồsơ dự án.

8.4.Quyết định cho vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan Trung ương tổ chứcđoàn thể, hội quần chúng và biểu tổng hợp các dự án được vay (theo mẫu số 3a,3b kèm theo Thông tư này) phải gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tàichính và Kho bạc Nhà nước Trung ương (ngay sau khi có Quyết định) để tổng hợp,theo dõi, quản lý. Trong Quyết định, ghi rõ nguồn vốn sử dụng cho vay.

9. Chuyển vốn cho vay:

Căncứ hạn mức và kế hoạch chuyển vốn (đối với địa phương) hoặc Quyết định cho vay(đối với cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng), Bộ Tài chính làmthủ tục cấp vốn cho Kho bạc Nhà nước Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền đểlàm nguồn vốn cho vay.

Khobạc Nhà nước Trung ương căn cứ thông báo chuyển vốn của Bộ Tài chính, chậm nhấtkhông quá 5 ngày, chuyển vốn về Kho bạc Nhà nước địa phương nơi có dự án đượcduyệt để tổ chức cho vay theo quy định.

10. Phát tiền vay:

10.1.Căn cứ Quyết định duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước nơiphát tiền vay có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng vay vốn làm thủ tục thếchấp tài sản hoặc bảo lãnh, cùng đại diện bên vay ký hợp đồng tín dụng theo quyđịnh tại Thể lệ cho vay của Bộ Tài chính.

10.2.Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho vay, Kho bạc Nhà nướcphải trực tiếp phát tiền đến người vay. Đối với dự án có nhiều hộ vay, Kho bạcNhà nước có thể uỷ thác cho chủ dự án thực hiện phát tiền vay đến hộ. Việc uỷthác phải đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn, thu hồi đầy đủ và đúng hạn cho Quỹquốc gia hỗ trợ việc làm.

10.3.Đối với các dự án đã duyệt, nhưng không cho vay được, Kho bạc Nhà nước phải báocáo ngay với cơ quan ra quyết định cho vay để xem xét, giải quyết.

11. Gia hạn nợ, cho vay lại :

11.1.Gia hạn nợ:

Đốivới dự án đến hạn trả nợ, nhưng sản xuất chưa được thu hoạch, chủ dự án có nhucầu gia hạn, phải làm đơn giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gửiđến Kho bạc Nhà nước nơi cho vay để xem xét, giải quyết.

Căncứ đơn xin gia hạn nợ, Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra và giải quyết giahạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 06 tháng.

11.2.Cho vay lại:

Dựán có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn thời hạn được vay, đã sử dụng vốn vayđúng mục đích, có hiệu quả, chủ dự án có nhu cầu vay thêm một thời hạn để duytrì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, thì trước khi đến hạn trảnợ, phải có báo cáo kết quả sử dụng vốn vay và đơn đề nghị vay lại.

Quytrình thẩm định và thẩm quyền cho vay lại thực hiện như đối với dự án vay lầnđầu, nhưng không phải lập lại dự án.

Dựán được duyệt vay lại chưa phải trả nợ gốc trước khi làm thủ tục vay lại, nhưngphải trả đủ số tiền lãi trong thời hạn đã vay. Để đảm bảo tính liên tục trongquá trình sử dụng vốn, các thủ tục duyệt cho vay lại phải hoàn chỉnh trước ngàyđến hạn trả nợ.

Đốivới các đối tượng có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thuhút thêm lao động, thì chủ dự án phải có tài liệu chứng minh và gửi đến các cơquan có liên quan để giải quyết theo trình tự duyệt vay lần đầu.

12. Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi:

Khobạc Nhà nước tiến hành thu hồi nợ đến hạn; chủ dự án có thể trả vốn trước hạn.

Vốnthu hồi được dùng để cho vay quay vòng các dự án khác do địa phương, các tổchức đoàn thể, hội quần chúng quản lý.

Uỷban nhân dân tỉnh, cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng phải cókế hoạch sử dụng vốn và duyệt các dự án phù hợp với số vốn thu hồi hàng tháng,quý; không để vốn tồn đọng ở Kho bạc.

Trườnghợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phương, các tổchức đoàn thể, hội quần chúng hoặc thu về Kho bạc Nhà nước Trung ương, Liên Bộsẽ có văn bản.

13. Xử lý các dự án nợ quá hạn:

Vốnnợ quá hạn không phải do các nguyên nhân bất khả kháng và không thuộc đối tượngđược giải quyết gia hạn hoặc cho vay lại, chủ dự án phải có trách nhiệm hoàntrả đầy đủ cả gốc và lãi cho Kho bạc Nhà nước.

Sau03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ, nhưngchủ dự án vẫn cố tình dây dưa thì Kho bạc Nhà nước chuyển hồ sơ cho vay đến cơquan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị phát mại tài sản thế chấp theo quy địnhhiện hành để thu hồi vốn, trường hợp nghiêm trọng, đề nghị truy cứu trách nhiệmhình sự.

II. LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG

1.Quỹ giải quyết việc làm địa phương là một bộ phận của Quỹ quốc gia hỗ trợ việclàm, được trích từ Ngân sách địa phương hàng năm (Ngân sách cấp tỉnh) và cácnguồn vốn khác dành cho lĩnh vực việc làm. Quỹ được quản lý tập trung qua Khobạc Nhà nước.

2.Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng của Ngân sách địa phương vànhu cầu giải quyết việc làm tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dựtoán Ngân sách địa phương để lập Quỹ giải quyết việc làm, trình Hội đồng nhândân tỉnh quyết định.

3. Sử dụng quỹ:

3.1.Cho vay theo dự án tạo việc làm:

Dànhkhoảng 80 - 85% nguồn Quỹ để làm vốn cho vay giải quyết việc làm. Việc quản lý,thực hiện cho vay theo hướng dẫn tại mục I của Thông tư này.

Căncứ chỉ tiêu kế hoạch bổ sung vốn vay giải quyết việc làm trong năm được duyệt;hàng quý, Sở Tài chính-Vật giá chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước tỉnh bằng hìnhthức lệnh chi tiền để làm nguồn vốn cho vay.

3.2.Hỗ trợ vốn:

Dànhkhoảng 15-20% nguồn Quỹ để hỗ trợ cơ sở vật chất các Trung tâm dịch vụ việclàm, các dự án đào tạo nghề, khuyến nông - lâm - ngư, quản lý chương trình từcơ sở đến tỉnh.

III. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN

1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội:

Chủtrì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch phân bổ dựtoán ngân sách cấp mới và kế hoạch sử dụng vốn thu hồi cho từng cơ quan Trung ươngtổ chức đoàn thể, hội quần chúng, địa phương để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợptrình Chính phủ xem xét quyết định - Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quannghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm theođúng mục tiêu của Chương trình;

Kiểmtra, đánh giá kết quả sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm, định kỳ 6 tháng, năm báo cáohủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính:

Chủtrì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tưxây dựng cơ chế, quản lý và điều hành Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm; hướng dẫncác địa phương xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý Quỹ giải quyết việc làm củađịa phương theo quy định tại Thông tư này;

Phốihợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toánngân sách cấp mới cho Chương trình, tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hàng năm đểChính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định;

Đảmbảo ngân sách cấp mới cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm theo dự toán ngân sách đượcduyệt;

Kiểmtra, giám sát công tác quản lý và sử dụng quỹ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Phốihợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán ngânsách cấp mới cho Chương trình, tổng hợp, đưa vào dự toán ngân sách chung củaNhà nước hàng năm để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định;

Tổnghợp kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới, vốn thu hồi hàng năm cho cơquan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng, và địa phương, trình Chínhphủ xét và giao kế hoạch thực hiện;

Thamgia nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý và điều hành Quỹ quốc gia hỗ trợ việclàm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng mục tiêu của Chương trình.

4. Các cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng:

Tổchức thực hiện, quản lý vốn của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã được Chính phủgiao;

Phânbổ cho tổ chức đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (baogồm vốn bổ sung mới, vốn thu hồi) và chỉ tiêu giải quyết việc làm đã được Chínhphủ giao;

Hướngdẫn các cấp đoàn thể ở địa phương xây dựng dự án vay vốn theo quy định;

Xétvà ra quyết định cho vay các dự án thuộc phạm vi quản lý;

Chỉđạo các cấp đoàn thể ở địa phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từQuỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thựchiện; định kỳ quý, 6 tháng, năm báo cáo với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theoThông tư này).

5. Kho bạc Nhà nước Trung ương:

Hướngdẫn các thủ tục cho vay;

Chỉđạo Kho bạc Nhà nước cấp dưới thực hiện các thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ,đơn giản, tránh phiền hà cho nhân dân;

Quảnlý, tổng hợp, phân phối tiền lãi theo quy định;

Địnhkỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho vaytừ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với Liên Bộ.

6. các địa phương:

6.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh:

Giaochỉ tiêu về việc làm và vốn vay cho Uỷ ban nhân dân các huyện;

Tổchức thực hiện, quản lý vốn hỗ trợ việc làm đã được Chính phủ giao;

Kiểmtra, đánh giá việc thực hiện các nguồn vốn về việc làm tại địa phương và báocáo định kỳ quý, 6 tháng, cả năm với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theo Thông tưnày).

6.2.Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

Chủtrì, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạchphân bổ dự toán ngân sách cấp mới và vốn thu hồi cho từng huyện, tổ chức đoànthể để Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhândân tỉnh xét quyết định;

Chủtrì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốntrình Uỷ ban nhân dân tỉnh, xem xét quyết định; trong đó chịu trách nhiệm chínhvề mục tiêu, đối tượng vay vốn; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan,giải quyết các dự án bị rủi ro theo quy định; kiểm tra, đánh giá kết quả chovay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;

Hướngdẫn các đối tượng trên địa bàn xây dựng dự án vay vốn;

Hướngdẫn các Trung tâm dịch vụ việc làm xây dựng các dự án hỗ trợ trang thiết bị dạynghề, dịch vụ việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính -Vật giá tổ chức thẩm định dự án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;

Tổchức tuyên truyền về mục tiêu, nội dung và các chính sách của Chương trình mụctiêu Quốc gia về việc làm.

6.3.Sở Tài chính - Vật giá:

Chủtrì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán Ngân sách địa phương (ngânsách tỉnh, thành phố) cấp mới cho chương trình hàng năm để Uỷ ban nhân dân tỉnhxét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

Phốihợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch phân bổ dự toán ngânsách cấp mới, vốn thu hồi cho từng huyện, tổ chức đoàn thể để tổng hợp trình Uỷban nhân dân tỉnh xét, giao kế hoạch thực hiện;

Hướngdẫn, kiểm tra quyết toán sử dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lý Chươngtrình tại địa phương;

Phốihợp với Kho bạc Nhà nước trong việc định giá tài sản thế chấp.

6.4.Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phốihợp với Sở Tài chính - Vật giá đề xuất mức trích lập Quỹ giải quyết việc làm từNgân sách địa phương hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnhxét, quyết định;

Phốihợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá phân bổ chỉtiêu kế hoạch giải quyết việc làm và chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (từ ngân sáchTrung ương và địa phương) cho huyện, tổ chức đoàn thể, trình Uỷ ban nhân dântỉnh xét, quyết định;

Phốihợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả cho vaytừ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

6.5.Kho bạc Nhà nước tỉnh:

Phốihợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, hộiquần chúng kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốn; tổ chức cấp phát tiền vay vàthu hồi nợ khi đến hạn; chịu trách nhiệm chính về điều kiện vay, mức vay và mụcđích sử dụng vốn;           

Phốihợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trongviệc xử lý các dự án bị rủi ro bất khả kháng và nợ quá hạn trình cấp có thẩmquyền quyết định;

Thựchiện phân phối tiền lãi theo quy định; phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá kiểmtra, tổng hợp quyết toán việc sử dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lýChương trình tại địa phương;

Hàngtháng, quý báo cáo tình hình cho vay, thu nợ với Ban chỉ đạo giải quyết việclàm địa phương và Kho bạc Nhà nước cấp trên (theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nướcTrung ương).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương tổchức đoàn thể, hội quần chúng căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, chỉđạo các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêuquốc gia về việc làm thuộc phạm vi quản lý; đẩy nhanh tiến độ cho vay vốn, kịpthời xử lý các vướng mắc phát sinh, quản lý Quỹ chặt chẽ, sử dụng đúng mụcđích, có hiệu quả.

2.Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉđạo hệ thống nghiệp vụ của Ngành thực hiện Thông tư này.

3.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây hướngdẫn về chính sách vay vốn đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghịquyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hếthiệu lực thi hành.

Trongquá trình thực hiện, nêu có vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời về Liên Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu,giải quyết ./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdcvqqghtvlvlqgqvlp574