AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 27/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2002                          
Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ

và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại

 

Thihành Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thươngmại, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khaithác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng thông tư này là các công ty quản lý nợ và khai thác tài sảntrực thuộc ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định tại Quyết định số150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Côngty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (dưới đâygọi tắt là Công ty) có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động phù hợpvới quy định tại Điều lệ mẫu "về tổ chức và hoạt động của công ty quản lýnợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại" do Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

2.Trong thông tư này, tài sản bảo đảm nợ vay được hiểu là tài sản cầm cố, thếchấp, tài sản gán nợ, tài sản được Toà án quyết định giao cho ngân hàng thươngmại, mà những tài sản này thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thương mại để xửlý thu hồi nợ vay.

3.Công ty không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động bán tài sảnbảo đảm nợ vay do Công ty tiến hành theo uỷ thác của ngân hàng thương mại khithực hiện xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay củacác tổ chức tín dụng.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản:

1.Vốn hoạt động củaCông ty gồm:

Vốnđiều lệ do ngân hàng thương mại cấp.

Vốnvay của các tổ chức tài chính và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.

Cácquỹ Công ty được phép trích lập.

Vốnkhác theo quy định của pháp luật.

2.Vốn hoạt động của Công ty phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảoan toàn và cho các mục đích sau:

Đầutư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Công ty theo nguyên tắcphù hợp với nhu cầu cần thiết cho hoạt động của Công ty và giá trị còn lại củatổng tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty. Việc đầu tư,mua sắm tài sản cố định của Công ty phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nướcvề quản lý đầu tư và xây dựng.

Xửlý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp, như:

Cảitạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, gópvốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.

Thuêtrông coi, bảo vệ tài sản bảo đảm nợ vay.

Bảohiểm cho tài sản bảo đảm nợ vay.

Quảngcáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay.

Thuêkiểm định, đánh giá, định giá tài sản bảo đảm nợ vay để bán, cho thuê, góp vốn,liên doanh.

Tổchức bán đấu giá tài sản bảo đảm nợ vay thông qua các trung tâm bán đấu giá.

Nộptiền thuê đất, thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có).

Cáchoạt động khác cần thiết cho việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.

Mua,bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khaithác tài sản của ngân hàng thương mại khác.

Cáchoạt động hợp pháp khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.Việc sử dụng vốn hoạt động của Công ty vào các hoạt động để xử lý tài sản bảođảm nợ vay nêu trên phải đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:

Sốvốn sử dụng phải thực sự cần thiết và có hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảođảm nợ vay để thu hồi nợ và được bồi hoàn từ nguồn thu được do thu nợ, do bán,cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản bảo đảm nợvay để thu hồi nợ theo nguyên tắc nêu tại điểm 6 mục II.A thông tư này.

Mọikhoản chi phí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay phải có hoáđơn, chứng từ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về hoá đơn chứng từ.

Chiphí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu trên không bao gồmcác khoản chi phí cho cán bộ, nhân viên của Công ty để tham gia vào việc thựchiện các hoạt động đó.

Đốivới các chi phí để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay còn phảituân thủ những yêu cầu sau:

Việcđầu tư vốn để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay phải có hiệuqủa, đảm bảo tài sản sau khi đầu tư bán được hoặc đưa tài sản vào khai thác,cho thuê, kinh doanh để thu hồi được nợ và bù đắp chi phí bỏ ra phù hợp vớitiến trình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng theo đề án đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Đốivới trường hợp thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải được thực hiện theo đúngquy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Đốivới chi phí môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay còn phải đảm bảocác quy định sau:

Hoahồng môi giới không được áp dụng cho trường hợp bên môi giới là cán bộ, nhânviên của Công ty và cũng không áp dụng cho trường hợp có tổ chức đấu giá.

Việcchi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Công tyvà bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhậnhoa hồng, nội dung chi, mức chi, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện vàkết thúc, trách nhiệm của các bên.

Mứcchi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sảnđó theo thời gian thực tế cho thuê, nhưng đồng thời không vượt quá 50 triệuđồng mỗi năm.

Mứcchi môi giới để bán được một tài sản tối đa không vượt quá 3% giá bán tài sảnđó, đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng.

Chủtịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệmban hành quy chế sử dụng vốn hoạt động của Công ty cho các hoạt động xử lý tàisản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ, đảm bảo quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên cơsở các nguyên tắc và yêu cầu nêu trên.

4.Đối với những khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay công ty được ngân hàng thươngmại uỷ thác, công ty có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp để thuhồi nợ theo đúng nội dung được ngân hàng thương mại uỷ thác và phù hợp với cácquy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ vay và xử lý tài sản bảo đảm nợvay.

5.Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay được phép bán, Công ty phải bán theo giáthị trường thông qua một trong các hình thức sau:

Côngty tự bán công khai trên thị trường.

Côngty bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Côngty bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước.

Chủtịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệmquy định cụ thể những trường hợp Công ty được tự tổ chức bán tài sản bảo đảm nợvay và quy trình, thủ tục để Công ty tự bán tài sản bảo đảm nợ vay.

6.Nguồn thu từ khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảođảm nợ vay còn lại sau khi trừ phần phải nộp thuế theo chế độ quy định (nếu có)được xử lý theo thứ tự như sau:

a.Đối với khoản nợ Công ty được uỷ thác:

a.1.Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2 Mục II.A màCông ty đã chi ra bằng vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.

a.2.Chuyển trả bên uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác.

Việcgiao nhận nợ, tài sản bảo đảm nợ vay và thanh toán giữa Công ty với ngân hàngthương mại được thực hiện theo hợp đồng uỷ thác giữa hai bên.

b.Đối với khoản nợ Công ty mua:

b.1.Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2 Mục II.A màCông ty đã chi ra bằng vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.

b.2.Thu hồi giá trị của khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản đó.

b.3.Phần còn lại được xử lý tiếp như sau:

Trườnghợp khách nợ vẫn còn những khoản nợ khác đối với Công ty mà những khoản nợ nàyđã quá hạn và khách nợ chưa có nguồn để trả nợ thì số tiền còn lại nêu trên đượcsử dụng để tiếp tục trả nợ Công ty nếu không có những thoả thuận khác giữa Côngty với khách nợ.

Trườnghợp khách nợ không còn nợ đối với Công ty thì số tiền còn lại nêu trên được trảlại cho khách nợ hoặc cá nhân, tổ chức được quyền thừa kế tài sản của khách nợnếu như khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích hoặc đã giảithể, phá sản.

Trườnghợp khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích, hoặc đã giải thể,phá sản nhưng không có người, tổ chức được thừa kế hoặc được quản lý theo quyđịnh của pháp luật thì Công ty được đưa số tiền còn lại nêu trên vào thu nhậpbất thường của Công ty.

7.Công ty được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàngtồn kho và dự phòng rủi ro cho các khoản nợ mà Công ty mua. Việc trích lập vàxử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho đượcthực hiện như chế độ quy định đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty.Riêng về dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua thì thời điểm trích lập,căn cứ trích lập, tỷ lệ trích lập do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thươngmại thành lập Công ty quy định và phải được quy định rõ trong quy chế tài chínhcủa Công ty, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: tại thời điểm khoá sổ kế toán, số dưdự phòng rủi ro trích lập được không nhỏ hơn 5% số dư giá vốn của các khoản nợCông ty đã mua. Số dư giá vốn của các khoản nợ Công ty đã mua được xác địnhbằng giá mua các khoản nợ trừ đi số tiền Công ty thực thu được từ các khoản nợđó để hoàn vốn. Việc xử lý dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua được ápdụng như đối với việc xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán, giảm giá hàng tồnkho.

8.Công ty có trách nhiệm mở sổ kế toán theo chế độ quy định để theo dõi toàn bộtài sản và vốn hoạt động của công ty cũng như các khoản nợ và tài sản bảo đảmnợ được khách hàng uỷ thác cho công ty; thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kếtoán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sửdụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động của công ty.

Mọitổn thất (hư hỏng, mất) tài sản của công ty và tài sản bảo đảm nợ vay công ty đượckhách hàng uỷ thác đều phải được lập biên bản xác định mức độ tổn thất, nguyênnhân gây ra tổn thất, trách nhiệm của tập thể hoặc cá nhân gây ra tổn thất vàphải được xử lý theo nguyên tắc xử lý tổn thất tài sản quy định đối với ngânhàng thương mại thành lập công ty.

B. Quản lý doanh thu, chi phí:

1. Doanh thu của công ty được xác định là số Công ty thực thu đượctrong kỳ từ những khoản thu sau đây:

a.Thu từ hoạt động nghiệp vụ, gồm:

Thuphí dịch vụ quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợ vay.

Thuphí dịch vụ bán nợ, bán hoặc khai thác (cho thuê, góp vốn, liên doanh) tài sảnbảo đảm nợ vay.

Thulãi từ các khoản nợ đã mua.

Thuphí dịch vụ khác.

b.Thu từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, gồm:

Thulãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.

Thuhoàn nhập dự phòng rủi ro.

Thunhập bất thường.

Cáckhoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Vềnguyên tắc, mức phí dịch vụ là do thoả thuận giữa công ty với bên uỷ thác đượcquy định trong hợp đồng uỷ thác được ký kết giữa hai bên và phải đảm bảo nguyêntắc: tiết kiệm, hiệu quả, đủ bù đắp các chi phí cho công ty thực hiện các nhiệmvụ được ngân hàng uỷ thác thực hiện về quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợvay. Phí dịch vụ quản lý nợ và quản lý tài sản bảo đảm nợ vay không được bao gồmcác chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2, mục II.A thông tưnày.

Lãitừ khoản nợ đã mua được xác định khi giá trị thu hồi được của khoản nợ mà côngty thực tế thu được theo quy định tại điểm 6.b.2 mục II.A thông tư này lớn hơngiá mua khoản nợ. Số chênh lệch lớn hơn đó được xác định là lãi từ khoản nợ đãmua.

2. Chi phí của công ty được xác định là các chi phí Công ty thựcchi trong kỳ, gồm:

a.Chi trả lãi tiền vay.

b.Chi phí về tài sản, gồm:

Chikhấu hao cơ bản tài sản cố định của Công ty

Chithuê tài sản cố định

Chisửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của Công ty

Chicông cụ lao động

Chibảo hiểm tài sản cố định của công ty.

c.Chicho nhân viên, gồm:

Chilương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.

Chiphí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Chiphí tiền ăn giữa ca cho người lao động của công ty.

Chiphí trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Chiphí cho lao động nữ.

Chitrang bị bảo hộ lao động và chi trang phục giao dịch cho người lao động củacông ty.

d.Chi nộp thuế theo chế độ (nếu có)

đ.Lỗ từ các khoản nợ đã mua

e.Chi khác, gồm: các khoản chi hợp lý khác theo chế độ Nhà nước quy định nhưng chưanằm trong các khoản chi nêu trên.

Tấtcả các khoản chi phí nêu trên được áp dụng theo chế độ hiện hành của Nhà nước đangáp dụng đối với ngân hàng thương mại thành lập công ty.

Riêngkhoản lỗ từ các khoản nợ đã mua được xác định khi giá trị thu hồi được củakhoản nợ nêu tại điểm 6.b.2 Mục II.A thông tư này nhỏ hơn giá mua khoản nợ. Sốchênh lệch nhỏ hơn đó được xác định là lỗ từ các khoản nợ đã mua.

C. Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ:

Việcphân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và mục đích sử dụng các quỹ của Công tyđược thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước áp dụng đối với ngânhàng thương mại thành lập Công ty.

D. Chế độ kế toán, kiểm tra, kiểm toán, báo cáo và công khai tàichính:

1.Công ty thực hiện chế độ kế toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định saukhi thống nhất với Bộ Tài chính.

2.Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31tháng 12 năm dương lịch.

3.Công ty thực hiện việc quyết toán tài chính, lập và gửi báo cáo tài chính, côngkhai tài chính và kiểm toán tài chính theo các quy định hiện hành của Nhà nướcnhư đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty. Công ty tự chịu trách nhiệmvề tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính của mình.       

4.Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của Côngty. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức sau:

Kiểmtra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

Kiểmtra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ tài chính hiện hành của Nhànước, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại có trách nhiệm ban hànhquy chế tài chính cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngânhàng mình.

2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

3.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính đểxem xét, giải quyết./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdctcvctqlnvkttsttnhtm622