AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ XÂY DỰNG
Số: 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2001                          
Bộ khoa học

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH


Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường

đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hànhbãi chôn lấp chất thải rắn

 

 Thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tại Nghị định 22/CP ngày 22tháng 05 năm 1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và của Bộ Xây dựng quy định tại Nghịđịnh số 15/CP ngày 04 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Để đáp ứng nhu cầubức thiết trong tình hình hiện nay về vấn đề chôn lấp chất thải rắn đô thị vàkhu công nghiệp, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trườngđối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắnnhư sau:

 

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượngáp dụng:

1.1. Phạm vi điềuchỉnh:

Thông tư này hướng dẫnthực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn địa điểm, xây dựngvà vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

1.2. Các loại chấtthải rắn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: chất thải rắnthuộc danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Quy chế quản lý chất thảinguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủtướng Chính phủ và những loại chất thải rắn nguy hại khác được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quyết định theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

1.3. Đối tượng ápdụng:

Thông tư này áp dụngđối với các cơ quan Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, và các Cơ quanquản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là CQQLNNMT); cáctổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài làm công tác dịch vụ môi trường, xâydựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả các bãi chôn lấp chất thảirắn do các cơ sở sản xuất tự quản lý).

2. Giải thích thuậtngữ:

Trong Thông tư này,các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Bãi chôn lấpchất thải rắn(sau đây viết tắt là BCL): là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch,được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đacác tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.

BCL bao gồm các ô chônlấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, khíthải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.

2.2. Chất thải rắn (sau đây viết tắt là CTR): làchất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu công nghiệp, baogồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đôthị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.

2.3. Nước rác: là nước phát sinh do quá trìnhphân huỷ tự nhiên chất thải rắn, có chứa các chất gây ô nhiễm.

2.4. Khí thải từ ô chôn lấp chất thải:là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân huỷ tự nhiênCTR.

2.5. Vùng đệm: là dải đất bao quanh BCL nhằmmục đích ngăn cách, giảm thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường.

2.6. Lớp lót: là các lớp vật liệu được trảitrên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngănngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng nước ngầm.

2.7. Lớp che phủ: làlớp vật liệu phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngănngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bênngoài vào ô chôn lấp CTR.

2.8. Hệ thống thugom khí thải:là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngănngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy, nổ.

2.9. Hệ thống thugom nước rác:là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn đểthu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.

2.10. Hàng rào bảovệ: là hệthống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có chiều cao nhất địnhbao quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các hoạt động chôn lấp CTR đến môi trườngxung quanh.

2.11. Thời gianhoạt động của BCL:là toàn bộ khoảng thời gian từ khi bắt đầu chôn lấp CTR đến khi đóng BCL.

2.12. Đóng BCL: là việc ngừng hoàn toàn hoạt độngchôn lấp CTR tại BCL.

2.13. Hệ thốngthoát nước mặt và nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằmngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào các ô chôn lấp.

2.14. Chủ đầu tưBCL: là tổchức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài chịu tráchnhiệm quản lý vốn/cung cấp vốn đầu tư xây dựng BCL.

2.15. Chủ vận hànhBCL: là tổchức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trướcchủ đầu tư về quản lý khai thác và sử dụng BCL.

2.16. Tổ chứcchuyên môn kiểm tra BCL: là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện giám sát, kiểm định, lấymẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động của BCL.

II - LỰA CHỌN ĐỊAĐIỂM, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

1. Nguyên tắcchung:

Công tác chuẩn bị đầutư, thực hiện đầu tư, xây dựng BCL phải tuân theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng(gọi tắt là Nghị định 52/CP), Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ vềviệc sửa đổi một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP),theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tưvà xây dựng.

Khi phê duyệt dự ánđầu tư BCL phải có phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lụcII, Thông tư 490/1998/TT- BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đốivới các dự án đầu tư).

2. Yêu cầu lựa chọnđịa điểm BCL

2.1. Địa điểm BCL phảiđược xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

2.2. Khoảng cách xâydựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy định trong Phụ lục 1 củaThông tư này.

2.3. Việc lựa chọn địađiểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ thống hạ tầng kỹthuật tại khu vực dự kiến xây dựng BCL (quy định tại Phụ lục 2 của Thông tưnày).

3. Lựa chọn các môhình BCL

Tuỳ thuộc vào các đặctính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực,có thể lựa chọn các mô hình BCL sau: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãichôn lấp hỗn hợp khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kếthợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở các khe núi (được quy định cụ thể tại Phụ lục số3)

4. Quy mô diện tíchBCL:

4.1.Quy mô diện tíchBCL được xác định trên cơ sở:

a. Dân số và lượngchất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thờigian vận hành của BCL.

b. Khả năng tăng trưởngkinh tế và định hướng phát triển của đô thị.

4.2.Việc thiết kế BCLphải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 mđến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL.

4.3. Tỷ lệ diện tíchxây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước,nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào câyxanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20 % tổng diện tíchbãi.

Căn cứ vào các đặcđiểm trên xác lập quy mô các BCL theo Bảng 2 tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tưnày.

5.Quy trình lựa chọn BCL

Việc lựa chọn địa điểmBCL được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Thu thập cáctài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần chôn lấp và dựkiến trong tương lai. Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án xây dựng BCL đượcquy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Bước 2: Xác định phươngán các địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này có thể được xem xétvà đề xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình, địa chất, địachất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố dân cư .Tổ chức các chuyến khảo sát thực địa.

Bước 3: So sánh và lựachọn phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số địa điểm dự định.Lựa chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các địa điểm cònlại trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh tế vàxã hội, lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các chỉtiêu. Để thực hiện được bước này cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra hiệntrạng môi trường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tất cả các địa điểmdự định. Từ đó, cho điểm từng yếu tố đối với từng địa điểm và lựa chọn địa điểmthích hợp nhất.

Bước 4: Sơ phác, mô phỏngphương án địa điểm lựa chọn

Về các công trình xâydựng cơ bản của BCL được quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

III - VẬN HÀNH BÃICHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

1. Giai đoạn hoạtđộng của BCL

1.1. Chất thải đượcchở đến BCL phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấpngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quyđịnh cho từng loại chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thốngcân điện tử để kiểm soát định lượng chất thải.

1.2. Chủ vận hành BCLphải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCLvà phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau:

a. Tên người lái xevận tải chất thải.

b. Tính chất của chấtthải, nếu là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn.

c. Lượng chất thải.

d. Thời gian (ngày,tháng, năm) vận chuyển chất thải.

e. Nguồn phát sinhchất thải, nếu là chất thải công nghiệp thì phải ghi rõ tên nhà máy, xí nghiệp.

Sổ sách ghi chép vàcác tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCLtrong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.

1.3. Chất thải phải đượcchôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.

a. Chất thải sau khi đượcchấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 8 lần) thành những lớp cóchiều dầy tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn 0,8 tấn/m3.

b. Phải tiến hành phủlấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) cóđộ cao tối đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớpđất phủ chiếm khoảng 10 % 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.

c. Đất phủ phải cóthành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trảiđều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15 cm 20 cm.

1.4. Ngoài đất phủ,vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung giangiữa các lớp chất thải:

a. Có hệ số thấm <1 x 10-4 cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước <0,08 mm.

b. Có các đặc tính:

Có khả năng ngăn mùi.

Không gây cháy, nổ.

Có khả năng ngăn chặncác loại côn trùng, động vật đào bới.

Có khả năng ngăn chặnsự phát tán các chất thải là vật liệu nhẹ.

1.5. CTR của các nhàmáy nhiệt điện được chôn lấp theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.

1.6. Các ô chôn lấpphải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Sốlần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun chothích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng.

1.7. Các phương tiệnvận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi rakhỏi phạm vi BCL.

1.8. Hệ thống thu gomvà xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửachữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạovét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.

Nước rác không đượcphép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá cáctiêu chuẩn quy định (TCVN).

1.9. Cho phép sử dụngtuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phátsinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trìnhphân huỷ chất thải trong những điều kiện sau:

a. Chiều dầy lớp rácđang chôn lấp phải lớn hơn 4 m.

b. Phải áp dụng kỹthuật tưới đều trên bề mặt.

c. Không áp dụng chonhững vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.

2. Giai đoạn đóngBCL

2.1. Việc đóng BCL đượcthực hiện khi:

a. Lượng chất thải đãđược chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.

b. Chủ vận hành BCLkhông có khả năng tiếp tục vận hành BCL.

c. Đóng BCL vì các lýdo khác.

Trong mọi trường hợpchủ vận hành BCL phải gửi công văn tới CQQLNNMT để thông báo thời gian đóngBCL.

2.2. Trình tự đóngBCL:

a. Lớp đất phủ trêncùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩnthận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dầntừ 3 5 %, luôn đảm bảo thoát nướctốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần:

Phủ lớp đệm bằng đấtcó thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm 60 cm.

Phủ lớp đất trồng (lớpđất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm 30 cm.

Trồng cỏ và cây xanh.

b.Trong các BCL lớn,cần phải tiến hành song song việc vận hành BCL với việc xây dựng các ô chôn lấpmới, đóng các ô đầy. Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định chotừng công đoạn nêu trên.

2.3. Trong thời hạn 6tháng kể từ ngày đóng BCL, chủ vận hành BCL phải báo cáo CQQLNNMT về hiện trạngcủa BCL. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thựchiện, bao gồm các nội dung sau:

a. Tình trạng hoạtđộng, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong BCL baogồm: hệ thống chống thấm của BCL, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thốngquản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải cũng như toàn bộ hệthống giám sát chất lượng nước ngầm v.v...

b. Tình hình quan trắcchất lượng nước thải từ BCL ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như vềphát thải khí thải.

c.Việc tuân thủ nhữngquy định hiện hành của Thông tư này cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quankhu vực BCL. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định củaThông tư này và phải nêu các biện pháp khắc phục.

2.4. Sau khi đóng BCL,vẫn không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơitập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL.

3. Quan trắc môi trườngBCL

3.1. Quy định chung

Bất kỳ một BCL nào,quy mô lớn hay nhỏ, ở đồng bằng hay miền núi đều phải quan trắc về môi trườngvà tổ chức theo dõi biến động môi trường.

a. Quan trắc môi trườngbao gồm việc quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất vàhệ sinh thái, môi trường lao động, sức khoẻ cộng đồng khu vực phụ cận.

b.Vị trí các trạm quantrắc cần đặt ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trườngdo ảnh hưởng của bãi chôn lấp tạo nên.

c. Đối với các BCL cầnphải bố trí các trạm quan trắc tự động.

3.2. Các trạm quantrắc môi trường nước

a. Nước mặt:

- Trong mỗi BCL phảibố trí ít nhất hai trạm quan trắc nước mặt ở dòng chảy nhận nước thải của BCL.

+ Trạm thứ nhất nằm ởthượng lưu cửa xả nước thải của BCL từ 15m 20 m.

+Trạm thứ hai nằm ở hạ lưu cửa xả nước thải của BCL từ 15 m 20 m.

- Nếu trong chu vi1000 m có các hồ chứa nước phải bố trí thêm một trạm tại hồ chứa nước.

b. Nước ngầm:

- Trạm quan trắc nướcngầm bố trí theo hướng dòng chảy từ phía thượng lưu đến phía hạ lưu BCL, cần ítnhất là 4 lỗ khoan quan trắc (1 lỗ khoan ở phía Thượng lưu và 3 lỗ khoan ở phíaHạ lưu). Quan trắc cả trong đới thông khí và đới bão hòa nước.

- ng với mỗi điểm dân cư quanhBCL bố trí ít nhất một trạm quan trắc (giếng khơi hay lỗ khoan).

c. Nước thải:

Vị trí các trạm quan trắcđược bố trí đảm bảo sao cho quan trắc toàn diện chất lượng nước thải ở đầu vàovà đầu ra khỏi khu xử lý. Cụ thể là:

- Một trạm đặt tại vịtrí trước khi vào hệ thống xử lý.

- Một trạm đặt tại vịtrí sau xử lý, trước khi thải ra môi trường xung quanh.

3.5. Chu kỳ quan trắc:Đối với các trạm tự động phải tiến hành quan trắc và cập nhật số liệu hàngngày. Khi chưa có trạm quan trắc tự động thì tuỳ thuộc vào thời kỳ hoạt độnghay đóng bãi mà thiết kế vị trí và tần suất quan trắc cho hợp lý, đảm bảo theodõi được toàn bộ các diễn biến môi trường do hoạt động của BCL, cụ thể như sau:

a. Đối với thời kỳ vậnhành cần quan trắc:

- Lưu lượng (nước mặt,nước thải): 2 tháng/ lần

- Thành phần hóa học:4 tháng/ lần.

b. Đối với thời kỳđóng BCL:

- Trong năm đầu: 3tháng / lần

- Từ các năm sau: 2 3 lần /năm

Chú ý khi lấy mẫu tạicác lỗ khoan quan trắc nước ngầm, trước khi lấy mẫu phải bơm cho nước lưu thôngít nhất 30 phút.

c. Chỉ tiêu phân tíchvà đối sánh thành phần hóa học:

Theo tiêu chuẩn ViệtNam về môi trường (TCVN).

d. Có thể mỗi năm vàođầu mùa mưa lấy và phân tích mẫu nước mưa.

3.4. Các trạm quantrắc môi trường không khí

a. Vị trí các trạmquan trắc:

Các trạm theo dõi môitrường không khí được bố trí như sau: Bên trong các công trình và nhà làm việctrong phạm vi của BCL cần bố trí mạng lưới tối thiểu 4 điểm giám sát không khíbên ngoài các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL.

b. Chế độ quan trắc(khi chưa có trạm quan trắc tự động): 3 tháng/ lần

c. Thông số đo:bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

3.5. Theo dõi sức khỏecông nhân viên

Cán bộ công nhân làmviệc tại BCL cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất là 6tháng/ lần.

3.6. Các vị trí đo(các trạm): các vị trí đo (các trạm) phải cố định, nên có mốc đánh dấu.Đối với trạm quan trắc nước ngầm phải có thiết kế chi tiết, có thể tham khảo sơđồ (xem Hình vẽ trong phần Phụ lục 7 kèm theo).

3.7. Quan trắc kiểmtra độ dốc, độ sụt lún lớp phủ và thảm thực vật : Khi chưa có trạm quan trắc tựđộng: 2 lần/năm. Nếu có vấn đề thì phải hiệu chỉnh ngay.

3.8. Chế độ báo cáo:Hàng năm đơn vị quản lý BCL phải có báo cáo về hiện trạng môi trường của bãicho các CQQLNNMT.

3.9. Tài liệu báo cáo:Ngoài tài liệu các kết quả đo đạc, quan trắc phải có các báo cáo về địachất thuỷ văn, địa chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạt động các hệ thốngthu gom nước, rác, khí, độ dốc ...

3.10. Các chi phí: Chiphí cho việc xây dựng, mạng quan trắc môi trường được tính vào giá thành xâydựng và vận hành BCL.

3.11. Thời gian hoạtđộng: Thời gian hoạt động của mạng quan trắc được bắt đầu từ khi BCL bắtđầu vận hành đến khi đóng BCL. Sau khi đóng BCL thì việc lấy mẫu phân tích phảitiếp tục trong vòng 5 năm, nếu chất lượng mẫu phân tích đạt dưới TCVN thì sẽchấm dứt việc lấy mẫu phân tích và ngừng hoạt động của trạm quan trắc.

3.12. Thiết bị đo vàphương pháp đo:

Thiết bị đo và phươngpháp đo phải thống nhất, tuỳ theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các trạm đocó thể được trang bị tự động hoá và nối mạng chung với phòng điều hành của bãi.

4. Kiểm tra chất lượngcông trình về mặt môi trường

4.1. Công tác kiểm tramôi trường trong xây dựng, vận hành và đóng BCL phải được tiến hành thườngxuyên.

4.2. Trong số các hạngmục phải kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra các hệthống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống thu gom, đánhgiá và khử biogas cũng như hệ thống giếng quan trắc nước dưới đất, các trạmquan trắc nước mặt. Công tác kiểm tra phải được tiến hành cả ở hiện trường vàtrong phòng thí nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với từng thời điểm cần thiếtnhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị sử dụng trong BCL đáp ứng cáctiêu chuẩn Việt nam về môi trường (TCVN).

4.3. Tất cả các vậtliệu và thiết bị sử dụng trong việc xây dựng các BCL để chống thấm hoặc để lắpđặt các hệ thống nêu trong Phần II cần phải được cán bộ chuyên môn kiểmtra khách quan để đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

4.4. Các cán bộ chuyênmôn phụ trách công tác kiểm tra và giám sát chất lượng môi trường phải nộp báocáo kết quả sau mỗi giai đoạn, hạng mục đầu tư xây dựng nêu trong Phần II choCQQLNNMT nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trườngtrong việc thiết kế, xây dựng, vận hành BCL và đề ra những biện pháp khắc phục.

4.5. Các trang thiếtbị sử dụng để kiểm tra chất lượng môi trường phải đảm bảo quy chuẩn quốc gia vàquốc tế.

5. Tái sử dụng diệntích BCL

5.1. Khi quy hoạch sửdụng và thiết kế BCL phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp saukhi BCL đóng cửa như: giữ nguyên trạng thái BCL, làm công viên, khu vui chơigiải trí, sân thể thao, bãi đậu xe, hay trồng cây xanh.

5.2. Muốn tái sử dụngBCL phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan, nếuđảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.

5.3. Trong suốt thờigian chờ sử dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếptục hoạt động bình thường.

5.4. Sau khi đóng BCLvẫn phải tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc.

5.5. Sau khi đóng BCLphải thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực BCL.

5.6. Sau khi đóng BCLphải có báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của BCL, đề xuất các biện pháptích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.

5.7. Làm thủ tục bàngiao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặtbằng của BCL.

5.8. Khi tái sử dụngphải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất củacác lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gaskhông lớn hơn 5 % mới được phép san ủi lại.

IV - TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1. Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường:

1.1. Chủ trì phối hợpvới Bộ Xây dựng, y ban nhân dân các tỉnh vàthành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện Thông tư này.

1.2. Chỉ đạo Sở Khoahọc, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện các việc sau:

a. Tổ chức điều trakhảo sát các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và môi trường củakhu vực được quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng BCL, theo dõi đônđốc chủ đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường BCL để trìnhCQQLNNMT có thẩm quyền phê duyệt.

b. Phối hợp với Sở Xâydựng, Sở Giao thông Công chính hướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môitrường hiện hành của Việt Nam trong việc thiết kế xây dựng và vận hành BCL.

2. Bộ Xây dựng:

2.1. Chủ trì và phốihợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và y ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ươnghướng dẫn lập quy hoạch địa điểm xây dựng cho BCL tại các địa phương, xây dựngban hành các tiêu chuẩn thiết kế và thi công BCL đảm bảo vệ sinh môi trường

2.2. Chỉ đạo Sở Xâydựng, Sở Giao thông Công chính phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trườnghướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Namtrong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng và vận hành BCL.

3. Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo chức năng vàquyền hạn của mình chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các quy định tại Thông tư nàytrong phạm vi địa phương.

Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thựchiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các địa phương, tổchức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và BộXây dựng để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Phụ lục 1:

Bảng 1 - KHOẢNG CÁCH THÍCH HỢP KHI LỰA CHỌN BÃI CHÔN LẤP

Các

Đặc điểm và quy

Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp, (m)

Công trình

Mô công trình

Bãi chôn lấp Nhỏ và vừa

Bãi chôn lấp Lớn

Bãi chôn lấp Rất lớn

1

2

3

4

5

Đô thị

Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ ...

3000 - 5000

5000 - 15000

15000 - 30000

Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng

Từ quy mô nhỏ đến lớn

1000 - 2000

2000 - 3000

3000 - 5000

Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du

³ 15 hộ

Cuối hướng gió chính

 

³ 1000

 

³ 1000

 

³ 1000

 

Các hướng khác

³ 300

³ 300

³ 300

Cụm dân cư ở miền núi

Theo khe núi (có dòng chảy xuống)

3000-5000

> 5000

> 5000

 

Không cùng khe núi

Không quy định

Không quy định

Không

quy định

Công trình khai thác nước ngầm

C.suất < 100 m3/ng

Q < 10.000 m3/ng

Q > 10.000 m3/ng

50 - 100

> 100

> 500

> 100

> 500

> 1000

> 500

> 1000

> 5000

Lưu ý: Không nên quy hoạch BCL ở nhữngvùng có tầng chứa nước ngầm với trữ lượng lớn, không kể nước ngầm nằm nông haysâu, những vùng có đá vôi (Karst). Tuy nhiên nếu không có cách lựa chọn nàokhác thì bãi chôn lấp phải đảm bảo tất cả các ô rác, các hồ chứa và xử lý nướcthải, các kênh dẫn nước thải (kể cả đáy và bờ) đều phải xây dựng lớp chốngthấm, hoặc phải gia cố đáy các công trình trên đạt hệ số thấm nhỏ hơn hoặc bằng1 x 10-7 cm/s với bề dày không nhỏ hơn 1m và phải có hệ thống thugom và xử lý nước rác, nước thải.

Phụ lục 2

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BÃI CHÔNLẤP CHẤT THẢI RẮN

 Khi lựa chọn địađiểm xây dựng BCL, cần phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của từng vùng, tỉnhhoặc thành phố và phải đảm bảo được sự phát triển bền vững và phải xem xét toàndiện các yếu tố sau:

1. Các yếu tố tựnhiên (môitrường tự nhiên):

- Địa hình.

- Khí hậu.

- Thuỷ văn.

- Yếu tố địa chất.

- Địa chất thuỷ văn.

- Địa chất công trình.

- Yếu tố tài nguyên,khoáng sản

- Cảnh quan sinh thái.

2. Các yếu tố kinhtế - xã hội:

- Sự phân bố dân cưcủa khu vực.

- Hiện trạng kinh tếvà khả năng tăng trưởng kinh tế.

- Hệ thống quản lýhành chính.

- Di tích lịch sử.

- An ninh và quốcphòng.

3. Các yếu tố về cơsở hạ tầng:

- Giao thông và cácdịch vụ khác.

- Hiện trạng sử dụngđất.

- Phân bố các cơ sởsản xuất công nghiệp, khai khoáng hiện tại và tương lai.

- Hệ thống cấp thoát nướcvà mạng lưới điện.

4. Khoảng cáchthích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp:

Khi lựa chọn vị tríBCL cần phải xác định rõ:

  • Khoảng cách từ BCL đến các đô thị.
  • Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư.
  • Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các sân bay.
  • Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình văn hoá, khu du lịch.
  • Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình khai thác nước ngầm.
  • Khoảng cách từ rìa bãi chôn lấp đến đường giao thông chính.

Các khoảng cách này đượcqui định cụ thể trong Bảng 1 tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

 Phụ lục 3

CÁC MÔ HÌNH BÃI CHÔN LẤPCHẤT THẢI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

1. Bãi chôn lấp khô: là bãi chôn lấp các chất thảithông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp).

2. Bãi chôn lấp ướt: là bãi chôn lấp dùng để chônlấp chất thải dưới dạng bùn nhão.

3. Bãi chôn lấp hỗnhợp khô, ướt: là nơi dùng để chôn lấp chấtthải thông thường và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợpbắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, khôngđể cho nước rác thấm đến nước ngầm.

4. Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trênmặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò).Chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãiphải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước rác với nước mặtxung quanh. (Hình 1).

5. Bãi chôn lấpchìm: là loại bãi chìm dưới mặt đấthoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác cũ, hào, mương, rãnh (Hình 2).

6. Bãi chôn lấp kếthợp chìm nổi:là loại bãixây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đótiếp tục được chất đống lên trên. (Hình 3).

7. Bãi chôn lấp ởcác khe núi: là loại bãi được hình thànhbằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao. (Hình 4).

 

Phụ lục 4

Bảng 2 - PHÂNLOẠI QUI MÔ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

STT

Loại bãi

Dân số đô thị hiện tại

Lượng rác

Diện tích bãi

1

Nhỏ

< 100.000

20.000 tấn/năm

< 10 ha

2

Vừa

100.000 - 300.000

65.000 tấn/năm

10 - 30 ha

3

Lớn

300.000 - 1.000.000

200.000 tấn/năm

30 - 50 ha

4

Rất lớn

> 1.000.000

> 200.000 tấn/năm

> 50 ha

Lưu ý: Thời gian hoạt động đối vớiBCL ít nhất là 5 năm; Hiệu quả nhất là từ 25 năm trở lên.

 

Phụ lục 5

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA (MỨC ĐỘ ĐIỀU TRA)

1. Điều tra về địahình:

Đối với tất cả các BCLphải tiến hành đo đạc địa hình với tỷ lệ 1: 5.000 ; 1: 2.000, ngoài ra phải cóbản đồ địa hình khu vực, tỷ lệ ³ 1:25.000 đối với đồng bằng và ³ 1:50.000 đối với trung du và miền núi. Tất cả các điểm đo địa vật lý, khoan địachất thuỷ văn, khoan địa chất công trình phải được xác định toạ độ, độ cao và đưalên bản đồ địa hình.

2. Điều tra về thờitiết, khí hậu:

Phải thu thập tài liệukhí hậu ở các trạm khí tượng gần nhất, các yếu tố cần thu thập bao gồm:

a. Lượng mưa trungbình các tháng trong năm, lượng mưa ngày lớn nhất, ngày nhỏ nhất.

b. Độ bốc hơi trungbình và lớn nhất trong tháng.

c. Hướng gió và tốc độgió trong năm.

d. Nhiệt độ trungbình, lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng.v.v ..

3. Điều tra về thuỷvăn:

Ngoài việc thu thậpcác tài liệu thuỷ văn khu vực (mạng sông suối, giá trị mực nước trung bình, lớnnhất, nhỏ nhất, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất ở các trạm thuỷ văngần nhất, chế độ thuỷ triều đối với các vùng ảnh hưởng triều), còn phải tiếnhành điều tra khảo sát thực địa và phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

a. Mạng lưới sông suốicủa khu vực và đặc biệt là các dòng chảy chảy qua khu vực BCL(dòng chảy liêntục hoặc tạm thời đối với dòng chảy theo mùa).

b. Quy mô của các dòngchảy: độ rộng, độ sâu, hướng chảy ...

c. Lưu vực các dòngchảy: diện tích, độ dốc, khả năng tập trung nước.

d. Lưu lượng dòngchảy, đặc biệt chú ý lưu lượng lũ.

e. Mức nước cao nhất,nhỏ nhất của các dòng chảy.

f. Chất lượng nước.

g. Hiện trạng sử dụngnước.

h. Các ao hồ, kích thước,chất lượng và hiện trạng sử dụng.

i. Biến động mực nướccác hồ.

k. Khoảng cách từ BCLđến các hồ, các dòng chảy.

l. Kết quả phân tíchmột số mẫu nước.

Việc cập nhập các sốliệu trên với chuỗi thời gian càng dài càng có giá trị, tối thiểu không nhỏ hơn5 năm.

4. Điều tra về địachất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:

4.1.Mức độ điều traphải trả lời được các vấn đề cơ bản sau:

a. Diện phân bố củacác lớp đất đá trong khu vực BCL, diện tích, bề dày, độ sâu phân bố.

b. Thành phần thạchhọc của các lớp.

c. Hệ số thấm nước củacác lớp.

d. Thành phần hoá họccủa nước, tính chất cơ lý của các lớp đất, thành phần hạt.

e. Mực nước của cáclớp.

f. Vùng xây dựng bãicó các đứt gãy chạy qua không? Quy mô, tính chất của đứt gãy.

g. Mức độ động đất.

h. Khả năng trữ vàchất lượng đất phục vụ việc phủ và đóng cửa bãi chôn lấp.

Độ sâu nghiên cứu đốivới vùng trung du phải tới chiều sâu đá gốc, ở đồng bằng phải hết độ sâu tầngchứa nước trên cùng và ở một số vùng như ở Hà Nội phải đến độ sâu của tầng chứanước chủ yếu đang khai thác.

4.2. Để thực hiện đượccác yêu cầu trên phải:

a. Tiến hành đo địavật lý để xác định đứt gãy.

b. Khoan và thí nghiệmít nhất một lỗ khoan địa chất thuỷ văn. Độ sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn phảivào tầng chứa nước có ý nghĩa cấp nước. Vị trí lỗ khoan có thể bố trí ngoàidiện tích bãi chôn lấp đến 50m (sau này nếu cần có thể sử dụng làm lỗ khoan cấpnước cho bãi chôn lấp hoặc để làm trạm quan trắc nước ngầm).

c. Hiện trạng khaithác sử dụng nước ngầm của khu vực.

d. Địa chất côngtrình: mạng lưới khoan các lỗ khoan địa chất công trình có thể 30m x 30m đến50m x 50m tuỳ theo bãi lớn hay nhỏ.

- Chiều sâu các lỗkhoan địa chất công trình Ê 15m.

- Số mẫu lấy trong mỗilớp ít nhất là 1 mẫu.

- Chỉ tiêu phân tích:hệ số thấm, thành phần hạt, tính chất cơ lý của đất đá.

- Tất cả các lỗ khoanphải đo mực nước.

- Sau khi kết thúccông tác khảo sát, các lỗ khoan cần được lấp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật,tuyệt đối không để nước thấm rỉ xuống dưới và chỉ để lại các lỗ khoan dùng đểquan trắc (đo mực nước, lấy mẫu phân tích ...).

- Phân tích hoá họcmột số mẫu đất (mỗi lớp tối thiểu 1 mẫu).

5. Điều trahệ sinh thái khu vực:

a. Hệ thực vật, độngvật chủ yếu và ý nghĩa kinh tế của nó.

b. Hệ thuỷ sinh.

c. Các loài thực vậtvà động vật quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực BCL và vùng phụ cận.

6. Điều travề tình hình kinh tế - xã hội:

a. Hiện trạng sử dụngđất, đặc biệt khu dự kiến chọn BCL: năng suất sản xuất, giá trị kinh tế hiệntại.

b. Cơ sở hạ tầng quanhBCL (giao thông, điện nước ...).

c. Cơ sở sản xuất kinhdoanh, dịch vụ .

d. Các khu dân cư gầnnhất (số dân, tỷ lệ sinh sản, bệnh tật hiện tại ... phong tục tập quán).

e. Các khu du lịch, ditích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các yếu tố khác.

 

Phụ lục 6

Bảng 3 - CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

số

Công trình

Đồng bằng

Trung du

miền núi

tt

 

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

1

Ô rác

x

x

x

X

x

x

x

x

x

2

Sân phơi bùn, ô chứa bùn

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3

Hệ thống thu gom, xử lý nước rác

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4

Thu và xử lý khí gas

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5

Hệ thống thoát và ngăn dòng mặt

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6

Hệ thống hàng rào

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7

Vành đai cây xanh có tán

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8

Hệ thống biển báo

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9

Hệ thống quan trắc môi trường

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10

Hệ thống điện, cấp thoát nước

 

x

x

 

x

x

 

x

x

11

Trạm cân

 

x

x

 

x

x

 

x

x

12

Trạm kiểm tra CTR

 

x

x

 

x

x

 

x

x

13

Trạm vệ sinh xe máy

 

x

x

 

x

x

 

x

x

14

Hệ thống điều hành

 

x

x

 

x

x

 

x

x

15

Văn phòng làm việc

 

x

x

 

x

x

 

x

x

16

Khu vực chứa chất phủ

x

x

x

 

x

x

 

x

x

17

Khu vực chứa phế liệu thu hồi

x

x

x

x

x

x

x

x

x

18

Kho chứa các chất diệt côn trùng

 

x

x

 

x

x

 

x

x

19

Trạm sửa chữa, bảo dưỡng

 

x

x

x

x

x

x

x

x

20

Lán để xe máy

x

x

x

x

x

x

x

x

x

21

Trạm thí nghiệm

 

x

x

 

 

x

 

 

x

 

CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠBẢN, CHỦ YẾU TRONG BÃI CHÔN LẤP

1. Các ô chôn lấp bao gồm một sốdạng như sau

1.1. Các ô chôn lấp chấtthải rắn thông thường:

a. Các ô chôn lấp lànơi chứa và chôn chất thải. Đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn có quy môlớn và rất lớn, có thể chia thành các ô chôn lấp chất thải rắn thông thường vàmột số ô chôn lấp chất thải nguy hại khi được phép của cơ quan quản lý nhà nướcvề bảo vệ môi trường. Trong mỗi bãi chôn lấp chất thải rắn thường thiết kế số ôchôn lấp phù hợp với công suất của bãi chôn lấp chất thải rắn và các điều kiệnthực tế của từng địa phương.

b. Kích thước các ôchôn lấp nên thiết kế sao cho mỗi ô vận hành không quá 3 năm phải đóng cửa vàchuyển sang ô chôn lấp mới.

c. Các ô nên được ngăncách với nhau bởi các con đê và trồng cây xanh để hạn chế ô nhiễm và tạo cảnhquan môi trường.

d. Nền và vách của ôchôn lấp phải có hệ số thấm nhỏ và có khả năng chịu tải lớn, có thể là nền vàvách tự nhiên hoặc nhân tạo. Nền và vách tự nhiên đáy ô chôn lấp phải đảm bảocó các lớp đất có hệ số thấm của đất Ê 1 x 10-7 cm/s và bề dày trên1m. Nếu lớp đất tự nhiên có hệ số thấm nước > 1 x 10-7 cm/s phảixây dựng lớp chống thấm có hệ số thấm Ê 1 x 10-7 cm/s và bề dàykhông nhỏ hơn 60cm. Nền và vách của các ô trong bãi chôn lấp cần phải lót đáy bởilớp chống thấm bằng lớp màng tổng hợp chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5 mm.Đỉnh của vách ngăn tối thiểu phải đạt bằng mặt đất và đáy của nó phải xuyênvào lớp sét ở đáy bãi, ít nhất là 60cm.

e. Đáy ô chôn lấp phảicó sức chịu tải > 1 kg/cm2 để thuận tiện cho việc thi công cơgiới. Độ dốc đáy ô không nhỏ hơn 2%. Tại các điểm gần rãnh thu nước rác thì độdốc không nhỏ hơn 5%.

f. Đáy các ô chôn lấpphải có hệ thống thu gom nước rác. 

1.2. Ô chôn lấp chấtthải dạng bùn: Yêu cầu tương tự như đối với ô chôn lấp chất thải thôngthường, tuy nhiên ô chôn lấp chất thải dạng bùn cần bêtông hoá và láng ximăngkỹ hoặc cấu tạo các lớp lót đáy kép, có 2 lớp và thêm 1 lớp màng tổng hợp chốngthấm HDPE (hoặc các vật liệu có tính chất và chất lượng tương đương) dầy ítnhất 1,5mm để hoàn toàn không thấm và thuận tiện cho việc thi công cơ giới.Khoảng cách các rãnh và các hố thu nước rác phải đảm bảo thu hồi hết nước ráctrong ô. Bùn trước khi đổ vào các ô chôn lấp cần được phơi khô và ép nén.

1.3. Khi tận dụng moong,mỏ khai thác đá, khai thác quặng (đã qua sử dụng) dùng làm ô chôn lấp cần phảituân theo những điều kiện sau đây:

a. Trường hợp moonghoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí cao hơn so với mực nước ngầm, nếu lưu lượngnước thấm bình quân trong ngày (tính trung bình của một năm quan trắc liên tục)nhỏ hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/ m2 thì không cầnthực hiện các biện pháp chống thấm cho đáy và thành ô chôn lấp. Nếu lưu lượng nướcbình quân ngày thấm vào lớn hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/ m2thì phải thực hiện các biện pháp chống thấm như đã quy định tại Phụ lục này.

b. Trường hợp moonghoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí thấp hơn so với mực nước ngầm thì phảithực hiện các biện pháp chống thấm như đã quy định tại Phụ lục này.

2. Hệ thống thu gom và xử lý nướcrác, nước thải của BCL:

2.1. Tất cả các BCLđều phải thu gom và xử lý nước rác, nước thải (nước thải sinh hoạt, nướcthải thau rửa các phương tiện vận chuyển, thí nghiệm và các loại nước thảikhác). Nước rác và nước thải sau khi xử lý phải đạt Tiêu chuẩn Việt Namvề môi trường (TCVN).

2.2. Hệ thống thu gomnước rác, nước thải bao gồm: các rãnh, ống dẫn và hố thu nước rác, nước thải đượcbố trí hợp lý đảm bảo thu gom toàn bộ nước rác, nước thải về trạm xử lý. Hệthống thu gom này bao gồm:

a. Tầng thu gom nướcrác được đặt ở đáy và thành ô chôn lấp và nằm trên tầng chống thấm của đáy ôchôn lấp hoặc trên màng tổng hợp chống thấm tuỳ theo từng trường hợp. Tầng thugom nước rác phải có chiều dày ít nhất 50cm với những đặc tính như sau:

- Có ít nhất 5% khối lượnghạt có kích thước < 0,075mm.

- Có hệ số thấm tốithiểu bằng 1 x 10-2cm/s.

b. Mạng lưới ống thugom nước rác được đặt ở bên trong tầng thu gom nước rác (như đã mô tả ở trên)phủ lên toàn bộ đáy ô chôn lấp. Mạng lưới đường ống thu gom nước rác này phảiđáp ứng các yêu cầu sau:

- Có thành bên trongnhẵn và có đường kính tối thiểu 150mm

- Có độ dốc tối thiểu1%

c. Lớp lọc bao quanh đườngống thu gom nước rác, nước thải bao gồm: một lớp đất có độ hạt ít nhất 5% khốilượng là hạt có đường kính 0,075 mm hoặc một màng lọc tổng hợp có hiệu quả lọctương đương để ngăn sự di chuyển các hạt quá mịn xuống hệ thống thu gom sao chonước rác tự chảy xuống hệ thống thu gom.

2.3.Hệ thốngthu gom nước rác, nước thải phải được thiết kế và lắp đặt sao cho hạn chế tớimức thấp nhất khả năng tích tụ nước rác ở đáy ô chôn lấp. Vật liệu được lựachọn để xây dựng hệ thống thu gom nước rác phải đảm bảo đủ độ bền cả về tínhchất hóa học và cơ học trong suốt thời gian vận hành và sử dụng bãi chôn lấpchất thải rắn.

2.4. Hệ thống thu gomvà xử lý nước rác và nước thải đều phải xử lý chống thấm ở đáy và bên thành đảmbảo không cho nước rác và nước thải thấm vào nước ngầm và nước mặt.

2.5. Phương pháp vàcông nghệ xử lý nước rác và nước thải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng bãichôn lấp chất thải rắn mà áp dụng cho phù hợp, yêu cầu nước rác và nước thảisau khi xử lý và thải ra môi trường xung quanh phải đạt tiêu chuẩn Việt nam vềmôi trường (TCVN).

3. Thu gom và xử lýkhí thải

3.1. Để đảm bảo antoàn và vệ sinh môi trường, tất cả các bãi chôn lấp chất thải rắn phải có hệthống thu hồi và xử lý khí gas. Tuỳ theo lượng khí sản sinh có thể sử dụng khígas vào mục đích dân sinh hoặc tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, không được để khíthoát tự nhiên ra môi trường xung quanh.

3.2. Thu hồi khí gasthường bằng hệ thống thoát khí bị động (đối với bãi chôn lấp chất thải rắn loạinhỏ) hoặc hệ thống thu khí gas chủ động bằng các giếng khoan thẳng đứng (đốivới các loại bãi chôn lấp chất thải rắn vừa và lớn).

3.3. Vị trí các giếngkhoan nên đặt ở đỉnh các ụ chất thải.

Độ sâu lỗ khoan tốithiểu phải khoan sâu vào lớp chất thải (dưới lớp phủ bãi) 1m - 1,5m. Khoảngcách các lỗ khoan thu khí thường từ 50m - 70m và bố trí theo hình tam giác đều.

Xung quanh lỗ khoanthu hồi khí gas phải được lèn kỹ bằng sét dẻo và ximăng.

3.6. Xung quanh khuvực thu gom và xử lý khí thải phải có rào chắn hoặc biển báo "Khôngnhiệm vụ miễn vào".

4. Hệ thống thoát nướcmặt và nước mưa

Tuỳ theo địa hình bãichôn lấp chất thải rắn mà hệ thống thoát nước mặt và nước mưa có khác nhau.

4.1. Đối với các bãichôn lấp chất thải rắn xây dựng ở miền núi và trung du có thể phải dùng cáckênh mương để thu nước, ngăn nước từ các sườn dốc đổ vào bãi chôn lấp chất thảirắn. Kênh này cũng làm nhiệm vụ thoát nước mưa trong bãi chôn lấp chất thải rắn.

Quy mô (kích thướckênh mương) được thiết kế trên cơ sở khả năng nước từ các sườn dốc xung quanhđổ vào bãi và từ bãi ra. những vị trí dòng lũ mạnh phảitiến hành kè đá để tránh nước phía bờ kênh đổ vào bãi chôn lấp chất thải rắn.

4.2. Ở đồng bằng có thể sử dụng hệthống đê (không thấm) bao quanh bãi chôn lấp chất thải rắn nhằm ngăn cách bãichôn lấp chất thải rắn với xung quanh. Đê phải có độ cao lớn hơn mực nước lũ 2m- 3m, mặt đê rộng 3m - 4m có rào và trồng cây. Có hệ thống thu gom nước mưariêng và đổ ra các kênh thoát nước mưa của khu vực.

5. Hàng rào và vànhđai cây xanh: Đốivới bãi chôn lấp chất thải rắn nhất thiết phải có hàng rào quanh bãi.

5.1. Hàng rào giaiđoạn đầu nên sử dụng rào kẽm gai có kết hợp trồng cây xanh loại mọcnhanh, rễ chùm (nên sử dụng loại cây ôrô) hoặc xây tường.

5.2.Trồng cây xanhxung quanh bãi chôn lấp chất thải rắn.

a. Nên lựa chọn loạicây có tán rộng, không rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao của cây tính toán tốithiểu thường bằng chiều cao của bãi chôn lấp chất thải rắn.

b. Cây xanh cần đượctrồng ở các khoảng đất chưa được sử dụng và đất trống ở khu vực nhà kho và côngtrình phụ trợ.

c. Cây xanh còn đượctrồng dọc hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính vào bãi chôn lấp chấtthải rắn.

6. Hệ thống giaothông: Hệ thống giao thông phải đáp ứng yêu cầu để các loại xevà máy móc hoạt động thuận lợi trong suốt quá trình vận hành bãi chôn lấp chấtthải rắn.

6.1.Đường vào bãi chônlấp chất thải rắn:

a. Cấp đường đượcthiết kế xây dựng trên cơ sở tính toán lưu lượng xe chạy, tải trọng xe, tốc độtheo quy phạm thiết kế đường bộ của Bộ Giao thông vận tải; mặt đường phải rộngđể hai làn xe chạy với tốc độ 60 - 80 km/h, áo đường phải tốt đạt cường độ 5 -7 kg/cm2, thoát nước tốt

a. Có vạch phân cáchcho xe, người đi bộ và xe thô sơ,

b. Có rãnh thoát nước(nếu ở miều núi và trung du).

c. Không cho phép xâydựng nhà cửa hai bên đường

d. Trồng cây hai bên đường.

6.2. Đường trong bãichôn lấp chất thải rắn:

a. Phải thuận tiện, đủrộng để các loại xe và máy móc hoạt động thuận lợi.

b. Đối với các bãichôn lấp chất thải rắn lớn và rất lớn phải có các đường vĩnh cửu, bán vĩnh cửu,đều phải trải nhựa hoặc bêtông.

c. Các đường bán vĩnhcửu, đường tạm bố trí chủ yếu xe chạy một chiều. Xe vào đổ rác xong đi ra đườngkhác, qua bãi vệ sinh (rửa) xe và theo cửa khác ra ngoài bãi chôn lấp chất thảirắn nhằm tránh ùn tắc và giảm bụi.

d. Đường tạm chỉ làmcho xe vào đổ rác; các đường tạm phải có chỗ quay xe dễ dàng.

7. Hệ thống cấp nước: Đối với các bãi chônlấp chất thải rắn lớn và rất lớn phải có hệ thống cấp nước để phục vụ sinh hoạtcho cán bộ, công nhân viên và sản xuất.

7.1. Hệ thống cấp nướccó thể độc lập, hoặc đầu tư hệ thống cấp nước chung của đô thị.

7.2. Trong trường hợpcấp nước độc lập tốt nhất nên sử dụng nước ngầm từ lỗ khoan và phải có hệ thốngxử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống sinh hoạt.

7.3. Nước cho sản xuất(rửa xe, tưới đường, rửa sân bãi) được lấy từ kênh thoát nước mưa (hoặc hồ sinhhọc sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn) không dùng nước cấp cho sinh hoạt để làm vệsinh xe, bãi.

 

Phụ lục 7

SƠ ĐỒ LỖ KHOAN QUAN TRẮC NƯỚC NGẦM

(Tham khảo Công báo số 18/2001)

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdcqvbvmtvvlcxdvvhbclctr679