AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NỘI VỤ
Số: 21/2003/TTLT/BTC-BGDĐT-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2003                          
Liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với

các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động cóthu.

Thựchiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tàichính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướngdẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002;

Đểphù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành giáo dục đào tạo, Liên tịch Bộ Tàichính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thêm một số nội dung vềchế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạtđộng có thu như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:

Đốitượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệthống giáo dục quốc dân hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp một phầnkinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục và đào tạo có thu), bao gồm:

Cáccơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non).

Cáctrường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Cáctrung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên,các trung tâm đào tạo.

Cáctrường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề.

Cácđại học, các trường đại học, cao đẳng, các học viện.

Cácđơn vị sự nghiệp có thu nêu trên thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ khi có đủ các điều kiện sau:

Cóquyết định thành lập đơn vị bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Cótư cách pháp nhân, có con dấu riêng.

Cótài khoản tại Kho bạc hoặc Ngân hàng.

Cótổ chức bộ máy tài chính, kế toán.

Cónguồn thu hợp pháp.

Cáccơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáodục và đào tạo thực hiện Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.

Nhữngđơn vị dự toán trực thuộc các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu như các Trungtâm đào tạo, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, Viện nghiêncứu, Nhà xuất bản, Tạp chí là đối tượng thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CPngày 16/01/2002, được áp dụng Thông tư này và các Thông tư hướng dẫn phù hợpvới các lĩnh vực hoạt động (nghiên cứu khoa học, văn hoá thông tin...).

Đốivới các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu có nhiều đơn vị trực thuộc hạch toánđộc lập như: Đại học quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học ĐàNẵng..., cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định cho đơn vị dự toán cấp Ihoặc cấp II để giao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán trực thuộc.

Cáccơ sở giáo dục đào tạo không có nguồn thu sự nghiệp, không thuộc đối tượng ápdụng Thông tư này. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo và dụcđào tạo không có nguồn thu sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp và quản lý tàichính theo cơ chế hiện hành.

II. NGUỒN THU SỰ NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

Cáccơ sở giáo dục và đào tạo công lập có những nguồn thu sự nghiệp như sau:

1.Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:

1.1.Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy vàkhông chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhà nước quy định.

1.2.Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ). Mức thu do Thủ trưởng đơn vịquyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ.

1.3.Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh Phí, lệ phí và các văn bản hướngdẫn của Nhà nước.

2.Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:

2.1.Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước.

2.2.Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sảnphẩm thí nghiệm... từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơnvị, khai thác cơ sở vật chất.

2.3.Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước.

2.4.Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ vớibên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị.

2.5.Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước.

Mứcthu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồngvới bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm bù đắp chiphí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ.

3.Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩmquyền.

4.Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trựcthuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung,tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

5.Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi ngân hàng từcác khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...

Ngoàicác khoản thu sự nghiệp nêu trên, các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu đượcphép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phụcvụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành củapháp luật.

III. NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

Cáccơ sở giáo dục và đào tạo có thu được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp vànguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo nhữngnội dung sau:

1.Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng: Chi tiền lương; tiền công; tiềnthưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.

2.Chi cho học sinh, sinh viên:

Chihọc bổng, trợ cấp xã hội, tiền thuởng.

Chicho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên.

3.Chi quản lý hành chính: Chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tưvăn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc,tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax...

4.Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập:

a)Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo,thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đithực tập... theo chương trình của cơ sở giáo dục và đào tạo có thu (bao gồm cảgiáo dục an ninh, quốc phòng).

b)Chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước (chi tiền biên soạnvà giảng bài), chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên của cơ sở.

c)Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

d)Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh, sinh viêngiỏi các cấp.

5.Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáo viênvà sinh viên.

6.Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứngdịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm: chi tiềnlương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, nộp thuế theoquy định của pháp luật.  

7.Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các côngtrình cơ sở hạ tầng.

8.Chi hợp tác quốc tế: Đoàn ra, đoàn vào.

9.Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiệnhành.

10.Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đàotạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).

11.Chi khác: Trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếucó); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp họcsinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh...

Cáckhoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày21/3/2002 của Bộ Tài chính.

IV. CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÓ THU CÔNG LẬP ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀICHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:

1.Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:

1.1.Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên:

Đượccơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc nhưsau:

a)Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:

Tổngsố thu phí, lệ phí.

Sốphí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.

Sốphí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.

Đốivới những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệphần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán điều chỉnh chophù hợp với hoạt động của đơn vị.

Cơquan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các cơ sở giáodục đào tạo có thu; đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm.Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, khôngcó nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuấtcung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.

b)Giao dự toán chi:

Giaosố tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại chođơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chikhông thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiêncứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia; kinhphí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế;kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn viện trợ, vốn vay, vốn đầu tư xâydựng cơ bản; kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chikhông thường xuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu doTrung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệpcó thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy địnhhiện hành.

c)Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định thì đơnvị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền lươngvà kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.

Trườnghợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thu phí và lệ phí (phầnđể lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.

Đốivới những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất,cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu đểtăng thu nhập tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tươngứng.

1.2.Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu, dự toán chi ổn địnhtrong 3 năm như sau:

1.2.1.Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:

Tổngsố thu phí, lệ phí.

Sốphí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

Sốphí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.

Đốivới những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệphần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnhcho phù hợp với hoạt động của đơn vị.

Cơquan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho cơ sở giáo dụcvà đào tạo có thu; đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm.Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, khôngcó nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuấtcung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.

1.2.2.Giao dự toán chi:

a)Chi hoạt động thường xuyên:

Giaosố tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơnvị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giaosố tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho nămđầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cấp có thẩm quyềnquyết định.

b)Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tàinghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốcgia; kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước; kinh phí thực hiện tinh giảnbiên chế; kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài; vốn đầu tư xây dựng cơ bản;kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thườngxuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ươngquản lý), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu dođịa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.

1.2.3.Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần phí vàlệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộnguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung quỹ tiền lương và kinh phíhoạt động của đơn vị. Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vịphải điều chỉnh giảm chi tương ứng.

Đốivới những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất,cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng tòn bộ số vượt thu đểtăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tươngứng.

Sauthời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kếttrình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí chothời gian tiếp theo.

2.Biên chế làm căn cứ xây dựng dự toán quỹ tiền lương là số biên chế được cơ quancó thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.

Trongquá trình hoạt động, Thủ trưởng cơ sở giáo dục và đào tạo có thu được quyếtđịnh kế hoạch sử dụng lao động như sau:

2.1.Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức được giao (kể cả những người đã ký hợpđồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạtđộng của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chếđộ theo quy định hiện hành;

2.2.Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đượcký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; những người đượcký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danhnghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và đượcxếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn và được hưởng các quyền lợi,nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

2.3.Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởngđược ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động nhưng phảiphù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành; những người đượcký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danhnghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và được xếptheo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn và được hưởng các quyền lợi,nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

2.4.Thủ trưởng đơn vị được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vịký hợp đồng lao động. Trình tự, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quyđịnh của pháp luật về lao động.

2.5.Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.

3.Quỹ tiền lương và thu nhập: Quỹ tiền lương và thu nhập của các cơ sở giáo dụcvà đào tạo có thu được sử dụng từ hai nguồn:

3.1.Nguồn ngân sách Nhà nước cấp để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấptheo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng(đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu bảo đảm một phần chi phí hoạtđộng thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấplương.

3.2.Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chiphí thường xuyên) và tình hình thực hiện chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhậpcủa các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu được xác định theo quy định tại Điểm 1Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độtài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trảtiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong hội nghị cán bộ,công chức, viên chức của đơn vị.

Căncứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương đượcxác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công chocán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàngtháng của từng người.

3.3.Tiền lương của  cơ sở giáo dục và đàotạo có thu cuối năm nếu không chi hết được đưa vào quỹ dự phòng ổn định thunhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.

4.Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:

Trongphạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồnthu sự nghiệp), Thủ trưởng cơ sở giáo dục và đào tạo có thu chủ động xây dựngtiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ caohơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định phù hợp với đặc thù của đơn vị.

Trongchế độ chi tiêu nội bộ, cơ sở giáo dục và đào tạo có thu ưu tiên chi nghiệp vụđể đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoahọc dịch vụ của đơn vị.   

Cáctiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trongđơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sửdụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệpcủa đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.

5.Cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước:

Căncứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí chithường xuyên do ngân sách đảm bảo (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí)qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại, khoản tươngứng của Mục lục ngân sách Nhà nước.

Trườnghợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách Nhà nước, Thủ trưởngđơn vị đã được giao quyền tự chủ được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổngsố kinh phí chi thường xuyên cấp.

Đốivới các khoản kinh phí chi không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việccấp phát theo Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

6.Cơ sở giáo dục và đào tạo có thu hoạt động sản xuất, dịch vụ có sử dụng tài sảncố định thì thực hiện trích khấu hao tài sản cố định. Mức trích khấu hao tàisản cố định theo quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 củaBộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu haotài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

Trườnghợp đặc biệt Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu haocao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian vàđổi mới kỹ thuật của tài sản, khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.

Toànbộ số tiền khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào giá thành sản phẩm dịchvụ trong các hợp đồng giữa cơ sở giáo dục và đào tạo có thu với các bên yêu cầusản xuất dịch vụ.

7.Các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu có nhu cầu thanh lý tài sản: Thành lập Hộiđồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nướctại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản đượchình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nướcsau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đong, đo, đếm, vận chuyển, xác định cácthông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ (nếu có)...) được đưa vào quỹ pháttriển của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay,đơn vị sử dụng số tiền thu được do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý để trảvốn vay, sau khi trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp.

8.Thu sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước (học phí, lệ phí) thực hiện theo quyđịnh của Pháp lệnh phí và lệ Phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí. Trong khi chưacó văn bản hướng dẫn thì các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện thu học phítheo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và cácvăn bản hướng dẫn hiện hành cho đến khi có văn bản mới. Cơ sở giáo dục và đàotạo được mở tài khoản chuyên thu tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để quản lýthu, chi.

Hàngquý, năm cơ sở giáo dục và đào tạo có thu lập báo cáo số thu, chi có xác nhậncủa Kho bạc Nhà nước gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp gửi cơ quan tài chínhđồng cấp.

9.Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cấp và thu sự nghiệpcủa cơ sở giáo dục và đào tạo có thu nếu chi không hết được chuyển sang năm sautiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếugiữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31 tháng 12, Kho bạc Nhà nước làmthủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho cơ sở giáo dục và đàotạo có thu theo quy định tại Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của BộTài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biếtđể quản lý.

10.Các cơ sở giáo dục và đào tạo có thu thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tưsố 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sựnghiệp có thu.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Cácnội dung khác về quản lý tài chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về cơ chế tài chính áp dụng cho cácđơn vị sự nghiệp có thu.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương vàcác cơ sở giáo dục và đào tạo có thu phản ánh về Liên Bộ để sửa đổi, bổ sungcho phù hợp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdcqltcvccsgdvtclhct483