AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn vay cho Chương trình Tín dụng chuyên ngành của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn vay cho Chương trình Tín dụng chuyên ngành của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC)

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 129/1999/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1999                          
THÔNG TƯ số 129/19991TT'BTC ngày 05/ll/1999 hướng dẫn c chế qun lý vốnvay cho Chưng trình Tỉn dụngchuyên ngành củaNgân hàng Hợp tác Quốc tếNhật bn(JBIC)

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn vay cho Chương trình Tíndụng chuyên ngành

của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC)

 

Căncứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chếVay và trả nợ nước ngoài và Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ banhành về Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA,

Căncứ vào các Hiệp định tín dụng đã ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam với Quỹ hợp tác phát triển kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) choChương trình tín dụng chuyên ngành. Quỹ hợp tác phát triển kinh tế hải ngoại đãđược sáp nhập vào Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (sau đây gọi tắt là JBIC);

Saukhi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lýnguồn vốn vay của JBIC cho Chương trình Tín dụng chuyên ngành như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao mức sống của dân cư(gọi tắt là Chương trình Tín dụng chuyên ngành) là chương trình sử dụng nguồnvốn vay JBIC để tiến hành xây dựng các côngtrình cơ sở hạ tầng ở địa phương trong phạm vi cả nước, bao gồm các lĩnh vựctheo quy định tại Hiệp định.

2.Nguồn vốn vay thuộc Chương trình Tín dụng chuyên ngành là khoản vay JBIC của Chính phủ được cân đối vàongân sách nhà nước và dùng để chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các tỉnh hàng năm.Các lĩnh vực, dự án thuộc Chương trình Tín dụng chuyên ngành nhưng được xácđịnh cơ chế cho vay lại sẽ thực hiện theo Quy chế Cho vay lại ban hành theoNghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày07/11/1998 của Chính phủ. Nguồn vốn này đượcquản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫnLuật, các chế độ chi tiêu hiện hành. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ chophía nước ngoài khi đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi).

3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (được giao là Chủ Chương trình) có trách nhiệm chínhtrong việc lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng chuyên ngành cho các dự án bố tríđủ vốn đối ứng (có tham khảo tiêu chuẩn của JBIC); soạn thảo các văn bản hướngdẫn các cơ quan quản lý địa phương về công tác kế hoạch hóa và điều hành thựchiện các dự án ở địa phương. Chủ Chương trình thành lập Ban Quản lý chươngtrình chuyên trách để điều hành và giám sát việc thực hiện Chương trình.

4.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) được Bộ Tài chính ủy nhiệm thựchiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, có trách nhiệm ký thỏa ước Ngân hàngvới phía nước ngoài trên cơ sở của Hiệp định vay vốn JBIC.

5.y ban nhân dân tỉnh, thành phốvà các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có trách nhiệm tổ chức quản lýviệc sử dụng vốn đúng chức năng của mình theo hướng dẫn của Chủ Chương trình vàBộ Tài chính, phù hợp Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 củaChính phủ và cam kết trong Hiệp định tín dụng đã ký với JBIC.

II.NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Phần vốn vay của JBIC: chiếm từ 75% đến 85% giá trị công trình cho các nộidung sau:

Phầnphân bổ để thuê tư vấn nước ngoài.

Phầnphân bổ để nhập vật tư hàng hóa, thiết bị trong và ngoài nước cho các côngtrình.

Phầnphân bổ để thanh toán cho khối lượng thi công xây dựng công trình, thực hiện chươngtrình dự án trong nước.

Phírút vốn vay JBIC theo tỷ lệ 0,l% trên số tiềnrút vốn do JBIC ghi nợ khoản vay ngay khi rútvốn.

2. Vốn đối ứng trong nước:

Vốnđối ứng trong nước có thể sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, hoặc huy độngtừ các nguồn khác, bảo đảm cân đối tiến độ thực hiện vốn nước ngoài trong mỗithời kỳ kế hoạch của dự án. Mức vốn này phải bố trí khoảng 15-25% giá trị côngtrình để thanh toán cho:

Chiphí trong nước để trả cho người nhập khẩu: phí ủy thác nhập khẩu, thuế nhậpkhẩu hàng hóa, thuế giá trị gia tăng (nếu có), chi phí tiếp nhận, cung ứng, vậnchuyển hàng hóa từ cảng đến công trình (đối với dự án cần nhập khẩu hàng hóa).

Chiphí đền bù giải phóng mặt bằng, thăm dò khảo sát thiết kế xây dựng dự án và phíquản lý (đối với quá trình thi công dự án).

Phídịch vụ ngân hàng trong nước.

Phíbảo hiểm công trình.

Thanhtoán tiền giữ lại chờ thanh toán sau thời gian bảo hành, chờ quyết toán.

Cácđịa phương phải tự đảm bảo nguồn vốn đối ứng trong nước. Vốn đối ứng phải đượctổng hợp trong chi cân đối ngân sách địa phương hàng năm.

Nguyêntắc bố trí vốn đối ứng thực hiện như Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT-BKH-BTCvề cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.

3. Ký kết và thông qua hợp đồng: Việc ký kết và thông qua hợp đồng được thực hiệntheo quy định dưới đây:

3.l.Đối với hợp đồng thuê tư vấn và hợp đồng mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị nhậpkhẩu: Chủ Chương trình chủ trì tiến hành tổ chức đấu thầu và đàm phán hợp đồngthuê tư vấn, hợp đồng mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị cho chương trình hoặccông trình với các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ hợp lệ theo quy định của Hiệpđịnh.

ChủChương trình lựa chọn các đơn vị để ủy thác giao dịch, ký kết hợp đồng nhậpkhẩu hàng hóa, làm các thủ tục tiếp nhận và giao hàng đến chân công trình (sauđây gọi là nhà nhập khẩu). Chủ Chương trình trực tiếp ký kết hợp đồng thuê tưvấn nước ngoài cho cả Chương trình.

Saukhi ký hợp đồng, người ký hợp đồng làm hai bản sao hợp đồng đã ký, một bản gửicho JBIC và một bản gửi cho Bộ Tài chính để làm thủ tục thông qua hợp đồng.

Saukhi nhận được Thông báo chấp thuận hợp đồng của JBIC, Bộ Tài chính (Vụ Tàichính Đối ngoại) sẽ xem xét thông qua hợp đồng và thông báo cho Chủ Chương trìnhvà nhà nhập khẩu biết để tiến hành thực hiện Hợp đồng, đồng thời thông báo choVietcombank để làm thủ tục đối ngoại thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa hoặcnhà thầu nước ngoài (nếu có).

3.2.Đối với hợp đồng cho phần khối lượng thi công xây dựng, thực hiện chương trìnhdự án do nhà thầu trong nước thực hiện:

Saukhi được giao kế hoạch vốn JBIC, các chủ đầu tư tiến hành đấu thầu theo quyđịnh hiện hành rà ký hợp đồng với các nhà thầu.

Trườnghợp đặc biệt không đấu thầu, cơ quan chủ quản đầu tư phải có quyết định chỉđịnh thầu theo quy định hiện hành và giao cho chủ đầu tư ký hợp đồng với nhàthầu.

Hợpđồng cần quy định phần giá tri được tài trợ bởi vốn vay JBIC.

Cáchợp đồng phải được cơ quan chủ quản đầu tư phê duyệt và gửi cho Sở Kế hoạch vàĐầu tư là cơ quan được Chủ Chương trình ủy quyền tổ chức, quản lý điều hành cácdự án sử dụng vốn JBICtại địa phương đểlàm thủ tục thông qua hợp đồng được sử dụng vốn vay JBIC.

Cáchợp đồng có trị giá dưới 30 tỷ đồng (tương đương 0,3 tỷ Yên) được Sở Kế hoạchvà Đầu tư xem xét và đưa vào danh mục gửi cho Chủ Chương trình là đã được thôngqua. Chủ Chương trình phải gửi các danh mục hợp đồng này cho JBIC và Bộ Tài chính để phối hợpthực hiện.

Cáchợp đồng có trị giá vượt quá 30 tỷ đồng (hoặc tương đương 0,3 tỷ Yên) thì hợpđồng phải được cơ quan chủ quản đầu tư phê duyệt và phải gửi Bộ Tài chính vàJBIC để làm thủ tục thông qua hợp đồng được sử dụng vốn vay JBIC.

4. Phương thức rút vốn:

Đốivới hợp đồng tư vấn, mua sắm thiết bị nước ngoài: Phần chi bằng ngoại tệ tronghợp đồng được áp dụng hình thức rút vốn Thư cam kết hoặc Tài khoản đặc biệt đểthanh toán. Phần chi bằng nội tệ (VND) được áp dụng hình thức rút vốn chuyểntiền hoặc hoàn trả để thanh toán.

Đốivới các hợp đồng ký kết để thực hiện việc mua sắm thiết bị trong nước, thi côngxây dựng trong nước sẽ áp dụng hình thức rút vốn Tài khoản đặc biệt để thanhtoán theo quy trình quy định tại mục III dưới đây.

Theosự ủy nhiệm của Bộ Tài chính,Vietcombank mở Tài khoản đặc biệt bằng tiền Yên vàTài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi do Bộ Tàichính (Vụ Tài chính Đối ngoại) làm chủ tài khoản. Bộ Tài chính (Vụ Tài chínhĐối ngoại) làm thủ tục rút vốn lần đầu tiên và rút vốn bổ sung vào Tài khoảnđặc biệt nói trên theo quy định của Hiệp định. Kỳ rút vốn đầu tiên không cầnchứng từ kèm theo.

Trongnước, Bộ Tài chính đề nghị Vietcombank mở các tài khoản chuyên dùng đối ứng vớiTài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt đứng tên Bộ Tàichính (Vụ Tài chính Đối ngoại) để theo dõi và hạch toán số tiền đã rút vốn vàsố tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũng như việc trả nợ sau này.

III. QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO CÁC NHÀ THẦU TRONG NƯỚC

Đối tượng được thanh toán:

Cáccông trình (sau đây gọi là dự án) được thanh toán từ Chương trình Tín dụngchuyên ngành là các công trình nằm trong kế hoạch sử dụng vốn JBIC hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầutư phân bổ và thông báo đến các địa phương.

Nhàthầu hợp lệ là các nhà thầu có trong quyết định trúng thầu dự án hoặc được chỉđịnh thầu thực hiện dự án phù hợp với quy định hiện hành (sau đây gọi là nhàthầu).

Hồ sơ đề nghị thanh toán và yêu cầu đối với bộ hồ sơ

Cácchủ đầu tư khi đề nghị thanh toán cần chuẩn bị hồ sơ thanh toán gồm:

Toànbộ hồ sơ đề nghị thanh toán vốn JBIC được lập theo thủ tục thanh toán xây dựngcơ bản trong nước hiện hành.

Hợpđồng ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu (sao từ bản gốc) đã được thông qua về việcsử dụng vốn JBIC.

Giấyđề nghị thanh toán của Nhà thầu theo mẫu (2 bản gốc) được Chủ đầu tư chấpthuận.

Bảnkê số tiền đã được thanh toán theo hợp đồng (trường hợp 1 hợp đồng được thanhtoán thành nhiều đợt).

Bảnthẩm định khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành của cơ quan trực tiếp quản lýcấp vốn đầu tư, trong đó ghi rõ số tiền đề nghị thanh toán bằng vốn JBIC (2 bản gốc).

3. Quy trình thanh toán và rút vốn bổ sung:

a)Trường hợp thanh toán tạm ứng: Nhà thầu được thanh toán tạm ứng theo mức quyđịnh trong Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ với điềukiện điều khoản tạm ứng phải được quy định cụ thể trong Hợp đồng và trong hồ sơđề nghị thanh toán phải có thêm Giấy bảo lãnh tiền tạm ứng do một ngân hàng thươngmại của Nhà nước hoặc ngân hàng liên doanh có uy tín cấp. Quy trình thanh toántương tự mục b dưới đây.

b)Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành:

Saukhi nhà thầu hoàn thành khối lượng dự án, chủ đầu tư tập hợp bộ chứng từ gửi cơquan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tư địa phương để kiểm tra xác định khối lượngxây dựng cơ bản hoàn thành theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản.Tổng số tiền đề nghị thanh toán phải bằng trị giá khối lượng xây dựng cơ bảnhoàn thành đã được thẩm định và nằm trong số tiền được tài trợ bằng vốn JBIC quy định trong hợp đồng.

Saukhi có kết quả thẩm định của cơ quan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tư, Chủ đầutư tập hợp bộ hồ sơ (như quy định tại mục 2 trên đây) gửi Chủ Chương trình.

Haituần/lần, Chủ Chương trình tập hợp và thẩm tra các bộ hồ sơ hợp lệ nhận được,đối chiếu với kế hoạch vốn đã phân bổ và danh mục hợp đồng do Sở Kế hoạch vàĐầu tư lập để gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại). Chứng từ gửi Bộ Tàichính gồm 1 Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu (bản gốc), bản kê số tiền đã đượcthanh toán (nếu có), 1 bản thẩm định khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành (bảngốc), bản tổng hợp các đề nghị thanh toán (bản gốc) do Giám đốc Ban quản lý dựán đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký.

Trongvòng 7 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ Chủ Chương trình, Bộ Tài chínhcăn cứ vào số dư trong Tài khoản đặc biệt, đề nghị Vietcombank trong vòng 3ngày chuyển tiền cho các nhà thầu theo số tài khoản do nhà thầu chỉ định trongGiấy đề nghị thanh toán. Sau khi chuyển tiền, Vietcombank gửi Bộ Tài chính cácGiấy báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng cho từng nhàthầu để Bộ Tài chính làm thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.

c)Việc cấp tạm ứng khác (khi đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa được thanhtoán từ nguồn vốn JBIC) được thực hiện từ nguồn vốn của địa phương. Khi lập hồsơ đề nghị thanh toán, nhà thầu đề nghị chuyển tiền vào số tài khoản của ngânsách địa phương kèm theo Giấy xác nhận đã nhận tiền và bản sao chứng từ thanhtoán của lần cấp tạm ứng đó để hoàn trả vốn đã được tạm ứng cho ngân sách địaphương.

IV. CÁC LOẠI PHÍ PHÁT SINH

1. Phí ngân hàng: Gồm:

Phídịch vụ thanh toán trong nước: Vietcombank thu phí theo biểu phí dịch vụ dànhcho các Chương trình dự án của JBIC doTổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương quy định.

Phídịch vụ thanh toán đối ngoại: thanh toán theo số tiền thực tế mà ngân hàng nướcngoài yêu cầu.

Việcthu phí cụ thể được tiến hành như sau:

Đốivới phí chuyển tiền khi trả nợ nước ngoài: Vietcombank được tự động ghi nợ tàikhoản tiền gửi của ngân sách nhà nước (mở tại Vietcombank).

Đốivới phí liên quan đến việc mở và thanh toán L/C nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tưvấn: Vietcombank thu phí từ người ủy thác nhập khẩu hoặc từ Tài khoản lãi trênTài khoản đặc biệt trong trường hợp người mở L/C là Chủ Chương trình. Trườnghợp Tài khoản lãi không đủ để thanh toán phí, Vietcombank thông báo cho Bộ Tàichính để tìm nguồn thanh toán phí.

Đốivới chuyển tiền cho nhà thầu thi công trong nước: Phí ngân hàng được trích từsố tiền thanh toán cho nhà thầu. Tùy thuộc vào hợp đồng ký với Chủ đầu tư, Nhàthầu có thể chịu phí này hoặc căn cứ vào giấy báo về phí của Vietcombank để yêucầu Chủ đầu tư thanh toán lại từ nguồn vốn đối ứng.

2. Phí của các nhà nhập khẩu:

Nhànhập khẩu do Chủ Chương trình lựa chọn có nhiệm vụ đàm phán ký kết hợp đồng muahàng với công ty nước ngoài trúng thầu, thực hiện mọi thủ tục nhập khẩu hànghóa với sự giám sát của Chủ Chương trình, được hưởng phí ủy thác nhập khẩu, phícung ứng theo thỏa thuận với Chủ Chương trình và quy định hiện hành của Nhà nước.Các phí này nhà nhập khẩu thu từ các đơn vị nhận hàng và được tính vào vốn đốiứng của công trình.

V. HẠCH TOÁN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.Vốn vay JBIC dùng để cấp phát cho các dự án ở địa phương đều phải được hạchtoán đầy đủ kịp thời vào ngân sách nhà nước. Nguyên tắc hạch toán qua ngân sáchlà ghi thu ngân sách trung ương, ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địaphương.

Việchạch toán qua ngân sách được thực hiện cụ thể như sau:

1.1.Phân bổ chi phí thuê tư vấn và phí rút vốn: Sau khi kết thúc quá trình rút vốncủa mỗi Hiệp định, trong vòng 1 tháng, Chủ Chương trình tổng hợp phí tư vấn vàphí tư vấn phân bổ cho các địa phương theo tỷ lệ phân bổ sử dụng vốn JBIC cho từng công trình ở địa phương,thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư và có văn bản chính thức đề nghị Bộ Tàichính làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách.

1.2.Đối với trị giá hàng hóa nhập khẩu:

Saukhi kết thúc rút vốn đối với mỗi hợp đồng mua sắm, Chủ Chương trình phối hợpnhà nhập khẩu, nhà cung ứng để phân bổ trị giá hàng nhập khẩu tương ứng chotừng công trình ở các địa phương, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư và cóvăn bản chính thức đề nghị Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách.

Trườnghợp có sự chênh lệch giữa kế hoạch được phân phối với số hàng thực nhận (baogồm cả hao hụt định mức), các địa phương làm việc với các đơn vị được ủy quyềncung ứng hàng hóa để xác nhận số chênh lệch này và báo cáo Chủ Chương trình đểxử lý theo nguyên tắc hao hụt ở khâu thuộc trách nhiệm của cơ quan nào thì cơquan đó phải chịu, cụ thể như sau:

Haohụt ngoài định mức được xác định trong quá trình nhập khẩu thì nhà nhập khẩuphải chịu.

Haohụt ngoài định mức trong quá trình cung ứng thì đơn vị được ủy quyền cung ứngphải chịu.

Haohụt ngoài định mức do địa phương chậm trễ, trì hoãn trong khâu tiếp nhận hànghóa thì địa phương phải chịu.

Cácbước hạch toán mục 1.1 và 1.2:

SởKế hoạch và Đầu tư thông báo số liệu đã được thống nhất với Chủ Chương trìnhcho Sở Tài chính để phối hợp theo dõi.

Nhậnđược văn bản chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ghi thu vay nợJBIC, ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; Sở Tài chính ghithu ngân sách từ nguồn cấp trên và ghi chi tạm ứng cho cơ quan trực tiếp quảnlý cấp vốn đầu tư; cơ quan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tư ghi thu nguồn ngânsách cấp và ghi chi cho dự án, công trình.

Trịgiá ghi thu, ghi chi của ngân sách bằng trị giá ngoại tệ (JPY) nhân với tỷ giádo Vietcombank công bố vào thời điểm chuyển tiền (đối với việc thanh toán chonhà thầu trong nước) hoặc tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định tại thờiđiểm hạch toán (đối với phần phí tư vấn, phí rút vốn, hàng hóa nhập khẩu). Cácloại chứng từ thống nhất để hạch toán ngân sách theo quy định chung của Bộ Tàichính.

1.3.Đối với phần thi công xây dựng, thực hiện chương trình dự án thanh toán cho nhàthầu trong nước bằng VND:

Trongvòng 7 ngày sau khi nhận được thông báo về việc chuyển tiền của Ngân hàng Ngoạithương, Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu vốn vay JBIC, ghi chi bổ sung có mụctiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, trong đó nêu rõ số tiềnđã thanh toán cho từng dự án.

SởTài chính - Vật giá ghi thu ngân sách từ nguồn cấp trên, ghi chi tạm ứng cho cơquan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tư; cơ quan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tưghi thu nguồn ngân sách cấp, ghi chi cấp phát vốn cho công trình. Chứng từ làmcơ sở để ghi chi là theo lệnh chi của Vụ Ngân sách Bộ Tài chính, kèm theo Thôngtri của Vụ Tài chính Đối ngoại có số tiền thanh toán cho từng dự án.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Chủ Chương trình:

Cótrách nhiệm hướng dẫn các cơ quan quản lý địa phương lập các chứng từ theo mẫuquy định của JBICđối với từng phươngthức rút vốn.

Nhậnvà thẩm tra hồ sơ thanh toán của Chủ đầu tư, đối chiếu với kế hoạch vốn JBIC và hợp đồng, 2 tuần 1 lần tậphợp gửi Bộ Tài chính để đề nghị thanh toán. Trường hợp không chấp nhận bộ hồsơ, Chủ Chương trình có trách nhiệm liên hệ với chủ dự án để hoàn chỉnh bộ hồsơ.

Lựachọn nhà nhập khẩu, cung ứng; phân bổ trị giá hàng nhập khẩu, phí rút vốn, phítư vấn cho các địa phương.

Cótrách nhiệm chủ trì cùng với tư vấn, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra, giám sát,kiểm toán dự án.

Cótrách nhiệm tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện chương trình với Chính phủ, BộTài chính, nhà tài trợ.

2. Bộ Tài chính:

Làmthủ tục chấp nhận thanh toán sau khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định. Trườnghợp không chấp nhận thanh toán, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có tráchnhiệm thông báo ngay cho Chủ Chương trình.

Làmthủ tục ghi thu, ghi chi để Sở Tài chính Vật giá có thể hạch toán vào ngân sáchđịa phương.

Tiếnhành rút vốn bổ sung kịp thời vào Tài khoản đặc biệt.

3. Cơ quan trực tiếp quản lý cấp vốn đầu tư ở địa phương:

Thẩmđịnh khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành của dự án theo quy định hiện hành vềquản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó xác định rõ số tiền được tài trợ bằngvốn JBIC để làm cơ sở cho Bộ Tài chính thanh toán cho các nhà thầu.

Thôngbáo tiến độ khối lượng công trình hoàn thành đã thẩm định với Sở Tài chính Vậtgiá để phối hợp quản lý.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố.

Làđầu mối quản lý các dự án thực hiện ở địa phương chịu trách nhiệm tổng hợp từkhâu lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo với Chủ Chương trình. Thường xuyên phốihợp và thông báo cho Sở Tài chính Vật giá các thông tin liên quan đến dự án ởđịa phương.

Cótrách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Chủ Chương trình ủy quyền trong việc xâydựng kế hoạch vốn JBIC tham chiếu tiêu chuẩn của JBIC và cùng với Sở Tài chínhVật giá bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án tại địa phương.

Cótrách nhiệm lập danh mục các hợp đồng, phụ lục hợp đồng được tài trợ bằng vốn JBIC đã được cơ quan chủ quản đầu tưphê duyệt gửi Chủ Chương trình theo mẫu.

5. Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố.

Thựchiện ghi thu, ghi chi ngân sách địa phương sau khi nhận được chứng từ ghi thu,ghi chi ngân sách của Bộ Tài chính.

Thựchiện cấp phát vốn đối ứng kịp thời, phù hợp với tiến độ giải ngân vốn nướcngoài.

6. Vietcombank:

Thựchiện thanh toán theo các phương thức rút vốn quy định tại các Hiệp định vay JBIC theo yêu cầu của Bộ Tài chínhvà gửi các loại giấy báo phù hợp với từng hình thức thanh toán cho Bộ Tài chínhvà Chủ Chương trình.

Theodõi và thông báo cho Bộ Tài chính số dư Tài khoản đặc biệt sau mỗi lần thanhtoán và rút vốn vào Tài khoản đặc biệt.

7. Chủ đầu tư:

Cótrách nhiệm lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, ... theo thủ tục đầu tưxây dựng cơ bản và tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định hiện hành.

Cótrách nhiệm ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu hoặc chỉ định thầu, trong đóquy định rõ số tiền được tài trợ bằng vốn JBIC. Có trách nhiệm kiểm tra hoặcgiao cho cơ quan giám sát kiểm tra chất lượng công trình phù hợp với thiết kếkỹ thuật và xác nhận vào đơn đề nghị thanh toán của nhà thầu.

Báocáo tiến độ rút vốn bằng hiện vật, tiền từ nguồn vốn vay JBIC cho các cơ quan quản lý liênquan.

Bốtrí hoàn trả các chi phí thuộc nguồn vốn đối ứng trong nước.

Theodõi tiến độ hoàn thành dự án; căn cứ vào thông báo thanh toán cho nhà thầu củaBộ Tài chính để tiến hành thanh quyết toán hợp đồng với nhà thầu.

Thựchiện quyết toán công trình và hạng mục công trình theo quy định về quyết toánvốn xây dựng cơ bản hiện hành.

8. Nhà thầu:

Cótrách nhiệm thực hiện hợp đồng đủ khối lượng, chất lượng và tiến độ.

Cótrách nhiệm nộp thuế, bảo hành, hoàn trả tiền vốn ứng trước ... theo quy địnhvà theo hợp đồng với Chủ đầu tư.

Cótrách nhiệm thanh quyết toán, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành dự án hoàn thànhvới Chủ đầu tư.

VII. CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN

1.Hàng năm y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và Chủ Chương trình báo cáo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư về tiến độ thực hiện Chương trình, tình hình nhận và sử dụng vốn vay.

2.Chủ Chương trình chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ vàđột xuất tình hình quản lý và sử dụng vốn vay của các địa phương. Nếu phát hiệntrường hợp sử dụng vốn vay không đúng với quy định thì sẽ thu hồi số vốn đãchuyển hoặc tạm ngừng chuyển vốn để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.Chủ Chương trình phối hợp với Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính -Vật giá, cơ quan quản lý đầu tư địa phương tiến hành nghiệm thu và quyết toáncông trình đã hoàn thành, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi BộTài chính. Phối hợp với đoàn đánh giá dự án của JBIC để thẩm định lại việc thực hiện chương trình sau khikết thúc thời kỳ rút vốn của Hiệp định.

4.Chủ Chương trình chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp thông tin, số liệucho các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của JBIC và Chính phủ Việt Nam.

VIII. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 89/TC-TCĐNngày 18/12/1997 của Bộ Tài chính. Những nội dung không được nêu trong văn bảnnày được áp dụng theo Thông tư số 95-TC/ĐT ngày 14/11/1994 và Thông tư số18/TC-ĐTPT ngày 12/8/1996 của Bộ Tài chính.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh về BộTài chính để có biện pháp xử lý thích hợp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdccqlvvccttdcncnhhtqtnb691