AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nông thôn (sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu á)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nông thôn (sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu á)

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ
Số: 44/2002/TTLT/BTC-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2002                          
Phụ lục I

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nôngthôn

(sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu á)

 

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ ban hànhQuy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999;

Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ banhành Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 664 /QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triểnchâu Á;

Căn cứ hiệp định vay vốn giữa Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) số 1777- VIE (SF) ngày 01/8/2001;

Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cơ chế quản lý tài chínhcủa Dự án Y tế nông thôn như sau:

 

Phần I.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.Những cụm từ viết tắt và giải thích từ ngữ:

Trongthông tư này các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1.1ADB: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)

1.2BHYT: Bảo hiểm y tế

1.3Ban QLDA: Ban quản lý dự án.

1.4Cơ quan chủ quản dự án Y tế nông thôn: Bộ Y tế.

1.5Các tổ chức quốc tế:

WHO:World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)

UNICEF:United Nations Chidren’s Fund (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc)

UNFPA:United Nations Population Fund (Quỹ dân số Liên hợp quốc)

1.6Dự án Y tế nông thôn: Là dự án được đầu tư theo Quyết định phê duyệt dự án số664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

1.7HCSN: Hành chính sự nghiệp

1.8HĐND: Hội đồng nhân dân

1.9L/C: Letter of Credit (Thư tín dụng)

1.10Ngân hàng phục vụ: Là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được lựa chọn phục vụ dựán.

1.11NSNN: Ngân sách Nhà nước.

1.12NSĐP: Ngân sách các tỉnh tham gia dự án.

1.13NSTW: Ngân sách Trung ương.

1.14PMU/ADB: Ban quản lý dự án Trung ương

1.15PPMU: Ban quản lý dự án tuyến tỉnh.

1.16TW: Trung ương.

1.17TCKT: Tài chính Kế toán

1.18TSCĐ: Tài sản cố định.

1.19TCĐN: Tài chính đối ngoại

1.20UBND: Uỷ ban nhân dân

1.21USD: United State Dollar (Đô la Mỹ)

1.22VND: Đồng Việt Nam

1.23XDCB: Xây dựng cơ bản

2. Nguyên tắc quản lý:

2.1Kinh phí và cơ cấu sử dụng vốn.

Tổngkinh phí và cơ cấu sử dụng vốn được quy định tại quyết định số 664/QĐ-TTg ngày30 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Y tế nôngthôn, Hiệp định vay ADB số 1777- VIE (SF) ngày 01/8/2001 và các văn bản cam kếtviện trợ không hoàn lại. Dự án Y tế nông thôn được sử dụng các nguồn vốn sau:

Vốnvay ADB.

Vốnviện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.

Vốnđối ứng của Việt Nam bao gồm NSTW và Ngân sách của các tỉnh tham gia dự án.

2.2Nguồn vốn vay của ADB và nguồn viện trợ không hoàn lại là nguồn thu của Ngânsách Nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chicấp phát cho Bộ Y tế để thực hiện Dự án Y tế nông thôn đã được phê duyệt. BộTài chính theo dõi việc thực hiện nguồn vốn vay và trả nợ khi đến hạn.

2.3Nguồn vốn của dự án Y tế Nông thôn bao gồm vốn đầu tư XDCB và vốn HCSN. Việcquản lý và sử dụng vốn cho dự án phải tuân theo những cam kết trong Hiệp địnhvay, quy định của ADB và quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý, sử dụngvốn đầu tư XDCB và vốn HCSN.

2.4Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo sử dụng vốn đúng mục đích và nội dung dựán được duyệt phù hợp với các điều khoản đã cam kết trong Hiệp định vay ký vớiADB, văn bản cam kết viện trợ ký với các tổ chức quốc tế, các văn bản liên quankèm theo các Hiệp định này và quy định hiện hành của Việt Nam.

2.5Việc phân chia các nội dung chi của dự án là vốn đầu tư XDCB hay vốn HCSN phảituân theo các quy định tại Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt dự án Y tế nông thôn bao gồm:

a)Chi đầu tư XDCB:

Nângcấp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản cho 212 cơ sở y tế (13 trung tâm y tế dựphòng, 13 trung tâm truyền thông và giáo dục sức khoẻ, 13 bệnh viện đa khoa khuvực, 74 trung tâm y tế huyện và 99 phòng khám bệnh đa khoa khu vực).

Cungcấp trang thiết bị y tế cho 212 cơ sở y tế nêu trên.

b)Chi HCSN:

Thiếtbị và đồ dùng văn phòng,

Phươngtiện vận chuyển và đi lại (trong đó có 14 ô tô),

Thuốcthiết yếu,

Cácdịch vụ tư vấn,

Đàotạo và tài liệu giảng dạy,

Cáchoạt động thông tin, truyền thông,

Cáchoạt động cộng đồng,

Nghiêncứu, giám sát và đánh giá,

Hoạtđộng và duy trì,

Nhânviên dự án.

Đốivới khoản kinh phí dự phòng: Khi sử dụng sẽ căn cứ vào nội dung chi cụ thể đểxếp vào chi đầu tư XDCB hay chi HCSN.

2.6Các Tỉnh tham gia dự án chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án từngân sách Tỉnh để thực hiện các nội dung của dự án đã được phê duyệt.

2.7Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phục vụ dự án thực hiệncác thủ tục rút vốn từ ADB (gồm cácphương thức thanh toán) để thanh toán theo yêu cầu của PMU/ADB và PPMU theo quyđịnh hiện hành.

Trongquá trình thực hiện, Ngân hàng phục vụ được hưởng phí dịch vụ theo từng nghiệpvụ phát sinh theo biểu phí do Ngân hàng quy định phù hợp với các quy định củaNgân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khoản phí dịchvụ nói trên được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

2.8PMU/ADB và PPMU được sử dụng số lãi phát sinh trên Tài khoản tạm ứng thuộc cấpmình để thanh toán các khoản dịch vụ ngân hàng, phần lãi còn lại phải định kỳhàng tháng nộp NSNN. Trường hợp số lãi không đủ chi phí dịch vụ ngân hàng,PMU/ADB và các PPMU tổng hợp phần thiếu hụt vào kế hoạch vốn đối ứng và sử dụngvốn đối ứng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng.

 

Phần II.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Lập kế hoạch vốn cho dự án:

Vàotháng 7 hàng năm, theo quy định về lập và xét duyệt dự toán Ngân sách Nhà nước;PPMU và PMU/ADB phải lập kế hoạch vốn cho dự án:

1.1 Trách nhiệm PPMU:

Lậpkế hoạch vốn của dự án thực hiện ở địa phương mình theo các nội dung chi và kếtcấu các nguồn vốn của dự án đã được xác định trong Quyết định đầu tư của Bộ Ytế và Hiệp định vay theo hướng dẫn của PMU/ADB.

Nộidung của kế hoạch vốn gồm: kế hoạch vốn ADB, vốn viện trợ (nếu có) của các tổchức Quốc tế WHO, UNICEF, UNFPA, kế hoạch vốn đối ứng thuộc trách nhiệm củaNSĐP theo Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt dự án Y tế nông thôn và các nguồn vốn khác (nếu có), trong đó chitiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầu tưXDCB, vốn HCSN) cụ thể theo mẫu biểu tại phụ lục số 1 của Thông tư nàyvà Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc.

Kếhoạch vốn do PPMU lập được gửi các cơ quan chức năng cấp tỉnh (Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Tài chính vật giá) để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệtkế hoạch vốn đối ứng cho dự án trong ngân sách tỉnh, đồng thời gửi PMU/ADB (trướcngày 30 tháng 7) để tổng hợp kế hoạch vốn chung của toàn dự án.

1.2 Trách nhiệm PMU/ADB:

Đầutháng 7 hàng năm PMU/ADB có công văn hướng dẫn các tỉnh tham gia dự án lập kếhoạch vốn cho năm tới .

Cuốitháng 7 tổng hợp kế hoạch vốn chung cho toàn dự án bao gồm: Kế hoạch vốn ADB,vốn viện trợ của WHO, UNICEF, UNFPA, vốn đối ứng thuộc Ngân sách Trung ương cấpphát, vốn đối ứng địa phương tự cân đối và các nguồn vốn khác (nếu có), trongđó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầutư XDCB, vốn HCSN) cụ thể theo mẫu biểu tại phụ lục số 1 của Thông tưnày và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc. Kếhoạch vốn này được tổng hợp chung vào kế hoạch vốn của Ban Quản lý các dự án Ytế trước khi gửi Bộ Y tế để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ Y tếgửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

2. Phê duyệt, thông báo kế hoạch: Sau khi được Chính phủ giao kếhoạch vốn:

2.1-Bộ Y tế phân bổ kế hoạch vốn được giao cho Dự án, bao gồm phần vốn đối ứng, vốnvay, vốn viện trợ... theo các hạng mục chi tiêu và theo tính chất nguồn vốn(HCSN và đầu tư XDCB). Quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho dự án phải đồng gửicho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thực hiện việc cấp phát vốn đối ứngvà theo dõi kiểm soát sử dụng vốn vay.

2.2-Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn phần vốn đối ứng cho các hoạt độngcủa dự án tại tỉnh. Quyết định phân bổ kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh phải đượcgửi Sở Tài chính Vật giá, Kho bạc tỉnh, đồng thời gửi PMU/ADB.

3.Mở tài khoản:

3.1 PMU/ADB được mở các tài khoản sau:

a) Tại Ngân hàng phục vụ:

Tàikhoản tạm ứng bằng tiền USD (đô la Mỹ) mang tên dự án để tiếp nhận nguồn vốnvay ADB.

Tàikhoản tiền gửi để tiếp nhận nguồn viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức quốctế: WHO, UNICEF, UNFPA (nếu cần)

Mộttài khoản tiền gửi để gửi vào những khoản thu tại dự án như tiền bán hồ sơ mờithầu, tiền bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

b) Tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch

Mộttài khoản Hạn mức để tiếp nhận vốn đối ứng do NSTW cấp cho hoạt động của dự án.

3.2 Các Tỉnh tham gia dự án được mở các tài khoản sau:

a) Tại Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án của tỉnh:

Mộttài khoản tạm ứng cấp tỉnh bằng VNĐ để tiếp nhận vốn tạm ứng ADB được PMU/ADBchuyển xuống.

Mộttài khoản tiền gửi để gửi vào những khoản thu tại dự án như: Tiền bán hồ sơ mờithầu, tiền bảo lãnh thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đóng góp của ngườiđược hưởng lợi (nếu có)...

b) Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh:

Mộttài khoản thanh toán vốn đầu tư để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng đầu tưXDCB của dự án.

Mộttài khoản hạn mức để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng HCSN.

4. Quản lý và cấp phát vốn đối ứng.

Việccấp phát và sử dụng vốn đối ứng được thực hiện theo các quy định hiện hànhtrong nước phù hợp với tiến độ rút vốn vay và viện trợ của dự án.

4.1 Vốn đối ứng đầu tư xây dựng:

Căncứ vào dự toán ngân sách vốn đối ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, SởTài chính Vật giá chuyển vốn đối ứng đầu tư XDCB cho PPMU qua Kho bạc Nhà nướctỉnh theo quy định về quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng hiện hành.  

4.2 Vốn đối ứng HCSN:

Căncứ vào dự toán vốn đối ứng được cấp có thẩm quyền duyệt và tiến độ giải ngânvốn vay, Bộ Tài chính thông báo và chuyển vốn đối ứng HCSN cho Bộ Y tế. Bộ Y tếcấp vốn đối ứng cho PMU/ADB để thực hiện dự án phù hợp với tiến độ rút vốn vay.

SởTài chính Vật giá các tỉnh tham gia dự án chuyển vốn đối ứng cấp phát cho PPMU(đối với nội dung chi thuộc nguồn Ngân sách tỉnh) theo dự toán được duyệt đểthực hiện dự án phù hợp với tỷ lệ thanh toán vốn vay quy định trong Hiệp địnhvay.

5. Quản lý rút vốn, cấp phát thanh toán vốn vay của ADB.

Mọithủ tục,hình thức rút vốn thanh toán từ nước ngoàivà từ tài khoản tạm ứng được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tàichính, các văn bản hướng dẫn Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 củaChính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chínhthức và tuân thủ các nguyên tắc giải ngân của ADB.

Tuỳtheo yêu cầu và tính chất của các lần thanh toán có thể áp dụng các hình thứcrút vốn sau: Rút vốn thanh toán qua tài khoản tạm ứng, thanh toán trực tiếp,thủ tục hoàn vốn, thư cam kết.

Thanhtoán từ nguồn vốn vay của ADB phải theo đúng tỷ lệ tài trợ cho từng hạng mụccủa dự án đã quy định trong Hiệp định vay và các tài liệu pháp lý của dự án.

A. Rút vốn thanh toán qua tài khoản tạm ứng:

A1. Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng TW:

Căncứ hạn mức tài khoản tạm ứng đã quy định trong Hiệp định vay là 3.000.000 USD(Ba triệu Dollar Mỹ), PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ TCĐN):

Côngvăn đề nghị rút vốn

Đơnxin rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB, trong đó nêu rõ kế hoạch chi tiêutrong 6 tháng tới.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN)có văn bản chấp nhận đề nghị rút vốn gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ. Trongvòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụcùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp nhận và chuyển tiền vàotài khoản tạm ứng TW.

A2. Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng tỉnh:

BộY tế, Bộ Tài chính thống nhất xác định mức trần trên tài khoản tạm ứng tỉnh vớisố tiền đồng Việt Nam là 500.000.000 VNĐ.

Trongphạm vi mức trần của tài khoản tạm ứng đã xác định cho từng tỉnh và kế hoạchchi tiêu trong quý tới, PPMU có công văn đề nghị PMU/ADB chuyển tiền vào tàikhoản tạm ứng tỉnh. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận công văn đề nghị củaPPMU, PMU/ADB trích tiền từ tài khoản tạm ứng TW chuyển thành tiền đồng ViệtNam và chuyển xuống tài khoản tạm ứng tỉnh.

A3. Thanh toán từ tài khoản tạm ứng TW:

Khicó yêu cầu chi thanh toán cho nhà thầu; người cung cấp hàng hoá, dịch vụ tưvấn, chi thường xuyên của PMU/ADB, sau khi nghiệm thu, kiểm tra khối lượng,chứng từ chấp nhận thanh toán theo đúng quy định hiện hành và tính toán số tiềnđược thanh toán bằng nguồn vốn ADB theo tỷ lệ quy định, PMU/ADB đề nghị Ngânhàng phục vụ trích tiền từ tài khoản tạm ứng TW thanh toán cho người thụ hưởng.

Trongvòng 5 ngày làm việc sau khi rút vốn từ tài khoản tạm ứng để thanh toán,PMU/ADB gửi hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành đến Kho bạc Nhà nướcnơi giao dịch để Kho bạc thực hiện kiểm soát chi theo quy định. Trong vòng 5 ngàylàm việc, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước xác nhậnkhối lượng công việc đã thực hiện đủ điều kiện thanh toán trên Phiếu giá hoặcBảng kê thanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu của KBNN) đồngthời thanh toán phần vốn đối ứng (nếu có).

Trườnghợp thanh toán cho các hợp đồng thanh toán một lần hay thanh toán lần cuối chocác hợp đồng, PMU/ADB gửi hồ sơ chứng từ theo quy định đến Kho bạc Nhà nước đểthực hiện việc kiểm tra trước, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện thanh toán, trướckhi thanh toán cho người thụ hưởng.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ, Kho bạc Nhànước kiểm tra hồ sơ chứng từ, xác nhận khối lượng công việc hoàn thành đủ điềukiện thanh toán (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng nếu có). Căn cứ vào xácnhận của Kho bạc Nhà nước, PMU/ADB đề nghị Ngân hàng phục vụ thanh toán từ tàikhoản tạm ứng Trung ương cho người thụ hưởng.

Phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nướclà một trong các căn cứ để PMU/ADB làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

A4. Thanh toán từ tài khoản tạm ứng của tỉnh.

Khicó yêu cầu thanh toán từ tài khoản tạm ứng tỉnh để chi cho các hoạt động của dựán do tỉnh thực hiện, PPMU gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh hồ sơ chứng từ để thựchiện việc kiểm soát chi gồm:

Côngvăn đề nghị thanh toán

Cácvăn bản chứng từ theo quy định hiện hành về thanh toán vốn đầu tư XDCB hoặcthanh toán vốn HCSN.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, căn cứ kết quả kiểmsoát hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước tỉnh xác nhận khối lượng công việc đãthực hiện đủ điều kiện thanh toán trên Phiếu giá hoặc Bảng kê thanh toán hoặcđề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu của Kho bạc Nhà nước), đồng thời thanhtoán phần vốn đối ứng (nếu có).

PPMUgửi Chi nhánh Ngân hàng phục vụ yêu cầu thanh toán kèm Phiếu giá hoặc Bảng kêthanh toán hoặc đề nghị thanh toán tạm ứng có xác nhận của Kho bạc Nhà nướctỉnh để trích tiền từ tài khoản tạm ứng tỉnh thanh toán cho người thụ hưởng.

Phiếu giá, Bảng kê thanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnhlà một trong các căn cứ để PPMU làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh vàđồng thời là căn cứ để PMU/ADB làm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

A5. Bổ sung tài khoản tạm ứng TW:

Nguyêntắc rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng là nguyên tắc thực chi, Dự án chỉ đượcrút vốn bổ sung những khoản đã thực thanh toán.

Hàngtháng hoặc khi tài khoản tạm ứng TW đã chi 20% mức trần quy định, PMU/ADB đượcthực hiện rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng TW.

Đểrút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tàichính (Vụ TCĐN):

Côngvăn đề nghị rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng.

Đơnrút vốn và các chứng từ, sao kê theo quy định của ADB.

Bảnsao kê chi tiêu do PMU/ADB lập thể hiện rõ các khoản đã chi từ tài khoản tạmứng, kèm theo bản sao các phiếu giá bản kê thanh toán, đề nghị tạm ứng (có xácnhận của Kho bạc Nhà nước).

Saokê tài khoản tạm ứng do Ngân hàng phục vụ lập.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (VụTCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trongvòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụcùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận sẽ chuyển tiền bổsung vào tài khoản tạm ứng TW.

Các khoản vốn đã chuyển xuống tài khoản tạm ứng tỉnh sẽ được rútvốn bổ sung khi PPMU gửi các hồ sơ, chứng từ xin rút vốn bổ sung tài khoản tạmứng cấp tỉnh.

A6. Bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh:

Hàngtháng hoặc khi tài khoản tạm ứng tỉnh đã chi 50% mức trần quy định, PPMU phảilàm thủ tục bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnh gửi PMU/ADB gồm:

Côngvăn gửi PMU/ADB đề nghị bổ sung tài khoản tạm ứng.

Saokê các khoản chi từ tài khoản tạm ứng tỉnh và bản sao các Phiếu giá, Bảng kêthanh toán có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Saokê tài khoản tạm ứng tại Chi nhánh Ngân hàng phục vụ tỉnh.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, PMU/ADB làm thủtục chuyển tiền từ tài khoản tạm ứng TW xuống tài khoản tạm ứng tỉnh.

Các hồ sơ chứng từ do PPMU nộp để bổ sung tài khoản tạm ứng tỉnhcũng đồng thời là hồ sơ chứng từ để PMU/ADB lập hồ sơ rút vốn bổ sung tài khoảntạm ứng TW.

B. Thanh toán trực tiếp:

Làhình thức thanh toán theo đề nghị của dự án, ADB sẽ chuyển tiền thanh toán trựctiếp cho nhà thầu, người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong các trườnghợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tưvấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ khôngcần thiết phải mở L/C.

Đểrút vốn thanh toán trực tiếp, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (VụTCĐN):

Côngvăn đề nghị rút vốn thanh toán trực tiếp.

Đơnrút vốn và các sao kê kèm theo mẫu của ADB.

Hợpđồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền (gửi một lần).

Thưkhông phản đối (No objection) của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiếntrước của ADB) .

Bảolãnh thực hiện, bảo lãnh tạm ứng (nếu thanh toán tạm ứng)

Hoáđơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà thầu, người cung cấp

Phiếugiá hoặc bảng kê thanh toán, đề nghị thanh toán tạm ứng đã có xác nhận của Khobạc Nhà nước.

(+)Khi thanh toán trực tiếp theo yêu cầu của PPMU, PPMU có trách nhiệm cung cấpđầy đủ các hồ sơ chứng từ nêu trên cho PMU/ADB (trừ công văn, đơn rút vốn vàcác sao kê đi kèm do PMU/ADB chuẩn bị).

(+)Việc kiểm soát chứng từ thanh toán để có xác nhận của KBNN thực hiện theođúng quy định hiện hành trong nước về thanh toán vốn đầu tư XBCB hoặc vốn HCSN.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (VụTCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ. Trường hợp đặcbiệt Bộ Tài chính có thể yêu cầu dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổsung.

Trongvòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụcùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận và chuyển tiền trựctiếp trả cho nhà thầu, người cung cấp.

C. Thủ tục hoàn vốn:

Thủtục hoàn vốn là hình thức ADB hoàn lại tiền cho các khoản đã chi hợp lệ của dựán theo quy định của Hiệp định vay, do dự án thanh toán bằng nguồn vốn ngânsách hoặc vốn tự có. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanhtoán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục XDCB.

Đểrút vốn thanh toán theo hình thức hoàn vốn PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến BộTài chính (Vụ TCĐN):

Côngvăn đề nghị rút theo hình thức hoàn vốn.

Đơnrút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB. Trên đơn rút vốn phải ghi đầy đủ tên vàsố tài khoản của đơn vị thụ hưởng là đơn vị đã ứng chi trước cho khoản xin hoànvốn đó.

Hợpđồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền (gửi một lần).

Thưkhông phản đối của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiến trước của ADB).

Hoáđơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà thầu, người cung cấp.

Phiếugiá hoặc bảng kê thanh toán, đề nghị thanh toán tạm ứng đã có xác nhận của Khobạc Nhà nước và các chứng từ khác chứng minh số tiền đã thanh toán.

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (VụTCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trongvòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụcùng PMU/ADB ký đơn rút vốn gửi ADB. ADB xem xét chấp thuận và chuyển tiền hoànvốn.

Đốivới các khoản rút vốn theo hình thức hoàn vốn cho những khoản do ngân sách nhànước đã chi (hoặc từ nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách), số tiền rút về phải đượcnộp vào Ngân sách nơi đã ứng vốn.

Đốivới các khoản rút vốn theo hình thức hoàn vốn cho những khoản do Chủ dự án đãchi bằng vốn tự có (hoặc vốn tín dụng, hay huy động các nguồn vốn khác), Chủ dựán được sử dụng số tiền rút về theo các quy định về quản lý tài chính hiệnhành.

D. Thủ tục Thư cam kết:

Thủtục thư cam kết là hình thức theo đề nghị của dự án, ADB phát hành Thư cam kếtđảm bảo trả tiền cho Ngân hàng thương mại đối với khoản tiền sẽ thanh toán bằngL/C. Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu ghi trong hợpđồng được thanh toán bằng hình thức mở L/C.

Đểrút vốn theo thủ tục Thư cam kết, PMU/ADB gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính(Vụ TCĐN):

Côngvăn đề nghị cho mở L/C.

Đơnrút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB.

Hợpđồng, quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền.

Thưkhông phản đối của ADB (nếu thuộc loại hợp đồng phải có ý kiến trước của ADB).

Bảolãnh thực hiện, bảo lãnh tạm ứng (nếu cần).

Trongvòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Bộ Tài chính (VụTCĐN) có văn bản chấp thuận gửi PMU/ADB và Ngân hàng phục vụ.

Trongvòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng phục vụcùng PMU/ADB làm thủ tục mở L/C và ký đơn rút vốn gửi ADB đề nghị phát hành thưcam kết. ADB xem xét chấp thuận và phát hành thư cam kết.

Quá trình thực hiện việc quản lý rút vốn, cấp phát thanh toán vốnvay ADB nêu tại điểm 5 trên đây, sau khi hoàn tất công việc, PMU/ADB phải saogửi ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính gửi Bộ Y tế (Vụ TCKT) để tổng hợp theodõi.

6. Định mức chi tiêu áp dụng cho Dự án:

Dựán áp dụng theo mức chi được quy định tại Quyết định số 112/2001/QĐ-BTC ngày9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành Một số định mức chi tiêuáp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vaynợ, các quy định hiện hành của Nhà nước và định mức chi kèm theo Thông tư này (phụlục 2).

7. Quản lý nguồn viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức Quốc tế:

Nguồnviện trợ không hoàn lại của các Tổ chức Quốc tế cho Dự án Y tế nông thôn đượcsử dụng theo quy định tại Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tàichính "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợkhông hoàn lại", theo nội dung dự án được phê duyệt và các văn bản hiệnhành.

8. Chế độ kế toán dự án

8.1. Hệ thống chứng từ kế toán

Hệthống chứng từ kế toán áp dụng cho Ban QLDA các cấp có sử dụng vốn vay của ADBbao gồm hai loại:

Hệthống chứng từ kế toán của Việt Nam áp dụng theo hệ thống chứng từ kế toán hiệnhành của Việt Nam.

Danhmục chứng từ, tài liệu kế toán theo yêu cầu quản lý của ADB (phụ lục 3)

8.2. Hình thức sổ kế toán:

Đểthống nhất trong toàn dự án, khuyến khích PMU/ADB và các PPMU sử dụng hình thứcsổ kế toán Nhật ký chung, phục vụ cho công việc kiểm tra tài chính dự án, tổnghợp báo cáo quyết toán năm và tổng quyết toán dự án, đồng thời thuận tiện choviệc sử dụng máy vi tính trong kế toán dự án.

8.3. Hệ thống tài khoản kế toán:

Căncứ vào các hạng mục chi tiêu, nội dung chi tiêu của từng hạng mục chi trongHiệp định vay vốn đã ký với ADB, Dự án Y tế nông thôn phải sử dụng Hệ thống tàikhoản kế toán theo mô hình Ban QLDA có phân cấp quản lý. Tài liệu, chứng từ đượclưu giữ tại Ban QLDA các cấp, các Ban QLDA căn cứ vào danh mục các chứng từ kếtoán, danh mục sổ kế toán lựa chọn các chứng từ, sổ kế toán cần thiết để đápứng yêu cầu phản ánh đầy đủ các nội dung kinh tế phát sinh tại dự án.

9. Quản lý tài sản dự án:

Tàisản dự án phải được quản lý sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài sản công. CácBan QLDA phải tổ chức mở sổ sách theo dõi và phải tính hao mòn TSCĐ, có quyđịnh chế độ sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. Đối với phương tiện vậnchuyển, dự án không được thay đổi công dụng của tài sản. Hàng năm Ban QLDA cáccấp phải tổ chức kiểm kê tài sản, xác định tình trạng của tài sản và chấp hànhchế độ bảo dưỡng tài sản định kỳ.

PMU/ADBcó trách nhiệm hướng dẫn các PPMU về quy chế quản lý và sử dụng những tài sảngiao cho cá nhân (xe đạp, xe máy, máy tính cá nhân, điện thoại di động...).

Trongquá trình sử dụng các tài sản của dự án bị hư hỏng không sửa chữa được hoặc sửachữa không có hiệu quả về kinh tế và hiệu quả sử dụng, Ban QLDA các cấp phảithành lập Hội đồng và lập biên bản kiến nghị xin thanh lý tài sản. Khi được cấpcó thẩm quyền phê duyệt cho phép thanh lý tài sản bằng văn bản, Ban QLDA mới đượcghi giảm tài sản trên sổ sách kế toán.

10. Chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán dự án:

10.1. Chế độ báo cáo:

Hàngtháng, Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án cấp tỉnh gửi sao kê tài khoản tạm ứngcấp tỉnh đến PPMU và Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Ngânhàng phục vụ dự án gửi sao kê tài khoản tạm ứng đến PMU/ADB và Bộ Tài chính (VụTCĐN).

Saokê tài khoản tạm ứng của Chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án cấp tỉnh và Ngânhàng phục vụ dự án cấp Trung ương phải thể hiện rõ các giao dịch và số lãi phátsinh trong tháng, tình hình sử dụng lãi và ngày chuyển số lãi còn lại cho NSNN.

Ngàymùng 5 hàng tháng, các PPMU gửi báo cáo nhanh về PMU/ADB tình hình tiếp nhận,sử dụng các nguồn vốn của dự án, trong đó có phần kiến nghị với các cấp có thẩmquyền xử lý những vướng mắc trong quá trình tham gia dự án.

Hàngquý PMU/ADB có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo nhanh của toàn dự án gửi BanQuản lý các Dự án và Bộ Y tế để tổng hợp theo dõi và phối hợp với các cơ quancó thẩm quyền giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Hàngtháng PMU/ADB báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Vụ TCĐN, Vụ HCSN, Vụ Đầu tư), BộKế hoạch và Đầu tư, ADB tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng vốn vay,vốn viện trợ và vốn đối ứng của Việt Nam. Trong báo cáo cần nêu chi tiết:

Tiếnđộ và chất lượng thực hiện dự án so với mục tiêu.

Nhữngtồn tại dẫn đến việc chậm giải ngân, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Việcrút vốn, thanh toán vốn phù hợp với quy định của Việt Nam và ADB.

Đềxuất kế hoạch triển khai sáu tháng tiếp theo.

10.2. Kiểm tra:

Định kỳ và đột xuất Bộ Tài chính, BộY tế sẽ kiểm tra tình hìnhthực hiện dự án, việc sửdụng vốn (trong và ngoài nước) của dự án. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốnkhông đúng với quy định trong Hiệp định và các văn bản pháp lý của dự án, BộTài chính sẽ đình chỉ cấp phát vốn để các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Cáccơ quan chức năng của Bộ Y tế phối hợp với PMU/ADB kiểm tra đột xuất tại cáctỉnh tham gia dự án về các nội dung và nhiệm vụ dự án, tiến độ thực hiện dự án,những khó khăn trong việc điều hành dự án, tìm nguyên nhân và kiến nghị với cáccấp biện pháp tháo gỡ.

10.3. Kiểm toán:

Hàngnăm toàn bộ hoạt động tài chính của dự án phải được cơ quan kiểm toán độc lậpthực hiện kiểm toán phù hợp với các quy định của Nhà nước, của Hiệp định vay vàcác cam kết thoả thuận viện trợ. Báo cáo kiểm toán phải gửi Bộ Y tế, Bộ Tàichính và là mộttrong những căn cứ để xem xét việc rút vốn bổ sung cho tài khoản tạm ứnghoặc rút vốn từ tài khoản tạm ứng để chi trả, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá việc thực hiệndự án.

10.4. Quyết toán:

PMU/ADBvà PPMU phải lập báo cáo tài chính gửi ADB và quyết toán gửi Bộ Y tế để tổnghợp gửi Bộ Tài chính. Riêng đối với PMU/ADB ngoài việc lập các báo cáo về hoạtđộng quản lý dự án và thực hiện dự án của PMU/ADB còn phải lập báo cáo tàichính và quyết toán tổng hợp từ báo cáo của PMU/ADB và báo cáo của các PPMU.

Báocáo tài chính và quyết toán phải cung cấp một cách đầy đủ, trung thực và kịpthời về diễn biến và thực trạng tài chính của dự án. Mọi báo cáo tài chính vàquyết toán đều được lập trên cơ sở một hệ thống số liệu, tài liệu kế toán cậpnhật đầy đủ, chính xác và thống nhất.

Nộidung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báocáo phải được PMU/ADB hướng dẫn thống nhất cho các đơn vị thực hiện dự án vàtham gia dự án (PMU/ADB và các PPMU) phù hợp với quy định hiện hành.

a)Đối với vốn HCSN:

Trách nhiệm của các PPMU:

Hàngnăm các PPMU có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán toàn bộ vốn vay, vốn việntrợ, vốn đối ứng và các nguồn thu khác (nếu có) thuộc lĩnh vực sự nghiệp theochế độ Hệ thống kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT ngày2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với nguồn vốn đối ứng và thu khác(nếu có) gửi Sở Tài chính Vật giá tỉnh thẩm định để tổng hợp vào báo cáo quyếttoán chung của tỉnh. Sau khi quyết toán được Sở Tài chính-Vật giá phê duyệt,PPMU phải báo cáo cho PMU/ADB để tổng hợp chung. Đối với vốn vay và viện trợkhông hoàn lại, quyết toán gửi về PMU/ADB để thẩm định và tổng hợp báo cáo cơquan Chủ quản dự án.

Trách nhiệm PMU/ADB:

Hàngnăm PMU/ADB có trách nhiệm báo cáo quyết toán nguồn vốn quản lý dự án và thựchiện dự án tại PMU/ADB bao gồm các nguồn vốn vay của ADB, nguồn viện trợ khônghoàn lại của các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng HCSN do NSTW cấp và các nguồn thukhác tại PMU/ADB theo đúng quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày02/11/1996.

Trách nhiệm của cơ quan chủ quản dự án:

Thẩmđịnh xét duyệt báo cáo quyết toán năm của dự án trước khi tổng hợp vào báo cáoquyết toán chung của đơn vị để gửi cơ quan tài chính.

b)Đối với nguồn vốn đầu tư XDCB:

PMU/ADBvà các PPMU quyết toán theo quy định tại Thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày17/7/2000 của Bộ Tài chính về việc "Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư".Các PPMU gửi báo cáo quyết toán về PMU/ADB để thẩm định và tổng hợp, báo cáo BộY tế duyệt và gửi Bộ Tài chính.

 

Phần III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, BanQLDA Y tế nông thôn, Ngân hàng phục vụ phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (VụTài chính Đối ngoại), Bộ Y tế (Vụ Tài chính Kế toán) để nghiên cứu bổ sung sửađổi./.

(Biểu TTLT 44 )

Phụlục 1

Kếhoạch vốn năm 200...

Dựán:

Đơnvị:

Đơn vị chi/

Nội dung công việc

Tổng

Vốn ADB

Tổ chức viện trợ

Vốn đối ứng

TW/tỉnh

(Đồng VN)

Thu khác

WHO

UNICEF

UNFPA

Ngoại tệ

Đồng Việt Nam

Ngoại tệ

Đồng VN

Ngoại Tử

Đồng VN

Ngoại tệ

Đồng VN

Ngoại tệ

Đồng VN

1=3+5+7+9

2=4+6+8+10+11+12

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

- Ban quản lý dự án TW

+ Nội dung 1

+ Nội dung 2

....

- Ban quản lý dự án tỉnh A

+

+

...

- Ban quản lý dự án tỉnh B

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:          

Căncứ vào nội dung hoạt động trong hồ sơ dự án có nhu cầu sử dụng ngoại tệ để ghivào các cột 3, 5 ,7, 9.

Cáchoạt động khác được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quyđịnh tại thời điểm xây dựng kế hoạch để ghi vào các cột 4, 6, 8, 10.

Cáccột 11, 12 ghi kế hoạch vốn đối ứng do Ngân sách các cấp cấp cho dự án và kếhoạch thu tại các Ban QLDA

Kếhoạch vốn năm 200...

(Phân theo quý)

Dựán:                                     

Đơnvị: Ban QL dự án Trung ương/Tỉnh............

  

Tổng số

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Ngtệ

Đồng Việt Nam

Ngtệ

Đồng VN

Ngtệ

Đồng VN

Ngtệ

Đồng VN

Ngtệ

Đồng VN

ADB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

WHO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UNICEF

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UNFPA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CP Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

Quy định một số định mức chi tiêu

áp dụng đối vối Dự án Y tế Nông thôn

                       

Dựán áp dụng theo các định mức chi được quy định tại Quyết định số112/2001/QĐ-BTC ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành Mộtsố định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) vay nợ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Riêngnội dụng chi cho đào tạo, Liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể như sau:

1.Tiền ăn, ở và chi phí đi lại:

a.Tiền ăn:

Tổchức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: 60.000 đồng/ngày/người.

Tổchức tại các tỉnh: 50.000 đồng/người, ngày.

Tổchức tại các huyện: 40.000 đồng/người, ngày.

b.Tiền ở:

Thanhtoán theo thực tế nhưng tối đa không vượt quá các mức sau:

Tổchức tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh: 60.000 đồng/ngày/người.

Tổchức tại các tỉnh: 50.000 đồng/ngày/người.

Tổchức tại các huyện: 40.000 đồng/ngày/người.

Trườnghợp lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán tiền ngủ tối đakhông vượt các mức sau:

Tổchức tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh: 90.000 đồng/ngày/người.

Tổchức tại các tỉnh: 75.000 đồng/ngày/người.

Tổchức tại các huyện: 55.000 đồng/ngày/người.

Trườnghợp lớp học tổ chức tại các cơ sở đào tạo, không có hoá đơn tiền ngủ thì có thểsử dụng phiếu thu hoặc biên lai hợp lệ để làm chứng từ thanh toán theo mứckhoán tối đa không quá 30.000 đồng/ngày/người.

c.Chi phí đi lại:

Thanhtoán theo thực tế (vé tàu xe, bến bãi...) của phương tiện giao thông nhà nước.

2.Các chi phí khác:

Tiềnthuê hội trường ( hoặc phòng học):

Thanhtoán theo thực tế nhưng tối đa không quá: 300.000 đồng/ngày (kể cả chi phí phụcvụ và trang trí, thiết bị âm thanh đèn chiếu... phục vụ giảng dạy, học tập).

Tiềnthuê giảng viên:

Tiềnthuê giảng viên do giám đốc dự án quyết định dựa trên các yếu tố trình độ củagiảng viên, tính chất của bài giảng, địa điểm đi giảng bài v.v... nhưng trongmọi trường hợp không vượt quá mức trần sau:

Giảngviên là các cán bộ, giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, các cán bộ lãnhđạo là bộ trưởng, thứ trưởng, thủ trưởng, phó thủ trưởng các ban ngành trung ương,bí thư và phó bí thư, chủ tịch và phó chủ tịch các tỉnh thành trực thuộc trung ươngvà các chức vụ tương đương: 100.000 VNĐ/giờ.

Đốivới các giảng viên còn lại:

Giảngviên là cán bộ cơ quan cấp trung ương:   80.000VNĐ/giờ.

Giảngviên là cán bộ cơ quan cấp tỉnh:            60.000VNĐ/giờ

Giảngviên là cán bộ cơ quan cấp huyện:        30.000VNĐ/giờ.

Giảngviên là cán bộ cơ quan cấp xã:              20.000VNĐ/giờ.

Mứctrần nêu trên đã bao gồm cả tiền công giảng và soạn tài liệu giảng dạy. Trườnghợp đặc biệt tài liệu giảng dạy hay tham khảo thuộc loại chuyên môn sâu đòi hỏinhiều kinh nghiệm và chất xám, Ban Quản lý dự án có thể tính trả tiền chuẩn bịtài liệu riêng theo dạng hợp đồng công việc, bao gồm cả tiền in ấn tài liệu.Khi thanh toán tính phải theo số ngày thực tế và phải được ADB và Bộ Y tế phêduyệt trước khi ký hợp đồng với các chuyên gia này.

Tiềnthuê xe đi khảo sát, thực địa cho học viên không quá 30.000 đồng/người/khoáhọc.

Tiềnnước uống: Ban tổ chức được thanh toán theo thực chi nhưng không vượt quá mức5.000 VNĐ/ngày.

Chiphí vật tư chuyên môn phục vụ cho lớp học thanh toán dựa trên hoá đơn thực tế,hợp lệ.

Cácchi phí khác như: chi phí tổ chức, quản lý lớp học, chi khai giảng, bế giảng,tổng kết lớp học... tối đa bằng 5% tổng các chi phí đã nêu ở trên của lớp học.

Cácmức chi tiêu này áp dụng trên cơ sở thực chi và có chứng từ thanh toán hợp lệ,không áp dụng khoán chi.

Phụ lục 3

DANH MỤC CÁC CHỨNG TỪ ÁP DỤNG THEO YÊU CẦU CỦA ADB

Số TT

Tên chứng từ

Số hiệu chứng từ

1

 

 

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

8

Bảng tổng hợp (dùng cho hình thức thanh toán trực tiếp/ hoàn vốn/ quyết toán/ bổ sung.

Summary Sheet (For Direct Payment/ Reimbursement/ Liquidation/ Replenishment)

Đơn xin rút vốn theo hình thức thư cam kết.

Application for Commitment Letter

Bảng tổng hợp (Dùng cho hình thức thư cam kết)

Summary Sheet (for Commitment Letter)

Đơn xin rút vốn theo hình thức thanh toán trực tiếp

Withdrawal application for Direct payment

Đơn xin rút vốn theo hình thức tài khoản tạm ứng

Withdrawal application for Imprest Fund

Quyết toán khoản ứng trước.

Liquidation of Withdrawal vouchers

Đơn xin rút vốn theo hình thức hoàn vốn.

Withdrawal application for Reimbursement

Báo cáo tổng hợp các chứng từ rút vốn

Statement of Withdrawal vouchers

Form 01.ADB

 

 

 

Form 02.ADB

 

Form 03.ADB

 

Form 04.ADB

 

Form 05.ADB

 

Form 06.ADB

 

Form 07.ADB

 

Form 08.ADB

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdccqltccdytntdvvcnhptc607