AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ đến năm 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ đến năm 2010

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH HÀ TÂY
Số: 72/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2002                          
uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng

và phát triển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ đến năm 2010

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY 

Căn cứ Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ ban hành quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống Sông Hồng;

Căn cứ quyết định số 185/1999/QĐ-TTg ngày 13/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống Sông Hồng và văn bản số 855/CP-NN ngày 21/9/2001 của Chính phủ về việc đầu tư xây dựng công trình phân lũ, chậm lũ;

Căn cứ văn bản số 3367/BNN-PCLB ngày 13/11/2001 của Bộ Nông nghiệp-PTNT thoả thuận quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ tỉnh Hà Tây;

Xét tờ trình số 148-TT/KHĐT-QH ngày 31/12/2001 của Sở Kế hoạch-Đầu tư đề nghị phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát trển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng phân lũ, chậm lũ Hà Tây đến năm 2010 như sau:

A. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

180 xã thuộc 11 huyện trong tỉnh nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ.

B. MỤC TIÊU :

Đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã hội vùng phân lũ, chậm lũ.

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng trong vùng phân lũ, chậm lũ.

Xây dựng phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng phù hợp làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư hàng năm, các dự án đầu tư cụ thể, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi phân lũ, chậm lũ.

Xây dựng nội dung chương trình đầu tư của các các địa phương thuộc vùng phân lũ, chậm lũ từ cấp xã, phường, huyện đến cấp tỉnh.

C. VỀ NỘI DUNG

I. QUI HOẠCH HỆ THỐNG ĐIỆN:

1. Yêu cầu

Các trạm biến áp trong vùng được đưa lên điểm cao vượt mức nước lũ. Các tuyến đường dây cao thế phải an toàn tải điện trước, trong và sau phân lũ. Hệ thống đường dây hạ thế đảm bảo an toàn khi mực nước lũ đạt đến đỉnh cao.

2. Phương án qui hoạch:

Vùng phân lũ:

Huyện Phúc Thọ: Xây dựng trạm trung gian 110KV Phúc Thọ, xây dựng thêm các tuyến 22KV. Cải tạo, nâng cấp các trạm biến áp. Hệ thống lưới điện cũ đáp ứng yêu cầu phân lũ, chậm lũ.

Huyện Đan Phượng: Phát triển thêm trục lộ 22KV từ trạm 110KV Phúc Thọ để cải tạo lưới 10KV trạm trung gian Đan phượng lên 22 KV. Nâng cấp các trạm biến áp, hệ thống lưới điện đảm bảo yêu cầu khi phân lũ, chậm lũ.

Huyện Hoài Đức: Xây dựng lộ 22KV để cải tạo lưới 10KV sau trạm Trôi. Cải tạo các trạm biến áp, lưới điện đảm bảo khi phân lũ, chậm lũ.

Huyện Quốc Oai: Xây dựng lộ 22KV từ trạm Xuân Mai để cải tạo lưới 10KV sau trạm trung gian Hoà Thạch, cải tạo lưới 10KV sau trạm trung gian Quốc Oai. Đầu tư nâng cấp trạm biến áp, lưới điện đáp ứng yêu cầu phân lũ, chậm lũ.

Thanh Oai: Xây dựng mạch 22KV để tiến hành cải tạo công trình lưới 6,10KV lên 22KV. Nâng cấp trạm trung gian Bình Đà. Cải tạo, nâng cấp các trạm biến áp lưới điện cũ đảm bảo khi phân lũ, chậm lũ.

Huyện ng Hoà: Bổ sung máy biến áp cho trạm Vân Đình, xây dựng trục 22 KV để cải tạo lưới 10KV. Nâng cấp các trạm biến áp, hệ thống lưới điện đã cũ.

Huyện Mỹ Đức: Xây dựng thệm lộ 35KV. Cải tạo lộ KV lên 22KV. Đầu tư nâng cấp các trạm biến áp, hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vùng chậm lũ:

Thị xã Sơn Tây Cải tạo từng bước lưới 10KV lên 22KV. Xây dựng các tuyến 22 KV đi vào thị xã.

Huyện Ba Vì: Cải tạo lộ 10KV lên điện áp 22KV.

Huyện Thạch Thất: Xây dựng mới tuyến 35KV. Các lộ 22 KV để cải tạo lưới điện 10KV.

Ngoài ra cần đầu tư các trạm biến áp, lưới điện sử dụng lâu năm đã xuống cấp đảm bảo yêu cầu phân lũ, chậm lũ.

II. GIAO THÔNG

1. Yêu cầu:

Đảm bảo được công tác phòng chống lũ lụt, thực hiện được yêu cầu cao nhất khi phân lũ xảy ra.

Khắc phục nhanh nhất để ổn định đời sống của nhân dân sau khi phân lũ.

Kết hợp được hiệu quả cao nhất khi không có phân lũ.

2. Phương án qui hoạch

Đường Quốc lộ.

Theo qui hoạch của Bộ Giao Thông vận tải.

Đề nghị thiết lập các phương tiện vượt sông tại khu vực Biên Giang (Thanh Oai) - Tân Trượng (Chương Mỹ) và tại khu vực Đập Phùng(Đan Phượng).

Đường tỉnh lộ:

Cải tạo đường tỉnh lộ: T 183, TL 80, TL 429, T 146, TL 81, TL432, TL 82, TL 72, TL 84, TL 86, T187A, TL88, TL90, 9l, 92, 93, 94), đảm bảo giao thông bình thường và hỗ trợ cho các tuyến đường quốc lộ, ứng cứu cho các đoạn đê.

Qui mô cải tạo: Những tuyến đã trải nhựa cần thường xuyên duy tu, bảo dưỡng nền, mặt đường để đảm bảo trong phân lũ vẫn cho phép phương tiện giao thông đi lại và sau khi lũ rút được ngay.

Các tuyến đường cấp phối đầu tư đảm bảo nền đường vững chắc, mặt đường có thảm nhựa đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cấp 5 đồng bằng.

Đường huyện, liên xã, xã:

Cải tạo hệ thống đường huyện, xã, thôn thuộc các huyện trong vùng theo tiêu chuẩn cấp V đồng bằng. Cầu, cống thiết kế với qui mô cầu vĩnh cửu.

III. HỆ THỐNG THUỶ LỢI

1. Hệ thống đê, kè, cống:

Tu bổ hệ thống đê sông Hồng, sông Đà, đê tả Đáy và khai thông dòng chảy sông Đáy theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xây dựng, củng cố đê bao thị xã Sơn Tây để không bị ngập khi phân, chậm lũ theo hướng kết hợp làm đường giao thông cảnh quan đô thị.

Hệ thống đê hữu Đáy, đê tả Tích, đê tả Bùi, các tuyến đê cần được tôn cao, mở rộng, mặt đổ bê tông kết hợp làm đường giao thông nông thôn. Các kè cống kiên cố đảm bảo an toàn khi phân lũ và sau khi lũ rút.

2. Công trình thuỷ lợi:

Các trạm bơm: Các trạm bơm trong khu vực đưa cao trình đặt mô tơ lên cao trình vượt lũ.

Hệ thống kênh mương tưới tiêu: Tiến hành cứng hoá, trong đó ưu tiên cho hệ thống tưới để đảm nhận nhiệm vụ tưới, tiêu khi phân lũ, khi lũ rút để phục vụ cho phục hồi sản xuất của nhân dân.

IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG GIÁO DỤC

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trường lớp tại các xã, đảm bảo cho mỗi trường có 1 nhà kiên cố 2-3 tầng với số phòng học theo qui mô của từng trường.

Các trường học được xây dựng từ 2 đến 3 tầng với kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, tường xây gạch bao che, có chống nóng, chống thấm, chống cháy đạt tiêu chuẩn, các phòng học theo đúng qui cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

V. CƠ SỞ HẠ TẦNG Y TẾ

Đầu tư nâng cấp bệnh viện cấp huyện, khu vực có 150 giường bệnh, 3 phòng dự trữ thuốc và các phương tiện khám chữa bệnh, 2 đến 3 phòng làm việc của y, bác sỹ.

Các trạm xá có 20 giường bệnh ở tầng 2 để khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, 1 phòng cấp thuốc, 2 phòng làm việc của y, bác sỹ.

VI. CÁC TRỤ SỞ LÀM VIỆC CẤP XÃ

Đầu tư tại mỗi thôn một địa điểm làm nơi chỉ đạo khi phân lũ và nơi hội họp. Trụ sở làm việc các xã cải tạo nâng cấp thành hai tầng, cao trình sàn tầng hai vượt cao trình nước lũ

VII. NHÀ CỬA CỦA NHÂN DÂN

Hỗ trợ, vận động mỗi hộ gia đình ở vùng bị ngập lụt xây một gian nhà vượt mức nước lũ, có công trình vệ sinh tự hoại hoặc có nắp đậy kín, có bể trữ nước sạch đặt đủ cao, để đảm bảo cuộc sống tại chỗ của nhân dân.

VIII. CÁC HẠNG MỤC KHÁC

Đầu tư xây dựng các cột báo, các địa điểm làm nơi tập kết dân, tài sản khi phân lũ chậm lũ, phục vụ cho đời sống dân sinh, các công trình công cộng: Nước sạch, khu vệ sinh công cộng… đảm bảo cuộc sống tối thiểu của nhân dân ở khu vực sơ tán.

D. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ:

Tổng vốn yêu cầu: 6.169.798 triệu đồng

Đề nghị Trung ương hỗ trợ 2.446.545 triệu đồng

Ngân sách tỉnh: 151.547 triệu đồng

Huy động từ huyện, xã và nhân dân: 326.744 triệu đồng

Nguồn vay tín dụng: 3.244.962 triệu đồng

E. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ:

Từ nay đến đầu năm 2003 tập trung đầu tư cho vùng bụng chứa Vân Cốc gồm 8 xã của huyện Phúc Thọ và 3 xã của Đan Phượng.

Năm 2003 - 2005 tập trung đầu tư cho vùng phân lũ sông Đáy và một số vùng chậm lũ sông Tích.

Năm 2005 - 2010 tập trung chủ yếu cho vùng chậm lũ sông Tích.

F: TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Quy hoạch nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư hàng năm và các dự án đầu tư cụ thể. Giao cho UBND các huyện trong vùng phân lũ, chậm lũ phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức thực hiện.

Điều 2. Thủ trưởng các ngành: Kế hoạch-Đầu tư, Nông nghiệp-PTNT, Tài chính-Vật giá, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục đào tạo, Công nghiệp, Điện lực, Bưu điện, Quân sự, Công an, Khoa học công nghệ-Môi trường, Lao động-TBXH, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, ng Hoà, Thanh Oai và ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/dqhtxdctnccshtvptktvplcln2010753