AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Duyệt quy hoạch phát triển ngành Y tế Hà Tây giai đoạn 2001- 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Duyệt quy hoạch phát triển ngành Y tế Hà Tây giai đoạn 2001- 2010

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH HÀ TÂY
Số: 156/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2002                          
uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Duyệt quy hoạch phát triển ngành Y tế Hà Tây giai đoạn 2001- 2010

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY 

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989;

Căn cứ quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001- 2010;

Hội nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và một số ngành liên quan họp ngày 7/01/2002 đã thông qua quy hoạch phát triển ngành Y tế giai đoạn 2001- 2010;

Xét tờ trình số 37- SYT/TT-KH ngày 10/01/2002 và tờ trình số 20-TT/KHĐT-QH ngày 21/01/2002 của S Kế hoạch-Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Duyệt quy hoạch phát triển ngành Y tế Hà Tây giai đoạn 2001-2010 như sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:

Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Phấn đấu mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

II. MỤC TIÊU

 

Năm 2005

Năm 2010

Tuổi thọ trung bình

70

72

Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi

25%o

20%o

Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi

31

28

Tỷ lệ chết mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống

30

20

Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng dưới 2500g

5%

4%

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

22%

15%

Chiều cao trung bình của thanh niên

1,59m

1,60m

Tỷ lệ Bác sĩ/ 1 vạn dân

4,0

4,5

Tỷ lệ DSĐH/1vạn dân

0.68

1.0

Tỷ lệ Bác sĩ công tác tại trạm giam y tế cơ sở

100%

100%

Tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân

12.5

13

Số thôn có nhân viên y tế hoạt động

100%

100%

Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch

60%

90%

Tỷ lệ hộ có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh

45%

70%

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Tích cực quản lý và phòng chống các bệnh không do nhiễm trùng và các bệnh do lối sống không lành mạnh gây ra.

Nâng cao hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Có chính sách, biện pháp đối với các đối tượng chính sách, người nghèo, bà mẹ trẻ em và người già được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Giảm bớt, tiến tới loại bỏ nguy cơ dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình do chi phí y tế cao bằng các chế độ, chính sách trợ cấp .

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở các tuyến trong lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ.

III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU:

1. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ:

Thực hiện các mục tiêu chương trình Quốc gia. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh không do nhiễm trùng. Chủ động trong công tác phòng chống các dịch bệnh.

Phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối I ốt đạt 100%. Tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ trẻ em 8 - 12 tuổi giảm xuống dưới 5%.

Tiêm chủng mở rộng: Không để bệnh bại liệt trở lại, 100% các huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 99%. Tiêm phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai đủ 2 mũi đạt tỷ lệ trên 95%.

Phòng chống lao: Trong giai đoạn 2001-2005, số bệnh nhân phát hiện giữ ổn định khoảng 60 bệnh nhân lao phổi ho khạc ra vi khuẩn (+) mới trên 100.000 dân. Phấn đấu đến năm 2010 giảm xuống còn 50/100.000 dân. Đến năm 2003 thiết lập tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi tại toàn tỉnh... Năm 2010 hoàn thành điều trị khỏi trên 95%.

Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng: Củng cố nâng cấp bệnh viện Tâm thần tỉnh lên 150 giường vào năm 2005. Triển khai bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng tại tất cả các xã, phường của 14 huyện, thị xã... Số bệnh nhân được khám phát hiện, được quản lý và điều trị tại cộng đồng đạt tỷ lệ trên 80%.

Phòng chống phong: Giữ vững thành quả thanh toán phong đã đạt được. Đa dạng hoá trị liệu cho bệnh nhân phong tại cộng đồng và khu điều trị phong của tỉnh. Phục hồi chức năng bằng phẫu thuật cho bệnh nhân bị tàn phế.

Phòng chống sốt xuất huyết: Giảm 30% tỷ lệ mắc bệnh và giảm 80% tỷ lệ chết/mắc so với tỷ lệ mắc 5 năm 1996 - 2000. Không để dịch lớn xảy ra. Xã hội hoá các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết; 80% bệnh nhân độ I và II được theo dõi, điều trị tại các tuyến cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Phòng suy dinh dưỡng trẻ em: Hạ tỷ lệ suy dinh dưõng trẻ em dưới 5 tuổi xuống 22% vào năm 2005 và dưới 15% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500g xuống 4%. Giảm tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ bị thiếu máu xuống dưới 30% vào năm 2005 và 15% vào năm 2010.

Phòng chống sốt rét

Không để dịch sốt rét xảy ra, không có tử vong sốt rét nội tỉnh.

Giảm tỷ lệ mắc sốt rét từ 3/10.000 dân năm 2000 xuống 2/10.000 dân. vào năm 2005 và giảm xuống 1/10.000 dân vào năm 2010.

Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm : Xây dựng củng cố mạng lưới quản lý và thanh tra chuyên ngành chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh và các huyện, thị xã. Giảm 20% số vụ ngộ độc và giảm 20% số người tử vong do ngộ độc thực phẩm so với năm 2000.

Phòng chống HIV/AIDS: Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư; làm giảm các ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế, xã hội... Đảm bảo 100% các túi máu được sàng lọc HIV trước khi truyền cho người bệnh. Quản lý, chăm sóc, tư vấn được cho 80 - 90% người nhiễm HIV/AIDS Tất cả các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có cơ sở điều trị HIV/AIDS.

Y tế học đường: Kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách y tế trường học phổ thông và chuyên nghiệp, có tủ thuốc thiết yếu phục vụ sức khoẻ cho học sinh. Tỷ lệ học sinh được khám sức khoẻ định kỳ trong năm đạt từ 70 - 80%

2. Khám chữa bệnh:

Đầu tư xây dựng các bệnh viện đa khoa liên huyện, đến năm 2005 tăng dần số giường bệnh cho các bệnh viện huyện; Đầu tư xây dựng bệnh viện Vân Đình thành bệnh viện đa khoa khu vực có quy mô 200 giường bệnh; Xúc tiến xây dựng bệnh viện đa khoa Hoà Lạc với quy mô từ 300 đến 400 giường bệnh. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện huyện thuộc vùng phân lũ, chậm lũ của tỉnh. Kết hợp với các bệnh viên Quân y và các ngành trên địa bàn tỉnh để tăng năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

Đến năm 2010 xây dựng 2 bệnh viện đa khoa khu vực Ba Vì với quy mô 200 giường và Phú Xuyên với quy mô 150 giường. Xây dựng bệnh viện Phụ sản và bệnh viện Điều dưỡng lão khoa - phục hồi chức năng. Các phòng khám đa khoa khu vực được củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và đội ngũ cán bộ kỹ thuật; giải thể các phòng khám đa khoa khu vực hoạt động không có hiệu quả.

3. Phát triển và quản lý hành nghề y tế tư nhân:

Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở y tế của Nhà nước, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, bán công, tư nhân. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ chuyên môn cho y tế tư nhân, khuyến khích để hệ thống này đảm bảo khoảng 30% - 40% dịch vụ y tế cộng đồng. Tăng cường quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân về chuyên môn và nghiệp vụ.

4. Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ - trẻ em - kế hoạch hoá gia đình:

Triển khai chiến lược Quốc gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản và phấn đấu giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng, các chỉ tiêu cụ thể:

Tổng tỷ suất sinh (Số con trung bình trên một phụ nữ tuổi sinh đẻ): 2 con

Tỷ lệ tử vong chưa sinh dưới 18%0 .

Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám trước khi sinh đủ 3 lần trở lên đạt 100%.

Tỷ lệ các ca đẻ do nhân viên y tế đỡ: 100%.

Giảm tỷ suất sinh thô mỗi năm 0,5%, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của tỉnh xuống 1,1%.

5. Phát triển y học cổ truyền:

100% bệnh viện. Trung tâm y tế huyện có khoa y học cổ truyền.

100% Trạm y tế xã, có vườn thuốc nam, tỷ lệ điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại đạt trên 25% tổng số bệnh nhân.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn các lương y của tỉnh hội, huyện hội y học cổ truyền trong tỉnh

Nghiên cứu, xây dựng phác đồ điều trị các bệnh bằng y học cổ truyền.

6. Củng cố và phát triển y tế cơ sở:

Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Đến năm 2003 tất cả các trạm y tế triển khai khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế. Đảm bảo 100% số xã có trạm y tế.

Phấn đấu đến năm 2005 có 100% trạm y tế xã phường có bác sĩ và nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản - nhi , các trạm y tế đều có cán bộ phụ trách công tác dược và có cán bộ y học cổ truyền.

100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt đông có trình độ sơ học trở lên. Có chế độ phụ cấp thù lao hàng tháng.

7. Thuốc và trang thiết bị y tế:

Về Dược: Nâng cấp Công ty dược theo tiêu chuẩn, thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), đến năm 2005 có 50 - 60% thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP. Khuyến khích đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết.

Phấn đấu đến năm 2005 đảm bảo đủ nhu cầu thuốc cho phòng bệnh và chữa bệnh.

Về trang thiết bị y tế: Đầu tư trang bị y tế theo tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh, khám chữa bệnh theo danh mục trang thiết bị y tế tại các tuyến tỉnh, huyện, xã của BộY tế quy định. Áp dụng công nghệ tiên tiến của trang thiết bị đưa vào khám chữa bệnh.

8. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:

Chú trọng đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá ngành y tế. Năm 2002 - 2005 áp dụng chương trình tin học điều hành quản lý bệnh viện đối với các bệnh viện tỉnh, huyện và toàn ngành. Phát triển công nghệ sinh học trong chẩn đoán và điều trị, trong xử lý chất thải bệnh viện.

9. Kết hợp chặt chẽ quân - Dân y:

Phối hợp quân - dân y trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tạo sức mạnh tổng họp trong chiến lược xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã .hội .

10. Xã hội hoá công tác y tế:

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá y tế. Đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ

11. Kiện toàn tổ chức ngành y tế:

Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành y tế theo hướng tinh giản đầu mối để đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng, khám chữa bệnh, dược và đào tạo. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh trên cơ sở nâng cấp các bệnh viện huyện. Thành lập Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội. Củng cố cơ sở hạ tầng, thiết bị và đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường Trung học y tế tỉnh để chuẩn bị nâng cấp lên đường Cao đẳng y tế.

12. Đào tạo cán bộ, phát triển nhân lực y tế:

Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các loại hình cán bộ cho từng tuyến. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo hướng vào việc hình thành năng lực và phẩm chất cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 4,5 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học trên 10.000 dân. Sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều động luân phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế.

13. Giải pháp về đầu tư:

Phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm của tỉnh. Ngân sách Nhà nước ưu tiên cho các hoạt động y tế dự phòng, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cơ sở y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Đầu tư cho các mục tiêu chương trình y tế quốc gia và một số chương trình sức khoẻ ưu tiên để chủ yếu giải quyết các vấn đề về bệnh tật.

Mở rộng Bảo hiểm Y tế tự nguyện và củng cố quỹ BHYT bắt buộc hiện nay, tiến tới thực hiện BHYT toàn dân. Từng bước điều chỉnh mức thu viện phí cho phù hợp với chi phí đầu tư và kỹ thuật, trình độ chuyên môn ở từng tuyến kỹ thuật theo hướng tính đúng, tính đủ theo các đối tượng:

III. TỔ CHỨC THỤC HIỆN:

Quy hoạch phát triển ngành Y tế giai đoạn 2001-2010 là cơ sở để lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, lập các dự án đầu tư phát triển ngành y tế của Tỉnh. UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện.

Điều 2: Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/dqhptnythtg20012010435