AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Chất lượng Hàng hoá

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Chất lượng Hàng hoá

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 18/1999/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1999                          
Uỷ ban thường vụ quốc hội

PHÁP LỆNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

Số 18/1999/PL-UBTVQH10, ngày 24/12/1999 về Chất lượnghàng hoá

  

Để bảo đảm nâng cao chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất, kinhdoanh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh và người tiêu dùng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lao động;bảo vệ môi trường; thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lựcquản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế vàthương mại quốc tế;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xâydựng luật, pháp lệnh năm 1999;

Pháp lệnh này quy định về chất lượng hàng hoá.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Pháplệnh này quy định việc ban hành, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chứngnhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng, kiểm tra và thanh travề chất lượng hàng hoá trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Điều 2.

Nhànước thống nhất quản lý chất lượng hàng hoá theo quy định của Pháp lệnh này vàcác quy định khác của pháp luật.

Trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham giacó quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế đó.

Điều 3.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoácủa mình theo quy định của pháp luật.

Điều 4.

Nhànước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhthuộc mọi thành phần kinh tế bảo đảm chất lượng hàng hoá bằng việc áp dụng cáctiêu chuẩn chất lượng, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo các tiêuchuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép ápdụng tại Việt Nam.

Điều 5.

Cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọicá nhân có trách nhiệm thi hành các quy định của Pháp lệnh này và các quy địnhkhác của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, độngviên nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về chất lượng hànghoá.

Điều 6.

Tổchức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi vi phạmpháp luật về chất lượng hàng hoá. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp để nâng cao chất lượng hàng hoá. Cơquan, tổ chức có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo vàkiến nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 7.

Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích việc mở rộng hợp tác quốctế trong lĩnh vực chất lượng hàng hoá với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức vàcá nhân nước ngoài.

Điều 8.

Nghiêmcấm các hành vi sau đây:

1.Sản xuất, kinh doanh hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo quy định của phápluật;

2.Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác về chất lượnghàng hoá. 

Chương II

BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ 

Điều 9.

Tiêuchuẩn chất lượng bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phươngpháp thử nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hoá; về hệ thốngquản lý chất lượng và các vấn đề khác liên quan đến chất lượng hàng hoá.

Tiêuchuẩn chất lượng được thể hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật.

Điều 10.

Chínhphủ quy định việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng hàng hoá (sau đâygọi là Tiêu chuẩn Việt Nam), sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tếtại Việt Nam.

Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ banhành tiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng hóa (sau đây gọi là tiêu chuẩn ngành)để áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy địnhcủa Chính phủ.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng hànghoá (sau đây gọi là tiêu chuẩn cơ sở) để áp dụng trong cơ sở của mình và chịutrách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá do mình công bố.

Điều 11.

1.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xây dựng và áp dụngtiêu chuẩn cơ sở; tham gia xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩnngành; công bố hàng hoá của mình phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩnngành tương ứng.

2.Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn nướcngoài, tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật ViệtNam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc thamgia để thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế.

Điều 12.

1.Hàng hoá liên quan đến thực phẩm, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, môi trườngvà các đối tượng khác được pháp luật quy định thuộc diện phải áp dụng Tiêuchuẩn Việt Nam.

Chínhphủ quy định việc ban hành Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng Tiêu chuẩnViệt Nam.

2.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với Tiêu chuẩn ViệtNam tương ứng.

Điều 13.

1.Ngoài Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam quy địnhtại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này, căn cứ vào yêu cầu quản lý chất lượnghàng hoá trong từng thời kỳ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ quy định hàng hoá trong phạm vi ngành, lĩnh vực đượcphân công quản lý phải áp dụng tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác.

2.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện quy định tại khoản 1Điều này phải công bố và bảo đảm hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn tươngứng.

Điều 14.

Bộtrưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định điều kiện, thủ tục công bốhàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. 

Chương III

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

VÀ CÔNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 15.

1.Hoạt động chứng nhận chất lượng bao gồm việc chứng nhận chất lượng hàng hoá,chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặctiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam.

2.Hoạt động công nhận hệ thống quản lý chất lượng bao gồm việc công nhận hệ thốngquản lý chất lượng của phòng thử nghiệm chất lượng hàng hoá, tổ chức giám địnhchất lượng hàng hoá, tổ chức chứng nhận chất lượng hàng hoá, tổ chức chứng nhậnhệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngànhhoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam.

Điều 16.

Việcchứng nhận chất lượng hàng hoá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; việccông nhận hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức quy định tại Điều 15 củaPháp lệnh này do các tổ chức hoạt động dịch vụ kỹ thuật thực hiện.

Điềukiện hoạt động của các tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng, công nhậnhệ thống quản lý chất lượng do Chính phủ quy định.

Điều 17.

Nhànước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự nguyện áp dụng cáchệ thống quản lý chất lượng, tự nguyện đề nghị được chứng nhận chất lượng hànghoá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; khuyến khích các phòng thử nghiệmchất lượng hàng hoá, các tổ chức giám định chất lượng hàng hoá, các tổ chứcchứng nhận chất lượng hàng hoá, các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượngtự nguyện đề nghị được công nhận hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Điều 18.

1.Căn cứ vào Danh mục hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều12 của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định việc ban hành Danh mục hàng hoá phải đượcchứng nhận chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.Căn cứ vào Danh mục hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều13 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá phải được chứng nhận chất lượngtheo tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác.

Điều 19.

Nhànước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thừa nhận lẫn nhau trong hoạt độngchứng nhận chất lượng hàng hoá, công nhận hệ thống quản lý chất lượng giữa ViệtNam với nước ngoài.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT,

KINH DOANH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

Điều 20.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoátheo quy định của pháp luật; bảo đảm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng đã côngbố; kiểm tra chất lượng hàng hoá và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá domình sản xuất, kinh doanh.

Điều 21.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm trung thực, chính xác trongviệc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hoá của mình; phải bảo đảm hànghoá có nhãn ghi rõ tiêu chuẩn, đặc tính, công dụng, hạn sử dụng và các nội dungkhác theo quy định của pháp luật; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảohành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá cho khách hàng.

Điều 22.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm giải quyết kịp thời mọi khiếunại của khách hàng về chất lượng hàng hoá của mình; thu thập, nghiên cứu, tiếpthu ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hoá; bồi hoàn, bồi thườngthiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật. 

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

Điều 23.

Nộidung quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá bao gồm:

1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch và kế hoạch về chất lượnghàng hoá;

2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng hànghoá;

3.Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hànghoá các cấp;

4.Ban hành và quy định việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành; quyđịnh việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn việcxây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; quy định các loại phí và lệ phí về chất lượnghàng hoá;

5.Quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng hàng hoá, chứng nhận hệ thống quản lýchất lượng; hoạt động công nhận hệ thống quản lý chất lượng của phòng thửnghiệm chất lượng hàng hoá, tổ chức giám định chất lượng hàng hoá, tổ chứcchứng nhận chất lượng hàng hoá, tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng;

6.Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chất lượnghàng hoá;

7.Tổ chức và quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật về chất lượnghàng hoá;

8.Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật vềchất lượng hàng hoá;

9.Tổ chức và thực hiện việc hợp tác quốc tế về chất lượng hàng hoá;

10.Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp lụât về chất lượng hàng hoá; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Điều 24.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá trong phạm vi cả nước.

2.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnviệc thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá.

Chínhphủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá.

3.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước vềchất lượng hàng hoá theo sự phân công của Chính phủ.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiệnquản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá tại địa phương theo phân cấp của Chínhphủ.

Điều 25.

Chínhphủ quy định các loại phí và lệ phí về chất lượng hàng hoá. 

Chương VI

KIỂM TRA, THANH TRAVỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

 Điều 26.

1.Căn cứ yêu cầu quản lý chất lượng trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định Danhmục hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng và tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượnghàng hoá; ban hành quy chế kiểm tra về chất lượng hàng hoá.

2.Hàng hoá đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, hàng hoá của tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợpvới Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế đượcmiễn kiểm tra về chất lượng, trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm phápluật về chất lượng hàng hoá.

Điều 27.

1.Việc thanh tra chất lượng hàng hoá do Thanh tra chuyên ngành về chất lượng hànghoá thực hiện.

2.Tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa do Chínhphủ quy định.

Điều 28.

Nhiệmvụ của thanh tra chuyên ngành về chất lượng hàng hoá là thanh tra việc chấphành pháp luật về chất lượng hàng hoá, xử phạt, áp dụng hoặc kiến nghị áp dụngtheo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm phápluật về chất lượng hàng hoá.

Việcthanh tra do Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện.

Điều 29.

1.Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:

a)Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đềcần thiết cho việc thanh tra;

b)Lấy mẫu hàng hoá để thử nghiệm theo quy định của pháp luật;

c)Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;

d)áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;trường hợp phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2.Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có trách nhiệm:

a)Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;

b)Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra; không gây phiền hà, sách nhiễu, cảntrở hoạt động sản xuất, kinh doanh; không gây thiệt hại tới quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

c)Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hành vi, kết luận và biện pháp xửlý của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 30.         

Tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoànthanh tra hoặc Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và phải chấp hành các quyếtđịnh của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.

Điều 31.

Tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về quyếtđịnh hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên theo quy địnhcủa pháp luật. Trong quá trình các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giảiquyết, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra vẫn phải chấp hành quyết địnhhoặc các biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên, trừ trường hợppháp luật có quy định khác.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32.

Tổchức, cá nhân có thành tích trong hoạt động về chất lượng hàng hoá hoặc có côngphát hiện các vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá thì được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

Điều 33.

Ngườinào sản xuất, kinh doanh hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đãcông bố; sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải áp dụngTiêu chuẩn Việt Nam mà không phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam; vi phạm quy địnhvề chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc vi phạmcác quy định khác của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

Điều 34.

Ngườinào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định trong việc công bố, chứngnhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng, cho phép lưu thông,xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra về chất lượngmà chưa được kiểm tra hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng sau khi đã kiểm trahoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá,thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 35.

Ngườinào có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá gâythiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều34 và Điều 35 của Pháp lệnh này, còn phải bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật. 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36.

Pháplệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Điều 37.

Pháplệnh này thay thế Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990.

Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 38.

Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/clhh105