AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Bản quy định Về việc quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụngthuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Bản quy định Về việc quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụngthuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH HÀ TĨNH
Số: 1238/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 1992                          
Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH

Về việc quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 30/6/1989;

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 07/12/1989;

Căn cứ Quyết định 47-CT ngày 20/2/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc quản lý sản xuất kinh doanh sử dụng thuộc BVTV và Thông tri liên bộ số 04/TT/Liên bộ ngày 24/11/1990 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Công nghiệp nặng, hướng dẫn thi hành quyết định 47 – CT;

Căn cứ Quyết định số 208 BVTV-KHKT/QĐ ngày 16/7/1991 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định về danh mục Thuộc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;

Xét tình hình sản xuất kinh doanh phân hoá học trong tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chi cục trưởng - Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành bản quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh sử dụng, thuộc BVTV, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2: Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chi cục trưởng - Chi cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng tỉnh có trách nhiệm hương dẫn việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Những Quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chi cục trưởng - Chi cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH

Về việc quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1238 /QĐ-UB ngày 18/11/1002)

 

Chương I:

Những quy định chung

Điều 1: Tất cả các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc chuột (gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật) và các loại phân đạm, phân ka li, phân lân, phân NPK, phân vi sinh (gọi chung là phân hoá học) vừa có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, bón cho cây trồng; đồng thời có tác hại đối với người, gia súc, gia cầm và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trong sản xuất kinh doanh việc sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học phải chịu sự quản lý chặt chẽ thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước.

Điều 2: Các đơn vị quốc doanh, tổ chức xã hội, tập thể, tư nhân trong và ngoài tỉnh (gọi tắt là tổ chức và cá nhân) chỉ được sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học khi có giấy phép hợp lệ và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo điều 5 của bản quy định này.

Điều 3: Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, tàng trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học không có trong danh mục được phép lưu hành ở Việt Nam.

Nghiêm cấm sản xuất, lưu thông thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học giả hoặc kém chất lượng gây hậu quả xấu đối với sản xuất nông nghiệp.

 

Chương II:

Thẩm quyền quản lý và điều kiện tiêu chuẩn hành nghề

Điều 4: - Thẩm quyền quản lý:

1/ Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh chịu trách nhiệm quản lý quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giúp UBND tỉnh cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân trong ngành sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học theo Nghị định 221 ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Phòng Nông nghiệp các huyện, thị giúp UBND huyện, thị xét cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh theo Nghi định số 66-HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đông Bộ trưởng nay là HĐCP.

2/ Chi cục Bản vệ thực vật, Công ty vật tư nông nghiệp (thuộc Sở Nông nghiệp), các trung tâm bảo vệ thực vật, Trạm vật tư nông nghiệp ở các huyện, thị tổ chức việc cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học đến người nông dân một cách thuận tiện, đúng số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiểm môi trường.

Từng thời gian phải thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học đang lưu hành trên địa bàn Hà Tĩnh về mẫu, mã, tính năng tác dụng và hướng dẫn cách sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhất.

3/ Tất cả các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ, thuốc chuột, các loại phân hoá học, phân vi sinh mà các tổ chức và cá nhân có sản xuất, kinh doanh đều phải có đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - Chất lượng tỉnh.

4/ Các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an, Thuế vụ, Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - Chất lượng, Thanh tra, Sở y tế, Sở Lao động và TBXH theo chức năng của ngành cùng với Sở Nông nghiệp và UBND các huyện, thị xã phải tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra chuyên ngành hoặc liên ngành để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, buôn gian bán lận, hàng kèm chất lượng, hàng giả.

Điều 5: Điều kiện tiêu chuẩn hành nghề:

1/ Các tổ chức và cá nhân muốn mở cửa hàng bán lể hoặc đại lý bán lể thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học phải có giấy phép do cấp có thẩm quyền cấp và được sự nhất trí thoả thuận của Sở Nông nghiệp và Chi cục bản vệ thực vật và phải được UBND huyện, thị cho phép đặt địa điểm của hàng bán lẻ và đại lý bán lẻ.

2/ Riêng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bản các loại thuốc đã được đóng chai, bao gói (gọi chung là bao bì). Bao bì dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo độ bền, không nứt, rạn, chống được đổ vỡ, rò rỉ khi bảo quản, vận chuyển.

Thuốc đóng gói phải có nhản hiệu ghi rõ: Tân thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, cách sử dụng, cách bảo quản, khối lượng, ngày, tháng, năm sản xuất.

Người bán thuốc bảo vệ thực vật và người phụ trách của hàng phải có kiến thức về bảo vệ thực vật, phải hiểu viết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (có bằng trung học ngành trồng trọt hoặc trình độ tương đương).

3/ Các cửa hàng, đại lý bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học phải có nơi chứa và bảo quản đúng quy định, không được để và bán cùng với các loại hàng hoá khác như: lương thực, thực phẩm, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, gia cầm.

4/ Các cửa hàng đại lý bán lẻ phải có bảng treo ở trước cửa ghi rõ: tên cửa hàng, tên người đứng bán, tên thuốc bản vệ thực vật, tên các loại phân hoá học.

 

Chương III:

Khen thưởng, xử phạt

Điều 6: Khen thưởng:

Những tổ chức, cá nhân có công trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có trong danh mục được lưu hành ở trong nước, sẽ được xét khen thưởng xứng đáng.

Điều 7: Xét xử:

1/ Đối với thuốc bảo vệ thực vật:

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kính doanh thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được lưu hành, nhưng không có giấy phép, không đủ kiến thức về thuốc BVTV (đã quy định ở điểm 2 điều 5) lần đầu bị phạt tiền từ 10 - 20 giá trị số lượng thuốc bắt được, đồng thời đình chỉ cấm sản xuất, kinh doanh cho đến khi được cấp giấy phép, vi phạm lần 2,3 thì phát gấp 2,3 lần. Đối với người không đủ kiến thức về thuốc BVTV phải đình chỉ hẳn.

Các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV không có trong danh mục được lưu hành ở Việt Nam, thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị phạt tiền từ 2 - 3 lần giá trị thuốc bắt được, tịch thu toàn bộ số thuốc và các dụng cụ, phương tiện hành nghề.

2/ Đối với phân hoá học:

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân hoá học giả hoặc kém chất lượng bị phạt tiền từ 1 - 2 lần giá trị số phân hoá học bắt được và tịch thu toàn bộ số hàng.

Các tổ chức cá nhân mua, bán phân hoá học giả hoặc kém chất lượng, nhưng không làm rõ được địa chỉ của người sản xuất, địa chỉ của người bán hàng, coi như phạm tội đồng tình với tổ chức và cá nhân SXKD hàng giả, hàng kém chất lượng và xử lý như người sản xuất, kinh doanh hàng giả.

3/ Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với số lượng lớn thuốc BVTV, phân hoá học giả hoặc kém chất lượng, thuốc BVTV không có trong danh mục được lưu hành ở Việt Nam hoặc tại phạm gây hậu quả nghiêm trongj sẽ bị truy tố theo pháp luật.

Điều 8: Thẩm quyền xử lý.

1/ Việc xử lý các hành vi vi phạm do đội trưởng Đội thanh tra chuyên ngành hoặc đội trưởng Đội thanh tra liên ngành quyết định theo pháp lệnh xử phạt hành chính.

2/ Đối với những hình phát vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng đội thanh tra thì lập hồ sơ báo cao cơ quan cấp trên xem xét giải quyết.

Chương V

Điều khoản thi hành

Điều 9: Sở Nông nghiệp, các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện quy định này để phục vụ kịp thời cho sản xuất.

Điều 10: Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh truyền hình có kế hoạch phổ biến toàn văn bản quy định này và những hướng dẫn thực hiện cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bqvvqlsxkdvsdbvtvphhtbtht800