AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Thuộc tính

Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 543/2002/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNGĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Banhành Quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý

và sửdụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngânhàng.

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀNƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/ /997;

Căn cứ Luật các tổ chức tíndụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CPngày 20/9/2001 cuả Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán;

Căn cứ Quyết định số135/1999/QĐ-TTg ngày 02/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nướctrong ngành ngân hàng;

Căn cứ Quyết định số44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từđiện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụKế toán - Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xây dựng, cấp phát, quảnlý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tửliên ngân hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Nhữngquy định trước đây về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý chữ ký điện tử củaNgân hàng Nhà nước trái với Quy định này hết hiệu lực thi hành.

Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Côngnghệ tin học ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánhNgân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giámđốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

 

QUY ĐỊNH

Về xây dựng, cấp phát,sử dụng và quản lý chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử

trong thanh toán điện tửliên ngân hàng

(ban hành kèm theo Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN

 ngày 29/5/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liênngân hàng là một yếu tố của chứng từ điện tử, được mã hóa và luôn luôn gắn liềnvới các dữ liệu của chứng từ điện tử nhằm xác định tính đúng đắn, chuẩn xác củacác yếu tố trên chứng từ điện tử khi thực hiện truyền, nhận qua mạng máy tínhgiữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Chữ ký điện tử được xác lậpriêng cho từng cá nhân để xác định và chứng thực quyền hạn, trách nhiệm trongviệc sử dụng tiền trên tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản hoặc người được chủtài khoản ủy quyền (người ra lệnh chi tiền) và Kế toán trưởng, Trưởng Phòng Kếtoán hoặc người được ủy quyền (người kiểm soát), bảo đảm cơ sở pháp lý trongviệc sử dụng tiền, hạch toán và thanh toán vốn. Chữ ký điện tử trên chứng từđiện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy

Điều 2. Chữ ký điện tử thuộc Danh mục bí mật Nhà nước trong ngành ngân hàng độ"tối mật".

Người xây dựng, cài đặt chươngtrình phần mềm cũng như những người cấp phát chữ ký điện tử phải làm Bản camkết bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nướctrong hoạt động ngân hàng.

Những người được cấp phát, sửdụng chữ ký điện tử phải làm Bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động ngân hàng.

Điều 3. Thẩm quyền xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử.

Giám đốc sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngânhàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vịNgân hàng Nhà nước) chịu trách nhiệm xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điệntử đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở tài khoản tại đơn vị Ngânhàng Nhà nước và có giao dịch thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tìm cách giải mã, chiếm đoạt, mua bán,tiết lộ, nhân bản hoặc hủy bỏ trái phép chữ ký điện tử; lợi dụng việc bảo vệchữ ký điện tử để che giấu hành vi vi phạm pháp luật.

II. XÂY DỰNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Điều 5. Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm phối hợp với CụcCông nghệ tin học ngân hàng lựa chọn, quyết định phương án và quy trình xâydựng chữ ký điện tử đối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trên địabàn mình. Khi cần thiết, Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước có thể chỉ định ngườicó đủ điều kiện, phẩm chất giúp việc cho mình trong việc xác định và cấp phátchữ ký điện tử.

Điều 6. Việc xây dựng chữ ký điện tử phải thực hiện đúng các quy định sau đây:

1. Phải tổ chức ở nơi đảm bảo an toàn; máy tính, máy in và các trangthiết bị kỹ thuật khác phục vụ xây dựng chữ ký điện tử phải được quản lý chặtchẽ và sử dụng riêng biệt để đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và an toàn;

2. Tuyệt đối tuân thủ quy trìnhxây dựng đã được xác định;

3. Không được xây dựng và nhânbản vượt quá số lượng chữ ký điện tử quy định;

4. Sau khi xây dựng xong, chữký điện tử phải được đăng ký vào sổ theo dõi chữ ký điện tử đã xây dựng. Sổ theo dõi chữ ký điện tử đã xây dựng và các chữ ký điệntử mới được xây dựng (chưa cấp phát), Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước trựctiếp lưu giữ và bảo quản theo chế độ tài liệu tối mật. Các giấy tờ, bản thảoghi chép phục vụ cho việc xây dựng chữ ký điện tử và những chữ ký điện tử chếthử, hỏng phải hủy ngay cùng với việc làm mất khả năng khôi phục chữ ký điện tửdưới bất kỳ hình thức nào trong máy tính và các vật mang tin khác để đảm bảo sựchính xác, an toàn và bảo mật.

III. CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ CẤPPHÁT CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Điều 7. Đối tượng được cấp phát chữ ký điện tử bao gồm:

1. Chủ tài khoản hoặc người đượcchủ tài khoản ủy quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia thanhtoán điện tử liên ngân hàng (từ đây gọi tắt là đơn vị tham gia thanh toán điệntử liên ngân hàng).

2. Kế toán trưởng, Trưởng PhòngKế toán hoặc người được ủy quyền của đơn vị tham gia thanh toán điện tử liênngân hàng.

Điều 8. Thủ tục cấp phát chữ ký điện tử:

1. Để được cấp phát chữ ký điệntử, chủ tài khoản của đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng phải cóvăn bản đề nghị cấp chữ ký điện tử kèm danh sách người của đơn vị mình thuộcđối tượng được cấp chữ ký điện tử gửi đơn vị Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu Phụlục số 1*).

2. Giám đốc đơn vị Ngân hàngNhà nước có trách nhiệm xét duyệt danh sách người được đơn vị tham gia thanhtoán điện tử đề nghị cấp chữ ký điện tử. Việc xét duyệt phải căn cứ vào đối tượng,thủ tục xin cấp và nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử ở từng đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng. Nếu đúng đối tượng, thủ tục cấp phát chữ ký điện tử thìGiám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc người được chỉ định giúp việc cho Giámđốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước làm thủ tục cấp phát chữ ký điện tử cho từng cánhân theo đề nghị của chủ tài khoản.

Điều 9. Đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia thanhtoán điện tử liên ngân hàng phải mở sổ theo dõi danh sách người được cấp phátchữ ký điện tử thuộc phạm vi mình quản lý. Sổ này và văn bản của đơn vị đính kèm danh sách người được đề nghị cấp chữký điện tử do Trưởng Phòng Kế toán và thanh toán (đơn vị Ngân hàng Nhà nước) vàKế toán trưởng hoặc Trưởng Phòng Kế toán của đơn vị tham gia thanh toán điện tửliên ngân hàng lưu giữ.

Điều 10. Việc cấp lại chữ ký điện tử chỉ được thực hiện trong trường hợp:

Chữ ký điện tử bị hỏng donguyên nhân khách quan như vật mang tin chứa chữ ký điện tử bị hư hỏng khi vậnchuyển, bị lỗi kỹ thuật v.v...

Chữ ký điện tử bị mất, thấtlạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ.

Người được cấp chữ ký điện tửchuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác.

Khi phát hiện chữ ký điện tử bịhỏng, bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ người được cấp chữ ký điện tửphải báo cáo ngay với chủ tài khoản để có văn bản đề nghị đơn vị Ngân hàng Nhànước cấp lại chữ ký điện tử. Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tửliên ngân hàng phải thu hồi ngay chữ ký điện tử bị hỏng, bị lộ hoặc nghi bị lộđể xử lý theo quy định.

IV. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNGCHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Điều 11. Chữ ký điện tử được sử dụng để mã hóa và giải mã - kiểm soát dữ liệucủa chứng từ điện tử khi thực hiện truyền, nhận qua mạng vi tính giữa các đơnvị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng theo các quy định hiện hành củaNgân hàng Nhà nước.

Điều 12. Chữ ký điện tử cấp cho người nào thì chỉ người đó đượcphép sử dụng để thực hiện hoặc được ủy nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình trong việc sử dụng tiền, hạch toán và thanh toán vốn. Nghiêm cấm người đượccấp chữ ký điện tử tiết lộ, bàn giao chữ ký điện tử cho người khác sử dụngtrong bất kỳ trường hợp nào.

Khi sử đụng chữ ký điện tử, ngườisử dụng không được để lộ mật mã và cách sử dụng chữ ký điện tử của mình. Máytính và các trang thiết bị để sử dụng chữ ký điện tử phải được bố trí, sắp xếpở vị trí khuất để khi (người) sửdụng chữ ký điện tử thì người khác không thể quan sát được mật mã và thao tácsử dụng.

Điều 13. Người sử dụng chữ ký điện tử phải tuyệt đối tuân thủ quy định và quytrình sử dụng chữ ký điện tử đã được hướng dẫn để đảm bảo sự chính xác, an toànvà bảo mật.

V. ĐÌNH CHỈ SỬ DỤNG, THU HỒI VÀ THAY ĐỔI CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Điều 14. Chữ ký điện từ bị đình chỉ sử dụng, thu hồi và thayđổi trong các trường hợp sau đây:

1. Chữ ký điện tử đã có thôngbáo bị mất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ;

2. Người được cấp chữ ký điệntử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác;

3. Chữ ký điện tử đã hết hạn sửdụng (thay đổi theo định kỳ).

Điều 15. Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng chịutrách nhiệm đình chỉ sử dụng chữ ký điện tử - bằng biện pháp hành chính, và thuhồi ngay chữ ký điện tử đã cấp phát cho người của đơn vị mình khi:

1. Phát hiện chữ ký điện tử bịmất, thất lạc, bị lộ hoặc nghi bị lộ: Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toánđiện tử liên ngân hàng phải điện báo ngay về đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp phátchữ ký điện tử, lập biên bản xác định nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm(người chịu trách nhiệm phải ký vào biên bản) sau đó báo cáo bằng văn bản vềđơn vị Ngân hàng Nhà nước.

2. Người được cấp chữ ký điệntử chuyển sang làm công tác khác hoặc bị đình chỉ công tác: Trường hợp này ngườiđược cấp chữ ký điện tử phải giao lại ngay chữ ký điện tử do mình bảo quản vàsử dụng cho chủ tài khoản. Chủ tài khoản có trách nhiệm thu hồi lại chữ ký điệntử, điện báo và báo cáo bằng văn bản về đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp phát chữký điện tử để có biện pháp xử lý thích hợp.

3. Nhận được thông báo của đơnvị Ngân hàng Nhà nước về việc đình chỉ sử dụng và thay đổi chữ ký điện tử.

Điều 16. Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm:

1. Đình chỉ sử dụng chữ ký điệntử - bằng biện pháp kỹ thuật, khi nhận được văn bản của đơn vị tham gia thanhtoán điện tử liên ngân hàng báo cáo về việc chữ ký điện tử bị mất, thất lạc, bịlộ, nghi bị lộ và người được cấp chữ ký điện tử chuyển sang làm công tác kháchoặc bị đình chỉ công tác.

2. Thay đổi chữ ký điện tử: Saumột thời gian sử dụng, chữ ký điện tử phải được thay đổi (thay đổi theo địnhkỳ). Khi thay đổi chữ ký điện tử, đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải thông báo chocác đơn vị và cá nhân liên quan để tiến hành thu hồi chữ ký điện tử cũ và cấpphát chữ ký điện tử mới. Chủ tài khoản đơn vị tham gia thanh toán điện tử cótrách nhiệm giám sát việc thay đổi chữ ký điện tử tại đơn vị mình.

Điều 17. Chữ ký điện tử bị thu hồi tại đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệmbảo quản để xử lý theo quy định. Đối với chữ ký điện tử phải thu hồi nhưng không thu hồi được thì đơn vị phải lập biênbản xác định nguyên nhân và người chịu trách nhiệm (nếu có) sau đó phải báo cáongay bằng văn bản về đơn vị Ngân hàng Nhà nước cấp phát chữ ký điện tử để cóbiện pháp xử lý thích hợp.

VI. GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN, BẢOQUẢN VÀ HỦY BỎ CHỮ ĐIỆN TỬ

Điều 18. Việc giao nhận, vận chuyển chữ ký điện tử giữa các khâu xây dựng, cấpphát và thu hồi được thực hiện theo quy định sau:

1. Các phương thức giao nhận,vận chuyển chữ ký điện tử:

Giao nhận trực tiếp;

Giao nhận qua đường văn thư mậtcó bảo đảm.

2. Mọi trường hợp giao nhậntrực tiếp chữ ký điện tử giữa người xây dựng, văn thư, người được cấp phát, ngườithu hồi... đều phải vào sổ, ký nhận giữa hai bên, giao trực tiếp tạiphòng làm việc theo quy định của Thủ trưởng đơn vị.

3. Khi gửi chữ ký điện tử điqua đường văn thư mật có bảo đảm: Đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các đơnvị tham gia thanh toán điện tử phải ghi sổ "Chữ ký điện tử gửi đi" để theo dõi, đối chiếu và làm các thủtục sau:

Lập Phiếu gửi: Chữ ký điện tử gửi đi phải có phiếu gửi kèm theo bỏ chung vào một bìtrên phiếu gửi phải đóng đấu độ mật, độ khẩn theo đúng quy định đối với tàiliệu tối mật.

Làm bì: Chữ ký điện tử gửi đi phải có bì riêng, không gửi chung với bì tài liệuthường, giấy làm bì phải là loại giấy dai, khó bóc, không thấm nước, không nhìnthấu qua được, gấp bì qua mối chéo, hồ dán phải dính, khó bóc. Chữ ký điện tửgửi đi phải gửi bằng 2 bì:

Bì trong: Ghi rõ số và ký hiệu chữ ký điện tử, tên người nhận, đóng dấu "TốiMật" và có dòng chữ "Chỉ người có tên mới được bóc bì" sau đóniêm phong bằng chỉ, hoặc si, bằng giấy thật mỏng khó bóc, niêm lên giao điểmcác mối chéo phía sau của bì, đóng dấu niêm phong ở các góc giấy niêm, một nửa lên giấy niên, một nửa lên giấy bì. Mực niêmphong đùng loại mực đỏ tươi;

Bì ngoài: Ghi như gửi tài liệu thường, đóng dấu ký hiệu chữ "B" in hoa(không đóng dấu "Tối Mật").

Đơn vị Ngân hàng Nhà nước vàcác đơn vị tham gia thanh toán điện tử có trách nhiệm theo dõi, kiểmtra, đối chiếu với đơn vị hoặc cá nhân nhận chữ ký điện tử để tránh thất lạc,sai sót.

4. Đối với nhận chữ ký điện tửđến qua đường văn thư mật có bảo đảm: Chữ ký điện tử gửi đến phải qua văn thưmật để vào Sổ "Tài liệu mật gửiđến" để theo dõi và báo cáo ngay cho chủ tài khoản đơn vị tham gia thanhtoán điện tử liên ngân hàng trước khi chuyển cho người được cấp phát (nhận). Ngườinhận được chữ ký điện tử phải hoàn lại ngay Phiếu gửi cho nơi gửi ngay trongngày nhận được.

Điều 19. Việc cất giữ và bảo quản chữ ký điện tử được thực hiệntheo các quy định:

1. Chữ ký điện tử mới được xâydựng, chữ ký điện tử đã cấp nhưng chưa sử dụng hoặc đang sử dụng và những chữký điện tử thu hồi chờ xử lý đều phải được các đơn vị, cá nhân có liên quan mởsổ theo dõi, cất giữ và bảo quản chặt chẽ theo chế độ đối với tài liệu tối mật.

2. Khi không sử dụng hoặc chưasử dụng, chữ ký điện tử phải được cất giữ, bảo quản cẩn thận trong hòm, tủ cókhóa chắc chắn, đảm bảo an toàn và đặt tại trụ sở làm việc.

Điều 20. Chữ ký điện tử bị hủy bỏ sau khi đã đình chỉ sử dụng.

1. Giám đốc đơn vị Ngân hàngNhà nước có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng và cá nhân có liên quan thực hiện các thủtục cần thiết để hủy bỏ chữ ký điện tử.

2. Việc hủy bỏ chữ ký điện tửdo Giám đốc đơn vị Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Việc hủy bỏ chữ ký điện tử phảiđảm bảo làm mất khả năng sử dụng lại chữ ký điện tử (bị hủy bỏ).

Mọi trường hợp hủy bỏ chữ kýđiện tử đều phải thành lập Hội đồng hủy bỏ.

3. Đơn vị Ngân hàng Nhà nướcphải mở sổ theo dõi chữ ký điện tử bị hủy bỏ.

VII. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21. Đơn vị, cá nhân vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 4 bảnQuy định này; làm mất chữ ký điện tử; sử dụng chữ ký điện tử sai quy định hoặcsử dụng để lợi dụng tham ô tài sảnNhà nước và vi phạm các quy định khác của bản Quy định này thì tùy tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự và phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất về những thiệt hại gây ratheo quy định của pháp luật.

VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm:

1. Căn cứ các quy định tại Quyđịnh này, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệmphối hợp vối Cục Công nghệ tin học ngân hàng lựa chọn, quyết định phương án vàquy trình xây dựng, cấp phát và quản lý chữ ký điện tử sử dụng trong hệ thốngchuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Hướng dẫn và kiểm tra việcthực hiện Quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý chữ ký điện tửtrong hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 23. Giám đốc sở Giao dịch, Chi nhánhNgân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:

1. Quản lý việc xây dựng, cấpphát, thay đổi và hướng dẫn sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán điện tửliên ngân hàng do mình tổ chức.

2. Hướng dẫn và kiểm tra việcthực hiện Quy định về xây dựng, cấp phát, sử dụng và quản lý chữ ký điện tửtrong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Điều 24. Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng có tráchnhiệm phối hợp với các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có liên quan lựa chọn, xâydựng chương trình phần mềm cấp phát và quản lý chữ ký điện tử trong thanh toánđiện tử liên ngân hàng và trong chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam.

Điều 25. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức cung ứng dich vụ thanh toánchịu trách nhiệm:

1. Căn cứ vào các quy định tạiQuy định này, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịutrách nhiệm lựa chọn, quyết định phương án và quy trình xây dựng, cấp phát vàquản lý chữ ký điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử nội bộ của mình.

Tổng giám đốc (Giám đốc) tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán được thỏa thuận với khách hàng của mình (có mởtài khoản và giao dịch thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) vềviệc sử dụng chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử giữa tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán với khách hàng.

2. Tổng giám đốc (Giám đốc) đơnvị tham gia thanh toán điện tử có trách nhiệm quản lý và giám sát việc sử dụngchữ ký điện tử tại đơn vị mình theo đúng Quy định này.

Điều 26. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquyết định./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqvxdcpqlvsdckttcttttttlnh876