AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy định về việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy định về việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện

Thuộc tính

Lược đồ

TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
Số: 27/2001/QĐ-TCBĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2001                          
Tổng cục Bưu điện

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN

Ban hành Quy định về việc xây dựng, ban hành và công bốtiêu chuẩn trong ngành Bưu điện

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 4/1/2000;

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năngnhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện;

Căn cứ Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ vềBưu chính và Viễn thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốctế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 : Nayban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc xây dựng, ban hànhvà công bố tiêu chuẩn trong ngành Bưu điện".

Điều 2 : Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3 : Cácông (bà) Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng các Vụ Khoa học Công nghệvà Hợp tác quốc tế, Chính sách Bưu điện, Kinh tế Kế hoạch, Tổ chức cán bộ, Thủtrưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện và các doanh nghiệp Bưu chính -Viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                   

Quy định về việc xây dựng, ban hành và công bố tiêuchuẩn trong Ngành Bưu điện

(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ-TCBĐ ngày9/1/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

 

CHƯƠNG I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1: BảnQuy định này xác định các nguyên tắc cơ bản đối với việc xây dựng và ban hànhTiêu chuẩn Ngành và quy định về việc công bố tiêu chuẩn có hiệu lực bắt buộc ápdụng trong Ngành Bưu điện.

Điều2: Cácđơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, các Doanh nghiệp Bưu chính-Viễn thông(BC-VT), các tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực BC-VT, khách hàng sửdụng dịch vụ BC-VT và các đối tượng khác tham gia vào hoạt động xây dựng Tiêuchuẩn Ngành đều phải tuân thủ những yêu cầu trong Quy định này.

Điều 3: TrongQuy định này một số khái niệm được hiểu như sau:

1.Tiêu chuẩn: là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận, do một cơ quan đượcthừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tínhcho những hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lạinhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

2.Quy phạm: là tài liệu hướng dẫn thực hành hoặc các thủ tục cho việc thiết kế,sản xuất, lắp đặt hoặc sử dụng thiết bị, công trình hoặc sản phẩm.

3.Tiêu chuẩn Ngành: là tiêu chuẩn, quy phạm được Tổng cục Bưu điện ban hành vớihiệu lực bắt buộc áp dụng.

4.Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế thành Tiêu chuẩn Ngành: là ban hành một tiêuchuẩn Ngành trên cơ sở một tiêu chuẩn quốc tế tương đương hay chấp thuận tiêuchuẩn quốc tế (khu vực) có hiệu lực như tiêu chuẩn Ngành kèm theo việc ghi rõmọi thay đổi.

5.Tiêu chuẩn tương đương: là các tiêu chuẩn cho cùng một đối tượng nhưng do cáccơ quan tiêu chuẩn hóa khác nhau ban hành để thiết lập khả năng thay thế lẫnnhau của các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Tiêu chuẩn tương đương có thể cócác thay đổi về hình thức và nội dung ở mức cho phép.

Thayđổi cho phép về hình thức là các thay đổi về hình thức không làm biến đổi nộidung, như các ghi chú, các thông tin hướng dẫn bổ sung, và các thay đổi về hìnhthức không làm thay đổi cấu trúc và cách đánh số các điều khoản.

Thayđổi cho phép về nội dung là các thay đổi về nội dung không làm cho một điềukhoản nào đó được chấp nhận trong tiêu chuẩn quốc tế (khu vực) trở nên khôngchấp nhận được trong Tiêu chuẩn Ngành và ngược lại.

6.Bộ phận soạn thảo là đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng Dự thảo tiêuchuẩn Ngành để trình Cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định việc ban hành.

Điều 4:

1.Tiêu chuẩn Ngành được xây dựng theo các phương pháp sau:

Phươngpháp tự nghiên cứu xây dựng;

Phươngpháp soát xét sửa đổi;

Phươngpháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.

2.Tổng cục Bưu điện khuyến khích việc xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn Ngành đồngthời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

3.Việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành theo các phương pháp trên phải tuân thủ các yêucầu về thủ tục được quy định tại Chương III của Quy định này.

4.Việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩnquốc tế, ngoài các yêu cầu về thủ tục được quy định tại Chương III, phải tuânthủ thêm hai yêu cầu sau:

Bảnthuyết minh xây dựng tiêu chuẩn phải bao gồm nội dung phân tích khả năng ápdụng tiêu chuẩn quốc tế ở Việt nam, sở cứ lựa chọn tiêu chuẩn quốc tế và sở cứlựa chọn phương pháp chấp thuận.

Cácý kiến đóng góp trong quá trình trưng cầu ý kiến phải nêu rõ được tính xácthực, tính tương đương của bản dịch, tính hợp lý của các thay đổi về hình thứcvà nội dung.

5.Cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể cho phép đơn giản hóa thủ tục xây dựngtiêu chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khi xét thấykhông có bất kỳ thay đổi nào hoặc có những thay đổi ở mức cho phép về mặt nộidung.

 Điều 5:

1.Trong những trường hợp cần thiết, Tổng cục Bưu điện quyết định công bố các Tiêuchuẩn Việt nam, tiêu chuẩn của các Ngành khác, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêuchuẩn quốc tế là bắt buộc áp dụng trong Ngành Bưu điện.

2.Quyết định công bố bắt buộc áp dụng có thể bao gồm những ghi chú về nội dungthay đổi và có thể không kèm theo nội dung cụ thể của tiêu chuẩn.

Điều 6:

1.Tiêu chuẩn Ngành bao gồm các dạng yêu cầu nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướccủa Tổng cục Bưu điện đối với chất lượng vật tư, thiết bị, mạng lưới, dịch vụBC-VT và tần số vô tuyến điện:

a)Yêu cầu về chất lượng mạng lưới và dịch vụ;

b)Yêu cầu liên quan tới khả năng cùng hoạt động giữa các nhà khai thác;

c)Yêu cầu về an toàn (điện, bức xạ, vv...), mức độ gây nhiễu điện từ, khả nănghoạt động bình thường của vật tư, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ;

d)Các dạng yêu cầu khác do Tổng cục Bưu điện quy định theo yêu cầu quản lý trongtừng thời kỳ.

Phạmvi các yêu cầu cho một số đối tượng tiêu chuẩn hoá cụ thể được quy định tại cácPhụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5. Tổng cục Bưu điện quyđịnh các yêu cầu cụ thể khác tuỳ theo từng loại vật tư, thiết bị, mạng lưới vàdịch vụ và theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

2.Các dạng yêu cầu khác (các yêu cầu chi tiết cho thiết kế, chế tạo, lựa chọnthiết bị, khai thác, bảo dưỡng, vv... ) thuộc phạm vi tiêu chuẩn cơ sở do doanhnghiệp BC-VT xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh chất lượng hàng hóa. Các dạngyêu cầu này cũng có thể được đưa vào phần Phụ lục tham khảo của Tiêu chuẩnNgành, nếu xét thấy cần thiết.

Tiêuchuẩn cơ sở không được trái với Tiêu chuẩn Ngành.

 

CHƯƠNG II - CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH

Điều 7:Tiêu chuẩn Ngành bao gồm một số tối thiểu các yêu cầu kỹ thuật phục vụ trựctiếp mục tiêu quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện trong lĩnh vực BC-VT và đượcđịnh lượng ở mức tối thiểu.

 Điều 8: Tiêuchuẩn Ngành phải được xây dựng theo nguyên tắc ít phụ thuộc nhất vào một côngnghệ cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo và đổi mới công nghệ.

Trongtrường hợp phải lựa chọn, công nghệ được lựa chọn phải là công nghệ đã hoặc cónhiều tiềm năng được chấp nhận rộng rãi trên thị trường nhằm đảm bảo sự chủđộng cho doanh nghiệp và người sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và dịch vụ.

Điều 9: Tiêuchuẩn Ngành xây dựng mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Đảmbảo cho hệ thống Tiêu chuẩn Ngành không mâu thuẫn và trùng lặp về những yêu cầukỹ thuật;

Cácyêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải có khả năng đo kiểm, đánh giá đượcmột cách khách quan;

Cácyêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải được diễn đạt chính xác, súc tíchvà đơn nghĩa;

Cácyêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Ngành phải được thể hiện dưới dạng các giátrị giới hạn hoặc giá trị danh định kèm theo giá trị dung sai cho phép.

 

CHƯƠNG III - THỦ TỤC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGÀNH

Điều 10:Trên cơ sở các dạng yêu cầu quy định tại Điều 6, các đối tượng quy định tạiĐiều 2 đều có thể đề xuất các Tiêu chuẩn Ngành cần xây dựng theo mẫu quy địnhtại Phụ lục 6.

CácTiêu chuẩn Ngành cần xây dựng phải được Tổng cục Bưu điện phê duyệt.

Điều 11:Mọi đề xuất về Tiêu chuẩn Ngành cần xây dựng phải thể hiện được sự cần thiết vàtính khả thi, bao gồm:

TênDự thảo tiêu chuẩn và mục đích xây dựng;

Nộidung, phạm vi áp dụng và đối tượng bị điều chỉnh;

Tàiliệu kỹ thuật có liên quan.

Điều 12:Thuyết minh mục đích xây dựng Tiêu chuẩn Ngành phải nêu rõ:

Bảnchất và quy mô của vấn đề cần được Nhà nước quản lý về mặt kỹ thuật;

Đánhgiá nhu cầu và mức độ quản lý Nhà nước;

Mụctiêu cụ thể của quản lý nhà nước.

Điều 13: Việcxây dựng kế hoạch biên soạn một Tiêu chuẩn Ngành bao gồm: xác định nội dung chitiết và khối lượng các công việc cần thực hiện, nhu cầu về thời gian, nhân lựcvà tài chính.

Kếhoạch biên soạn Tiêu chuẩn Ngành phải được Tổng cục Bưu điện phê duyệt.

Điều 14:

1.Việc biên soạn Tiêu chuẩn Ngành phải tập trung vào một số khâu chủ yếu sau:

Nghiêncứu, tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặc trưng;

Nghiêncứu, lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu trên cơ sở các mục tiêu quản lýnhà nước;

Đốichiếu với thực tế mạng lưới Bưu chính - Viễn thông Việt Nam;

Đốichiếu với các Tiêu chuẩn Ngành, các quy định đang có hiệu lực của Tổng cục Bưuđiện và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước.

2.Trong quá trình biên soạn các yêu cầu kỹ thuật, cho phép tham chiếu đến cácTiêu chuẩn Ngành đang có hiệu lực, và các tiêu chuẩn đã được Tổng cục Bưu điệncông bố bắt buộc áp dụng trong ngành Bưu điện

Kếtquả của giai đoạn biên soạn là Dự thảo tiêu chuẩn Ngành

Điều 15:Dự thảo Tiêu chuẩn Ngành cần phải được gửi đi xin ý kiến của các đối tượng cóliên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu hai lần.

Trongthời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự thảo tiêu chuẩn Ngành, đơnvi, các nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời chính thức bằng văn bản tớiđơn vị gửi xin ý kiến.

Trongvòng 7 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn nêu trên, nếu đơn vị, cá nhân đượchỏi ý kiến không có văn bản trả lời chính thức thì xem như đồng ý với nội dungDự thảo tiêu chuẩn Ngành.

Điều 16:Hồ sơ gửi kèm Dự thảo tiêu chuẩn Ngành để trưng cầu ý kiến phải bao gồm các tàiliệu sau:

Dựthảo tiêu chuẩn;

Thuyếtminh Dự thảo tiêu chuẩn. Yêu cầu đối với Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn đượcquy định tại Phụ lục 7;

Kếhoạch xây dựng tiêu chuẩn;

Cáctiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp xây dựng tiêu chuẩn theo phương pháp chấpthuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế;

Cácphần có liên quan của tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài và các tài liệu kỹ thuật đượctham khảo trong bản thuyết minh tiêu chuẩn;

Phiếutrưng cầu ý kiến. Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến được quy định tại Phụ lục 8.

Điều 17: Ngoàicác nội dung quy định tại Điều 16, Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩnđể Hội đồng nghiệm thu các cấp quyết định các sửa đổi bổ sung cần thiết phảibao gồm thêm:

Cácý kiến đóng góp;

Thuyếtminh việc tiếp thu, các sửa đổi bổ sung đã thực hiện đối với dự thảo tiêuchuẩn.

Điều 18:

1.Trên cơ sở Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩn, Hội đồng nghiệm thu cáccấp quyết định các sửa đổi bổ sung cần thiết một cách cụ thể theo nguyên tắcđồng thuận. Mẫu phiếu đánh giá dự thảo tiêu chuẩn và mẫu biên bản họp Hội đồngđánh giá được quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10.

2.Đối với các yêu cầu kỹ thuật mà Hội đồng nghiệm thu các cấp không phê chuẩn đượctheo nguyên tắc đồng thuận, Cơ quan quản lý các cấp tổ chức tìm giải pháp vàquyết định các sửa đổi, bổ sung cần thiết.

Điều 19:Ngoài các nội dung quy định tại Điều 17, Hồ sơ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn nộpCơ quan quản lý có thẩm quyền phải bao gồm thêm Bản thuyết minh việc tiếp thu,các sửa đổi bổ sung đã thực hiện đối với dự thảo tiêu chuẩn theo kết luận củaHội đồng nghiệm thu và của Cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Điều 20: Hồsơ phê duyệt ban hành Dự thảo tiêu chuẩn phải bao gồm:

Tờtrình của Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế báo cáo tóm tắt quá trìnhxây dựng tiêu chuẩn, kết quả thẩm định của Hội đồng nghiệm thu cấp Ngành, đềxuất của Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế về việc ban hành;

Biênbản nghiệm thu Dự thảo tiêu chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cấp Ngành;

Bảndự thảo Tiêu chuẩn Ngành.

 

CHƯƠNG IV - CHẤP THUẬN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (KHUVỰC)

 Điều21: Tổng cục Bưu điện khuyến khích việc chấp thuận áp dụng các tiêuchuẩn quốc tế trong việc xây dựng Tiêu chuẩn Ngành.

 Điều 22: Tiêu chuẩn quốc tế được lựa chọn làm cơ sở cho việc xây dựng Tiêuchuẩn Ngành phải thoả mãn các tiêu chí sau:

Khôngtrái với các quy định hiện hành của Tổng cục Bưu điện;

Phùhợp với mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện.

Điều 23: Tổngcục Bưu điện khuyến khích việc lựa chọn các tiêu chuẩn quốc tế đã được nhiềuquốc gia chấp thuận áp dụng với hiệu lực bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩnquốc tế cho các hệ thống viễn thông toàn cầu (khu vực) mà Việt Nam tham gia.

Điều 24: Khixây dựng Tiêu chuẩn Ngành trên cơ sở chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tươngđương, nội dung của tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung Tiêu chuẩnNgành theo một trong năm hình thức:

Hìnhthức dịch nguyên vẹn (translation);

Hìnhthức bao hàm hay tham chiếu (inclusion or reference);

Hìnhthức biên soạn lại (redrafting);

Hìnhthức tái bản (complete reprint);

Hìnhthức trang bìa quốc gia (cover-sheet).

Cáchình thức chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nêu trên được quy định chi tiếttại các Điều 25, 26, 27, 28, 29 dưới đây.

Điều 25:1. Hình thức dịch nguyên vẹn là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó tiêuchuẩn quốc tế được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt hoặc có kèm theo các thay đổicho phép về hình thức và nội dung nếu cần thiết. Các thay đổi này được đưa vàongay sau các các điều khoản bị thay đổi.

2.Bản tiêu chuẩn dịch nguyên vẹn được ban hành với trang bìa của Tổng cục Bưuđiện, lời nói đầu của Tổng cục Bưu điện và kèm theo Quyết định ban hành củaTổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

3.Đối với trường hợp ban hành song ngữ (ngôn ngữ chính của Tổ chức Tiêu chuẩn hoáquốc tế và tiếng Việt), phải có thông báo về giá trị pháp lý của nguyên bảnhoặc của bản dịch trong trường hợp có nghi ngờ hay tranh chấp do cách biêndịch, nếu không có thông báo này thì hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau.

4.Lời nói đầu, các ghi chú, thông tin hướng dẫn bổ sung phải là song ngữ trongbản song ngữ.

5.Bản đơn ngữ phải chỉ rõ ngôn ngữ của bản gốc.

6.Cả bản đơn ngữ và song ngữ phải có các ghi chú nói rõ những thay đổi về biêntập hay kỹ thuật. Những thay đổi này phải được đưa ngay sau những điều khoản cóliên quan tới và phải được chỉ rõ bằng cách đánh dấu "*" bên lề củađiều khoản đó hoặc được chỉ ra trong lời nói đầu.

7.Mức độ tương đương của tiêu chuẩn phụ thuộc vào tính chất, nội dung của các ghichú được bổ sung thêm và phải ghi rõ trong lời nói đầu.

Điều 26:

1.Hình thức bao hàm hay tham chiếu là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó Tiêuchuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế với cùng lĩnhvực áp dụng. Theo hình thức bao hàm hay tham chiếu, tiêu chuẩn quốc tế được banhành dưới dạng một bộ phận của Tiêu chuẩn Ngành.

2.Nếu Tiêu chuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế vớicùng lĩnh vực áp dụng nhưng đề cập đến cả các đối tượng khác chưa được bao hàmtrong tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn quốc tế đó được xem là được chấp thuậnáp dụng nguyên vẹn.

3.Nếu Tiêu chuẩn Ngành sao chép hay tham chiếu nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế vớicùng lĩnh vực áp dụng nhưng bổ sung một số yêu cầu khác của cùng đối tượng tiêuchuẩn hóa thì tiêu chuẩn quốc tế đó được xem là được chấp thuận áp dụng nguyênvẹn.

4.Nếu một tiêu chuẩn Ngành tham chiếu đến một tiêu chuẩn quốc tế có phạm vi ápdụng rộng hơn thì tiêu chuẩn quốc tế đó không được xem là đã được chấp thuậnnguyên vẹn.

Điều 27:

1.Hình thức biên soạn lại là hình thức chấp thuận áp dụng nhưng có biên soạn lại,trong đó các điều khoản bị sửa đổi được ghi rõ.

2.Trong trường hợp biên soạn lại, Tiêu chuẩn quốc tế được trình bày theo quy địnhcủa Tổng cục Bưu điện.

Điều 28:

1.Hình thức tái bản là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó nội dung chính củatiêu chuẩn quốc tế được tái bản nguyên vẹn (kèm theo hoặc không kèm theo bảndịch).

2.Khi tiêu chuẩn quốc tế (khu vực) được tái bản thành Tiêu chuẩn Ngành thì tiêuchuẩn đó được ban hành với trang bìa, lời nói đầu của Tổng cục Bưu điện và kèmtheo Quyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

3.Các ghi chú và các thông tin hướng dẫn cho từng điều khoản cụ thể, nếu có, phảiđược đưa ngay tại các điều khoản có liên quan.

Điều 29:

1.Hình thức trang bìa quốc gia là hình thức chấp thuận áp dụng trong đó tiêuchuẩn quốc tế được gắn kèm nguyên vẹn với trang bìa của Tổng cục Bưu điện cùngQuyết định ban hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

2.Quyết định về việc chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, các ghi chú, cácthông tin hướng dẫn, nếu có, phải được đưa vào ngay trên trang bìa.

 

CHƯƠNG V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30:Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục Bưu điện chịu tráchnhiệm hướng dẫn, tổ chức và giám sát hoạt động xây dựng và ban hành tiêu chuẩntrong ngành Bưu điện theo Quy định này.

Điều 31:Mọi đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm tham gia hoạt động xây dựngtiêu chuẩn Ngành trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao.

Điều 32:Bộ phận soạn thảo Tiêu chuẩn Ngành chịu trách nhiệm:

Nghiêncứu xây dựng dự thảo tiêu chuẩn;

Tổchức xin ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn;

Chuẩnbị Hồ sơ kèm dự thảo gửi đi xin ý kiến;

Tổchức các buổi họp để đạt được sự đồng thuận đối với dự thảo nếu cần thiết;

Chuẩnbị Hồ sơ về sửa đổi bổ sung dự thảo tiêu chuẩn trình Hội đồng nghiệm thu cáccấp;

Chuẩnbị Hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn nộp Cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Điều 33:Trong những trường hợp cần thiết Tổng cục Bưu điện có quyền yêu cầu các doanhnghiệp BC-VT xây dựng dự thảo tiêu chuẩn và trình Tổng cục Bưu điện xem xét banhành.

 

CHƯƠNG VI - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều34: Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy địnhtrái với văn bản này đều bị bãi bỏ.

Điều 35:Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh với Tổng cục Bưuđiện để kịp thời xem xét bổ sung hoặc sửa đổi.

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ THIẾT BỊĐẦU CUỐI THUÊ BAO VÀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN

1. Phạm vi các yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu quản lý Nhà nước đốivới thiết bị đầu cuối thuê bao và thiết bị vô tuyến

1.1Yêu cầu kỹthuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhân viên của cácnhà khai thác

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu an toàn về điện và các yêu cầu về an toàn khác nhưsốc âm thanh (acoustic shock), an toàn cơ học (độ bền vững trong sử dụng, khôngcó các cạnh sắc), bảo vệ con người đối với bức xạ điện từ (thông qua các hiệuứng nhiệt và không nhiệt của bức xạ không có tác dụng ion hóa) và an toàn đốivới bức xạ laser để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và cho nhânviên của các nhà khai thác.

1.2 Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu về tương thích điện từ trường nhằm đảm bảo cácthiết bị có khả năng chống nhiễu thích hợp và mức bức xạ không gây nhiễu (khôngảnh hưởng) đến mạng Viễn thông công cộng và các thiết bị điện tử khác.

1.3 Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng cóhại

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị không gây hại hoạt động củamạng lưới cũng như không được sử dụng sai lệch tài nguyên mạng đến mức gây rasuy giảm chất lượng không thể chấp nhận được.

1.4Yêu cầu kỹthuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến điện sử dụng cóhiệu quả phổ tần số vô tuyến điện được phân bổ cho thông tin mặt đất/ vệ tinhvà nguồn tài nguyên quỹ đạo để tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tinđặt trong vũ trụ và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.

1.5Yêu cầu kỹthuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo thiết bị thực hiện được các chức năngcơ bản điều khiển cuộc gọi (thiết lập, thay đổi, tính cước, duy trì và xoá cáckết nối ảo hay thực) khi kết nối với mạng để thực hiện dịch vụ tải tin giữa haiđiểm kết cuối mạng mà người sử dụng có thể truy cập được.

1.6Yêu cầu kỹthuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các trường hợp dịch vụphổ cập (thoại cố định, thoại di động GSM)

Tiêuchuẩn Ngành cho thiết bị phải có (trực tiếp hoặc tham chiếu đến các Tiêu chuẩnNgành thích hợp) các yêu cầu nhằm đảm bảo tính tương thích về sử dụng thiết bịđầu cuối-thiết bị đầu cuối giữa các hệ thống giống nhau cung cấp dịch vụthoại cố định và dịch vụ thoại di động GSM.

1.7Yêu cầu kỹthuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt

Trongmột số trường hợp đặc biệt, Tiêu chuẩn Ngành cho thiết bị có thêm một số yêucầu đặc thù nhằm:

Bảovệ dữ liệu cá nhân và tính riêng tư của người sử dụng;

Đảmbảo khả năng cung cấp một số tính năng nhằm ngăn ngừa gian lận;

Đảmbảo khả năng cung cấp một số tính năng đảm bảo truy cập dịch vụ khẩn cấp;

Đảmbảo khả năng cung cấp một số tính năng nhằm hỗ trợ những người sử dụng bị tàntật.

2.Yêu cầu kỹ thuật liên quan đến đo kiểm

2.1Phương phápđo kiểm

Phươngpháp đo kiểm phải được quy định rõ ràng và phù hợp với mục đích chứng nhận hợpchuẩn thiết bị. Phương pháp đo kiểm phải khách quan, cho các kết quả chính xácvà lặp lại để đảm bảo rằng các phép đo trong những điều kiện xác định là sosánh được với nhau.

2.2Quy trìnhđo kiểm

Tiêuchuẩn Ngành phải quy định trình tự đo kiểm nếu trình tự này có thể ảnh hưởngđến kết qủa đo kiểm. Quy trình đo kiểm có thể tham chiếu các tiêu chuẩn đo kiểmquốc tế.

2.3Lấy mẫu đokiểm

Khicần đo kiểm một số mẫu để xác định sự phù hợp với một yêu cầu kỹ thuật cụ thể,Tiêu chuẩn Ngành phải quy định số mẫu yêu cầu.

 

PHỤ LỤC 2

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG

MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

1. Khái niệm

Tiêuchuẩn Ngành về chất lượng mạng Viễn thông là văn bản pháp quy kỹ thuật quy địnhmột số yêu cầu về năng lực của mạng lưới đối với việc chuyển tải thông tin từthuê bao đến thuê bao một cách nhanh chóng, trung thực và trọn vẹn đến đúng địachỉ yêu cầu.

2.Loại thôngsố chất lượng chung

Nănglực của mạng lưới được đánh giá trên cơ sở ba chức năng cơ bản là thiết lậptruy cập, chuyển tải thông tin và giải phóng truy cập theo ba tiêu chí chất lượnglà tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy, trong đó tốc độ, độ chính xác và độ tincậy được hiểu như sau:

Tốcđộ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thựchiện một chức năng hoặc tốc độ thực hiện một chức năng.

Độchính xác: Độ chính xác là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chuẩn xác màchức năng đó được thực hiện

Độtin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việcthực hiện một chức năng trong một khoảng thời gian quy định mà không tính đếntốc độ và độ chính xác.

Chínloại thông số chất lượng tương ứng là:

Tốcđộ thiết lập truy cập, Tốc độ chuyển tải thông tin, Tốc độ giải phóng truy cập.

Độchính xác thiết lập truy cập, Độ chính xác chuyển tải thông tin, Độ chính xácgiải phóng truy cập.

Độtin cậy thiết lập truy cập, Độ tin cậy chuyển tải thông tin, Độ tin cậy giảiphóng truy cập.

3.Phạm vi các yêu cầu kỹ thuật

3.1Tổng cục Bưu điện quản lý chất lượng mạng lưới trên cơ sở chín loại thông sốchất lượng chung. Tổng cục Bưu điện cụ thể hoá các loại thông số chất lượngchung bằng các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng đặc thù cho từng loại mạng lưới.

3.2.Mỗi loại thông số chất lượng phải được cụ thể hoá bằng tối thiểu một yêu cầu kỹthuật về chất lượng mạng lưới.

3.3.Quy định khung các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng mạng chuyển mạch kênh và chấtlượng mạng chuyển mạch gói phù hợp với khuyến nghị I. 350 của Liên minh Viễnthông thế giới ITU-T và được trích dẫn tại Bảng 1 và Bảng 2 của Phụ lục này.

 

Bảng 1

Quan hệ định tính giữa các thông số chất lượng chung vàcác yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch kênh

 

Yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch kênh

 

 

Yêu cầu sơ cấp

Yêu cầu thứ cấp

Thông số chung

Trễ thiết lập kết nối

Trễ cảnh báo

Xác suất thiết lập kết nối sai

xác suất thiết lập kết nối bị từ chối

Trễ lan truyền

Số phút suy giảmt chất lượng

Số giây bị lỗi nghiêm trọng

Số giây bị lỗi

Trễ đứt mạch

Trễ giải phóng kết nối

Xác suất giải phóng sớm

Xác suất từ chối xoá kết nối

Thời gian mạng ngừng dịch vụ

Độ khả dụng của mạng lưới

 

Tốc độ truy cập

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác truy cập

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy truy cập

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ chuyển tải thông tin

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ cấp

Độ chính xác chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

Độ chính xác giải phóng truiy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

Dẫn xuất

Độ khả dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

Bảng 2

Quan hệ định tính giữa các thông số chất lượng chung vàcác yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch gói

  

Yêu cầu chất lượng mạng chuyển mạch gói

 

 

Yêu cầu sơ cấp

Yêu cầu thứ cấp

Thông số chung

Trễ thiết lập mạch ảo

Xác suất thiết lập mạch ảo sai

Xác suất từ chối thiết lập kết nối ảo

Trễ truyền gói dữ liệu

Thông lượng

Tỷ lệ lỗi dư

Xác suất khởi động lại

Xác suất kích thích khởi động lại

Trễ xoá mạch ảo

Xác suất từ chối xoá mạch ảo

Xác suất đứt sớm mạch ảo

Xác suất kích thích đứt sớm mạch ảo

Thời gian mạng ngừng hoạt động

Độ khả dụng của mạng

 

Tốc độ truy cập

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác truy cập

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy truy cập

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ chuyển tải thông tin

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ cấp

Độ chính xác chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác giải phóng truiy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

Thứ cấp

Độ khả dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

3.4Nguyên tắclựa chọn một yêu cầu chất lượng cụ thể

Mộtyêu cầu chất lượng cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn một số yêu cầusau:

Liênquan đến các sự kiện hay các trạng thái quan sát được tại giao diện các phần tửkết nối;

Đokiểm được tại giao diện các phần tử kết nối. Việc xác định chúng không phụthuộc vào các đặc trưng nội tại của mạng (một phần của mạng) và không phụ thuộcvào các giả định về các nguyên nhân hư hỏng hay suy giảm chất lượng không quansát được tại các giao diện.

3.5 Nguyên tắc xác định mức độ của yêu cầu

Cácyêu cầu chất lượng mạng lưới phải kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế của các Doanhnghiệp BC-VT và yêu cầu về mức độ hài lòng của xã hội đối với chất lượng cácdịch vụ Viễn thông được cung cấp trên mạng lưới đó.

 

PHỤ LỤC 3

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ KẾT NỐIMẠNG

1. Nguyên tắc xây dựng các tiêuchuẩn kết nối mạng và lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật

Việc xây dựng các tiêuchuẩn kết nối mạng và lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo những mục tiêuquản lý sau:

1.1. Đảm bảo quyền kếtnối bình đẳng (không phân biệt đối xử)

1.2. Đủ chi tiết đểcác mạng Viễn thông kết nối với nhau cung cấp được các dịch vụ cơ bản.

1.3. Khả thi về mặt kỹthuật và kinh tế

1.4. Mở để cho phép vàthúc đẩy phát triển việc cung cấp dịch vụ mới trên các mạng Viễn thông kết nốivới nhau.

2. Điểm kết nối

Điểm kết nối là điểmvật lý nơi hai mạng Viễn thông kết nối với nhau để cuộc gọi có thể chuyển từmạng này sang mạng khác.

3. Tuyến kết nối

Tuyến kết nối là tuyếnthiết lập một hay nhiều đường truyền dẫn đi qua điểm kết nối và kết nối haimạng Viễn thông với nhau.

4. Điểm kết cuốimạng

Điểm kết cuối mạng làcác điểm kết nối vật lý có những đặc tính kỹ thuật cần thiết để có thể qua đótruy nhập vào mạng lưới và thực hiện liên lạc có hiệu quả thông qua mạng. Khimột mạng Viễn thông kết nối với một mạng Viễn thông khác, các điểm kết nối haimạng- nơi cuộc gọi được chuyển giao từ mạng Viễn thông này sang mạng Viễn thôngkhác- được coi là các điểm kết cuối mạng.

5. Giao diện kếtnối mạng

Giaodiện kết nối mạng là tập hợp những thông số kỹ thuật và thủ tục, tại điểm kếtcuối mạng được sử dụng cho kết nối các mạng Viễn thông với nhau, cần thiết choviệc cùng hoạt động và cùng nhau cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới.

6.Tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông

Tiêuchuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêucầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng, yêu cầu chất lượng đồng bộ mạng vàyêu cầu chất lượng đối với tuyến kết nối.

7.Tiêu chuẩngiao diện kết nối mạng

Tiêuchuẩn giao diện kết nối mạng là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹthuật đối với giao diện kết nối mạng nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động vàkhả năng cùng cấp một dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới được kết nối.

8.Các giao diện kết nối mạng

Tổngcục Bưu điện quản lý các giao diện kết nối sau, phân loại theo bản chất của cácthông số kỹ thuật giao diện:

Giaodiện điện vật lý;

Giaodiện truyền dẫn;

Giaodiện báo hiệu.

9.Phạm vi các tiêu chuẩn giao diện điện vật lý

Tiêuchuẩn giao diện điện vật lý bao gồm những yêu cầu điện và vật lý thiết yếu đốivới giao diện phân cấp số dùng cho kết nối mạng. Ưu tiên chấp thuận các yêu cầukỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới nhưG.703 và G.958.

9.Phạm vi cáctiêu chuẩn giao diện truyền dẫn

Tiêu chuẩn giao diện truyền dẫnbao gồm những yêu cầu thiết yếu đối với cấu trúc khung đồng, các yêu cầu đốivới thủ tục đồng bộ khung và thủ tục kiểm tra độ dư vòng. Ưu tiên chấp thuậncác yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thôngthế giới như G.704 và G. 706.

10.Phạm vi các tiêu chuẩn giao diện báo hiệu

Tiêuchuẩn giao diện báo hiệu bao gồm những thủ tục báo hiệu thiết yếu để thiết lậpcuộc gọi.

11. Phạm vi tiêu chuẩn chất lượng đồng bộ mạng

Tiêuchuẩn chất lượng đồng bộ mạng bao gồm những yêu cầu thích hợp đối với tín hiệuđồng bộ trong những chế độ và phương thức đồng bộ khác nhau nhằm giảm thiểuhiệu ứng đồng bộ nhiều lần (cascading timing). Ưu tiên chấp thuận các yêu cầukỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông thế giới nhưG.811, G.812 và G.822.

12. Phạm vi tiêu chuẩn chất lượng tuyến kết nối

Tiêuchuẩn chất lượng tuyến kết nối bao gồm những yêu cầu chất lượng truyền dẫn số.Ưu tiên chấp thuận các yêu cầu kỹ thuật thích hợp trong các Khuyến nghị củaLiên minh Viễn thông thế giới như G.821, G.823, G.826.

 

PHỤ LỤC 4

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1. Kháiniệm tiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ viễn thông

Tiêuchuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Viễn thông là văn bản pháp quy kỹ thuật quyđịnh một số yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ của Doanhnghiệp BC-VT cũng như một số yêu cầu về năng lực của bản thân dịch vụ trongviệc cung cấp khả năng liên lạc một cách nhanh chóng, trung thực và trọn vẹntheo yêu cầu của người sử dụng.

Nănglực của dịch vụ là khả năng dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng trong nhữnggiới hạn quy định và điều kiện cho trước trong suốt thời gian người sử dụng yêucầu.

2.Năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ        

Cungcấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ bao gồm các hoạt động bán hàng, cung cấp, thayđổi, ngừng và khôi phục dịch vụ dịch vụ, tính cước và lập hoá đơn, quản lý mạngvà dịch vụ do khách hàng thực hiện.

Nănglực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ được hiểu như sau:

Nănglực bán hàng năng lực thực hiện tất cả các hoạt động thích hợp kể từkhi liên hệ được thiết lập giữa Doanh nghiệp BC-VT với khách hàng đến khi hợpđồng cung cấp dịch vụ được ký kết;

Nănglực cung cấp dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc cungcấp dịch vụ kể từ khi hợp đồng cung cấp dịch vụ có hiệu lực đến khi khách hàngsử dụng được dịch vụ;

Nănglực thay đổi dịch vụ theo yêu cầu khách hàng là năng lực thực hiện các hoạtđộng gắn liền với việc thay đổi dịch vụ kể từ khi khách hàng yêu cầu thay đổidịch vụ cho đến khi các thay đổi thoả mãn yêu cầu của khách hàng;

Nănglực hỗ trợ dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc hỗ trợdịch vụ nhằm làm cho khách hàng sử dụng được dịch vụ;

Nănglực sửa chữa là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc khôi phụcdịch vụ đối với khách hàng sau khi có hỏng hóc dẫn đến mất một phần hay toàn bộdịch vụ;

Nănglực ngừng dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền với việc ngừngdịch vụ kể từ khi khách hàng yêu cầu ngừng dịch vụ cho đến khi việc ngừng nàythoả mãn yêu cầu của khách hàng;

Nănglực tính cước và lập hoá đơn là năng lực thực hiện các hoạt động gắn liền vớitính cước và lập hoá đơn đối với dịch vụ cho khách hàng;

Kháchhàng thực hiện quản lý mạng và dịch vụ là năng lực thực hiện các hoạt động gắnliền với việc thực hiện các thay đổi xác định trước đối với dịch vụ hoặc cấuhình mạng theo yêu cầu của khách hàng.

Nănglực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ được đánh gía theo ba tiêu chí chất lượng là tốcđộ, độ chính xác và độ tin cậy, trong đó tốc độ, độ chính xác và độ tin cậy đượchiểu như sau:

Tốcđộ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thựchiện một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ hoặc tốc độ thực hiện một hoạt độngcung cấp hỗ trợ dịch vụ;

Độchính xác: Độ chính xác là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chuẩn xác mà mộthoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ được thực hiện;

Độtin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việcthực hiện một hoạt động cung cấp hỗ trợ dịch vụ trong một khoảng thời gian quyđịnh mà không tính đến tốc độ và độ chính xác.

Loại thông số chất lượng dịch vụ được cung cấp

Nănglực của dịch vụ hay chất lượng kỹ thuật dịch vụ được đánh giá thông qua cácloại thông số chất lượng như được quy định tại Mục 2, Phụ lục 2.

4.Phạm vi cácyêu cầu kỹ thuật

4.1.Tổng cục Bưu điện quản lý chất lượng dịch vụ trên cơ sở các yêu cầu về năng lựccung cấp hỗ trợ dịch vụ và chín loại thông số chất lượng.

4.2.Yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ dịch vụ bao gồm tối thiểu, nhưng khônggiới hạn bởi các yêu cầu sau:

Yêucầu về thời gian trung bình cung cấp dịch vụ;

Yêucầu về thời gian khôi phục dịch vụ;

Yêucầu về thời gian ngừng dịch vụ;

Yêucầu về xác suất lập hoá đơn sai;

Yêucầu về xác suất tính sai cước.

4.3.Mỗi loại thông số chất lượng dịch vụ phải được cụ thể hoá bằng một yêu cầu vềchất lượng dịch vụ.

4.4. Khung toàn diện cho tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ (bao gồm cả các yêu cầunăng lực cung cấp hỗ trợ dịch vụ) được quy định tại Bảng 3.

4.5.Các yêu cầu năng lực dịch vụ được quy định tại Bảng 4.

4.6.Việc áp dụng Bảng 3 và Bảng 4 tuỳ thuộc vào từng loại hình dịch vụ cụ thể, mứcđộ nhậy cảm của khách hàng đối với từng yêu cầu trong trường hợp một dịch vụ cụthể.

4.7.Đối với các yêu cầu chất lượng liệt kê trong bảng 3 và bảng 4 và chưa được quyđịnh cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành, các yêu cầu chất lượng này phải nằm trongDanh mục các yêu cầu chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp BC-VT có trách nhiệm tựtheo dõi và báo cáo Tổng cục Bưu điện khi có yêu cầu.

 Bảng 3

Bảng xác định khung các yêu cầu chất lượng dịch vụ

 Tiêu chí chất lượng

Chức năng dịch vụ

Tốc độ

Độ chính xác

Độ tin cậy

Năng lực bán hàng

 

 

 

Năng lực quản lý dịch vụ

Năng lực cung cấp dịch vụ

 

 

 

Năng lực thay đổi dịch vụ

 

 

 

Năng lực hỗ trợ dịch vụ

 

 

 

Năng lực sửa chữa dịch vụ

 

 

 

Năng lực ngừng dịch vụ

 

 

 

Chất lượng kỹ thuật dịch vụ

Thiết lập truy cập dịch vụ

 

 

 

Chuyển tải thông tin khách hàng

 

 

 

Giải phóng truy cập

 

 

 

Tính cước và lập hoá đơn

 

 

 

 

Quản lý mạng và dịch vụ do khách hàng thực hiện

 

 

 

 

Bảng 4

Bảng quan hệ định tính giữa các thông số chất lượngchung và chất lượng kỹ thuật dịch vụ

 

Thông số chất lượng kỹ thuật dịch vụ

 

 

Thông số chất lượng sơ cấp

Thông số chất lượng thứ cấp

Thông số chất lượng chung

Trễ truy nhập

Xác suất truy nhập sai

Xác suất từ chối truy nhập

Tốc độ chuyển tải thông tin

Tốc độ chuyển tải thông tin người sử dụng

Xác suất lỗi thông tin người sử dụng

Xác suất chuyển thừa thông tin người sử dụng

Xác suất chuyển sai thông tin người sử dụng

Xác suất mất thông tin người sử dụng

Trễ xoá truy nhập

Xác suất xoá sai truy nhập

Xác suất từ chối giải phóng truy nhập

Độ khả dụng của dịch vụ

Xác suất từ chối chuyển thông tin người sử dụng

Thời gian ngừng dịch vụ

 

Tốc độ truy cập

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác truy cập

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy truy cập

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ chuyển tải thông tin

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ cấp

Độ chính xác chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy chuyển tải thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

Độ chính xác giải phóng truiy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

Độ tin cậy giải phóng truy cập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

Thứ cấp

Độ khả dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

X

X

5.Nguyên tắclựa chọn yêu cầu chất lượng dịch vụ

Mỗimột yêu cầu chất lượng dịch vụ cụ thể trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn mộtsố yêu cầu sau:

Liênquan đến các hiệu ứng khách hàng cảm nhận được, không phụ thuộc vào các giảđịnh về các nguyên nhân hư hỏng hay suy giảm chất lượng không quan sát được tạicác điểm truy cập dịch vụ;

Khôngphụ thuộc vào cấu trúc, tổ chức nội tại của mạng lưới khi xác định các giá trịđịnh lượng;

Đánhgiá được một cách khách quan tại các điểm truy cập dịch vụ;

6.Nguyên tắcxác định mức độ yêu cầu

Chấtlượng dịch vụ phải ở mức mà xã hội chấp nhận được trong những điều kiện kinh tếxã hội nhất định, được thể hiện qua mức độ hài lòng của khách hàng.

 

PHỤ LỤC 5

YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ BƯU CHÍNH

1.Khái niệmtiêu chuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính

Tiêuchuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính là văn bản pháp quy kỹ thuật quyđịnh các yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ của Doanhnghiệp Bưu chính và về năng lực của chính dịch vụ, cho phép khách hàng khả nănggửi và nhận vật phẩm hàng hóa và tin tức một cách nhanh chóng, trung thực vàtrọn vẹn giữa hai địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.

Nănglực của dịch vụ là khả năng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng trong nhữnggiới hạn quy định và điều kiện cho trước, khi người sử dụng yêu cầu.

2.Yêu cầu về năng lực cung cấp và hỗ trợ sử dụng dịch vụ

Tiêuchuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính phải có các yêu cầu về năng lựccung cấp và hỗ trợ dịch vụ, bao gồm:

Yêucầu về khả năng truy cập, sử dụng dịch vụ;

Yêucầu về mức độ hài lòng của khách hàng;

Yêucầu về trách nhiệm pháp lý và giải quyết bồi thường, khiếu nại.

3.Yêu cầu về năng lực dịch vụ được cung cấp

Tiêuchuẩn Ngành về chất lượng dịch vụ Bưu chính phải có các yêu cầu về năng lựcdịch vụ được cung cấp, bao gồm:

Tốcđộ: Tốc độ là tiêu chí chất lượng thể hiện khoảng thời gian sử dụng để thựchiện việc cung cấp dịch vụ;

Độtin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ chắc chắn của việcthực hiện một chức năng trong một khoảng thời gian quy định mà không tính đến tốcđộ và độ an toàn;

Độvà an toàn: Độ an toàn là tiêu chí chất lượng thể hiện mức độ trọn vẹn của vậtphẩm hàng hóa và tin tức tại nơi nhận.

4.Nguyên tắc lựa chọn yêu cầu chất lượng dịch vụ

Mộtyêu cầu chất lượng dịch vụ quy định trong Tiêu chuẩn Ngành phải thoả mãn một sốyêu cầu sau:

Liênquan đến các hiệu ứng khách hàng cảm nhận được;

Khôngphụ thuộc vào cấu trúc, tổ chức nội tại của mạng lưới khi xác định các giá trịđịnh lượng.

5. Nguyên tắc xác định mức độyêu cầu

Chất lượng dịch vụphải ở mức mà xã hội chấp nhận được trong những điều kiện kinh tế xã hội nhấtđịnh, được thể hiện qua mức độ hài lòng của khách hàng.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGÀNH

  1. Tên tiêu chuẩn Ngành (viết tắt là TCN)
  2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn Ngành
  3. Cơ quan đề nghị:
  4. Tình hình tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước
  5. Mục đích xây dựng tiêu chuẩn Ngành

a,Quản lý chất lượng mạng lưới BC-VT

b, Quản lý chất lượng dịch vụ BC-VT

c, Chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiết bị BC-VT

Đảmbảo an toàn điện

Đảmbảo tương thích điện từ trường

Bảovệ mạng lưới BC-VT không bị ảnh hưởng có hại

Đảmbảo an toàn và sức khoẻ cho khai thác viên, người sử dụng

Đảmbảo khả năng cùng hoạt động với mạng (interworking)

Đảmbảo tính tương thích về mặt sử dụng (interoperability)

Đảmbảo sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện

Đảmbảo các mục tiêu quản lý khác (đề nghị nêu rõ)

d,Quản lý kết nối mạng

6.Lý do cần sửa đổi, bổ sung (đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩnngành đã có)

a,Nội dung TCN đã bị lạc hậu so với sự phát triển công nghệ, mục tiêu quản lý

b,Có sai sót về chỉ tiêu trong TCN

c,Lý do khác (đề nghị nêu rõ)

7.Hình thức xây dựng TCN và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCN

Hìnhthức thực hiện:

Theotài liệu tham khảo

Chấpthuận tiêu chuẩn khu vực/quốc tế

Tựnghiên cứu

Soátxét, sửa đổi

Tàiliệu làm căn cứ xây dựng TCN

  1. Cơ quan phối hợp:

Cánhân và tổ chức có thể tham gia xây dựng TCN:

Tổchức và cá nhân cần lấy ý kiến góp ý cho dự thảo TCN

Cáctổ chức có nhiều khả năng ứng dụng TCN (nếu có)

  1. Dự kiến tiến độ và kinh phí thực hiện:

STT

Nội dung từng bước

Thời gian thực hiện

Kết quả cần đạt

Kinh phí dự kiến

(1000 đ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

 

2

 

 

3

 

4

- Bước 1: Biên soạn tiêu chuẩn Ngành

- Bước 2: Trưng cầu ý kiến đánh giá Dự thảo tiêu chuẩn

- Bước 3: Hoàn chỉnh Dự thảo tiêu chuẩn

- Bước 4: Phê duyệt Dự thảo tiêu chuẩn

 

 

 

10. Nguồn kinh phí:

Tổng cục Bưu điện

Đơn vị, cá nhân đềnghị ............... (nếu có)

Các tổ chức khác (nếucó)

Tổng kinh phí dự kiến:

Ngày, tháng ........

Cơ quan đề nghị

 

PHỤ LỤC 7

YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN

1. Khái niệm: Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩnlà tài liệu giải thích nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia vào quátrình đánh giá dự thảo tiêu chuẩn có các nhận xét xác đáng về nội dung tiêuchuẩn, mục đích, ý nghĩa thực tiễn, tính khả thi của tiêu chuẩn và trên cơ sởđó Cơ quan quản lý có quyết định đúng đắn về việc ban hành và áp dụng tiêuchuẩn.

2. Bản thuyết minhbao gồm các nội dung chính sau:

2.1 Tên gọi tiêuchuẩn

2.2 Đặt vấn đề: tóm tắt đặc điểm, tình hìnhđối tưọng tiêu chuẩn hóa trong ngoài nước, lý do và mục đích xây dựng tiêuchuẩn

2.3 Sở cứ xây dựngcác yêu cầu kỹ thuật:tổng hợp, phân tích các tài liệu kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu,... làm cơ sởcho việc biên soạn từng yêu cầu kỹ thuật

2.4 Giải thích nộidung tiêu chuẩn:tóm tắt các nội dung chính của tiêu chuẩn, nêu rõ sự gắn kết của các yêu cầu kỹthuật cụ thể với các mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện như được đưa ratrong Bản quy định này; trình bày rõ các điểm sửa đổi, bổ sung so với các yêucầu kỹ thuật quốc tế (khu vực) tương đương và sở cứ

2.5 Mối tương quanđối với Hệ thống tiêu chuẩn Ngành: nêu rõ mối tương quan của dự thảo tiêu chuẩn đối vớicác tiêu chuẩn Ngành hiện hành, các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan

 

PHỤ LỤC 8

MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

 

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Tên dự thảo tiêu chuẩn:

Cơ quan biên soạn:

Mã số đề tài:

Chủ trì đề tài:

Họ tên người được trưngcầu ý kiến (phản biện):

Cơ quan:

Chức danh khoa học:

Cơ quan được trưng cầuý kiến (phản biện):

Ngày nhận được bản Dựthảo tiêu chuẩn:

Nhận xét: ghi lần lượtcác nhận xét sau đây

Sự phù hợp của dự thảotiêu chuẩn với mục tiêu đề ra ban đầu trong đề án xây dựng tiêu chuẩn

Nhận xét về Hồ sơ tiêuchuẩn (có đầy đủ và đứng thủ tục không)

Nhậnxét về sở cứ của các yêu cầu kỹ thuật được đề xuất

Nhận xét về mức độ tươngđương giữa dự thảo tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia cócùng đối tượng tiêu chuẩn hóa

Nhận xét về tính khảthi của dự thảo tiêu chuẩn trong điều kiện Việt nam

2. Đề nghị sửa đổi,bổ sung chi tiết:liệt kê các điểm đề nghị sửa đổi bổ sung chi tiết kèm theo lý do và giải phápđề xuất

3. Kết luận:

Kiến nghị về khả năngban hành và áp dụng tiêu chuẩn

 

                                                             Hà nội, ngày tháng năm

                                                             Người (Cơ quan) trưng cầu ý kiến

                                                                         (Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 9

Mẫu phiếu đánh giá Dự thảo tiêu chuẩn

(Dành cho thành viên Hội đồng đánh giá các cấp)

Tên dự thảo tiêuchuẩn:

Cơ quan biên soạn:

Mã số đề tài:

Chủ trì đề tài:

Họ tên:

Cơ quan:

Chức danh khoa học:

1. Nội dung đánhgiá: cơ sở choviệc đánh giá là các yêu cầu đối với TCN đưa ra trong bản Quy định này

1.1 Phạm vi nội dung:đánh giá sự tương xứng giữa các yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu quản lý Nhà nướcđối với đối tượng tiêu chuẩn hoá đang xem xét

1.2 Sở cứ của các yêucầu kỹ thuật:

1.3 Sự phù hợp vớithực tế mạng lưới: chỉ rõ các yêu cầu (nếu có) không phù hợp với thực tế mạng lưới

1.4 Các khó khăn gặpphải khi áp dụng tiêu chuẩn:

2. Các yêu cầu kỹthuật cần sửa đổi, bổ sung: liệt kê chi tiết cùng lý do và giải pháp đề xuất

3. Kết luận

Đồng ý Không đồng ývới kết luận của Chủ tịch Hội đồng

Nhất trí Không nhấttrí kiến nghị Tổng cục Bưu điện ban hành phê duyệt và ban hành dự thảo tiêuchuẩn

 

                                                                         Hà Nội, ngày tháng năm

                                                                                     (Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 10

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU VÀ KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁDỰ THẢO TIÊU CHUẨN 

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU DỰ THẢO TIÊU CHUẨN

1. Tên dự thảo tiêuchuẩn:

Cơ quan biên soạn:

Mã số đề tài:

Chủ trì đề tài:

2. Ngày họp Hội đồng:

3. Địa điểm họp Hộiđồng

4. Thành phần Hội đồng(Theo Quyết định số ....)

Số có mặt:

Số vắng mặt:

Chủ trì phiên họp:

5. Thư ký Hội đồnggiới thiệu đại biểu, tóm tắt quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn

6. Chủ trì phiên họpđề xuất và Hội đồng thông qua nội dung chương trình làm việc

7. Đơn vị xây dựng dựthảo tiêu chuẩn báo cáo nội dung dự thảo tiêu chuẩn, việc tiếp thu các ý kiếnđóng góp qua các lần trưng cầu ý kiến

8. Ý kiến nhận xét của các phảnbiện (nếu có)

9. Ý kiến của các thành viên Hộiđồng và các đại biểu

10. Chủ tịch Hội đồngkết luận chung và kiến nghị:

Sự đáp ứng của dự thảo tiêuchuẩn đối với mục tiêu quản lý của Tổng cục Bưu điện

Sở cứ khoa học côngnghệ của dự thảo tiêu chuẩn

Sự phù hợp với thực tếmạng lưới của dự thảo tiêu chuẩn

Kiến nghị các sửa đổibổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có)

Kiến nghị về việc banhành

11. Tổng hợp kết quảvề Phiếu thẩm định

Đồng ý với kết luậncủa Chủ tịch Hội đồng:

Các ý kiến khác:

 

                                                                         Hà nội, ngày tháng năm

Thư ký Hội đồng Chủ tịch Hội đồng

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqvvxdbhvcbtctnb565