AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành quy định về việc giáo dục, quản lý, chữa trị cai nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành quy định về việc giáo dục, quản lý, chữa trị cai nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 56/2000/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2000                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Ban hành quy định về việc giáo dục, quản lý,

chữa trị cai nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị quyết 06/CP ngày 29/01/1993 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát ma túy;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động TBXH;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về việc giáo dục, quản lý, chữ trị cai nghiện cho người cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động TBXH, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quyết định thi hành.

 

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIÁO DỤC, QUẢN LÝ, CHỮA

TRỊ CAI NGHIỆN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2000/QĐUB ngày 27/7/2000 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích của việc giáo dục, quản lý, chữa trị cai nghiện cho người nghiện ma túy là nhằm góp phần phòng ngừa các tệ nạn xã hội, đẩy lùi về tệ nạn ma túy, giúp đỡ người nghiện ma túy hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 2: Việc tổ chức giáo dục, chữa trị, cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy được áp dụng theo Nghị định 19/1999/NĐ-CP ngày 06/04/1999 của Chính phủ về quy chế giáo dục, quản lý tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm pháp luật và những nội dung tại bản quy định này.

Điều 3: Công tác giáo dục, quản lý, chữa trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy, trách nhiệm chung của các ngành, của các cấp, các gia đình và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ này sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể và từng gia đình nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Công tác tổ chức, quản lý, giáo dục, chữa trị, cai nghiện tại cộng đồng:

1. Giai đoạn cắt cơn nghiện từ 7 đến 10 ngày tại gia đình hoặc tại cộng đồng dân cư.

2. Giai đoạn phục hồi sức khỏe thời gian 6 tháng đến 2 năm chủ yếu tại công đồng. Trường hợp nghiện quá nặng, tại cộng đồng quản lý không có hiệu quả sẽ được quản lý lao động phụ hồi tại các Trung tâm do Nhà nước thành lập và quản lý.

3. Giai đoạn quản lý, giáo dục ngăn chặn tái nghiện tại gia đình và cộng đồng thời gian từ 1 đến hai năm.

Điều 5: Hồ sơ người nghiện tình nguyện vào các Trung tâm cai nghiện, lao động, giáo dục hoàn lương tại các cơ sở chữa bệnh tập trung gồm có:

1. Tóm tắt lý lịch.

2. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để cai nghiện.

3. Biên bản tái nghiện (nếu có).

4. Cam kết của người nghiện, và gia đình có người nghiện.

5. Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức cai nghiện tại cộng đồng.

6. Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Điều 6: Tổ chức cai nghiện:

UBND cấp xã thành lập Ban cai nghiện do Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, các thành viên trong ban bao gồm: Công an, Y tế, chính sách và mời đại diện UBMT Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh cùng cấp tham gia - Các thành viên hoạt động theo hình thức kiêm nghiệm.

Điều 7: Cai nghiện tại gia đình:

Nếu gia đình có nguyện vọng cai nghiện tại nhà thì Chủ tịch UBND cấp xã cho phép nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Người nghiện có chứng nhận đủ sức khỏe.

2. Kỹ thuật viên y tế cai nghiện phải có chứng chỉ về chuyên môn có khả năng.

3. Ban cai nghiện cấp xã cấp thuốc cai nghiện còn mọi chi phí khác gia đình phải thanh toán.

Điều 8: Tổ chức lao động phục hồi sức khỏe.

Sau khi cai cắt cơn tại cộng đồng, Chủ tich UBND cấp xã tiến hành phân loại để áp dụng hình thức lao động phục hồi sức khỏe.

1. Các hình thức lao động phục hồi sức khỏe:

a. Đối tượng tự nguyện cai có thể lao động phụ hồi tại nhà nhưng gia đình phải quản lý.

b. Lao động phục hồi do chính quyền cấp xã quản lý.

c. Lao động phục hồi tại Trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh hoặc công trường lao động của huyện, thời gian áp dụng từ 6 tháng đến 2 năm.

2. Trong quá trình giáo dục người nghiện UBND cấp xã phải giao cho đối tượng cam kết thực hiện tốt quá trình rèn luyện phục hồi, không tái nghiện, đồng thời người quản lý phải thường xuyên giám sát việc rèn luyện, không để đối tượng có điều kiện tái nghiện.

Điều 9: Công nhận hoàn lương:

Đối tượng tái hòa nhập cộng đồng đã có thời gian từ 1 đến 2 năm, rừn luyện tốt, không tái nghiện thì UBND cấp xã ta quyết định công nhận hoàn lương cho đối tượng.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, TRUNG TÂM CHỮA

BỆNH XÃ HỘI TỈNH, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, CẤP HUYỆN TRONG

CÔNG TÁC GIÁO DỤC, QUẢN LÝ, CHỮA TRỊ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY.

Điều 10: Trách nhiệm của gia đình:

1. Giáo dục các thành viên trong gia đình không sử dụng ma túy. Xây dựng gia đình văn hóa.

2. Khi có người nghiện ma túy thì phải động viên người nghiện ma túy cai nghiện, phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng cấp xã về nội dung, phương pháp tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy.

2. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, công tác cai nghiện ma túy trong địa phương mình.

a. Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc giáo dục, quản lý, cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy trên địa bàn huyện. Đôn đốc, kiểm tra những cơ sở cai nghiện, quản lý tập trung thuộc cấp mình quản lý, thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy.

b. Hàng quý đánh giá, báo cáo kết quả lên Sở lao động TBXH.

3. Tạo điều kiện hỗ trợ người hoàn lương tại cộng đồng ổn định cuộc sống.

4. Tổ chức tư vấn để giúp các tổ chức cá nhân trên địa bàn có nhu cầu tìm hiểu về cách phòng chống tệ nạn ma túy.

Điều 11: Trách nhiệm của trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh:

1. Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, cai cắt cơn, điều trị phục hồi cho người nghiện theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền giao hàng năm.

2. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc lập hồ sơ, thủ tục giao nhận đối tượng nghiện ma túy.

3. Thông báo cho chính quyền địa phương trực tiếp nhận đối tượng đã cai nghiện ma túy trở về với cộng đồng khi trung tâm xã hội hết thời hạn quản lý.

4. Trong quá trình đối tượng tái hòa nhập cộng đồng, Trung tâm có trách nhiệ phối hợp với chính quyền địa phương và các gia đình tiếp tục quản lý, theo dõi đến khi đối tượng có quyết định hoàn lương.

Chỉ khi đối tượng có quyết định đã hoàn lương trung tâm mới đưa đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của mình.

5. Tổ chức văn phòng tư vấn tại trung tâm để giúp mọi người, mọi tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về cách phòng chống tệ nạn ma túy.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Các cơ quan đơn vị, gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, quản lý, chữa trị cai nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan, đơn vị, gia đình, cá nhân có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện mà vi phạm các nội dung của bản quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 13:

1. Sở Lao động TBXH, Công an tỉnh, Sở y tế có trách nhiệm hướng dẫn ngành dọc cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và tổng hợp tình hình phòng chống ma túy toàn tỉnh trong ngành mình, báo cáo với Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh.

2. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cần xây dựng tiêu chuẩn thi đua và hướng dẫn phong trào thi đua của đơn vị mình về công tác phòng chống ma túy.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, gia đình và cá nhân báo cáo về Sở lao động TBXH bằng văn bản để tổng hợp trình UBND tỉnh giải quyết.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqvvgdqlctcncnnmttc587