AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 78/2002/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN

Ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rùng vàđất lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn;

Căn cứ Chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL ngày 27/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn về việc giao cho lực lượng kiểm lâm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đấtlâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biếnrừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cục vụ, viện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY PHẠM KỸ THUẬT THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT LÂMNGHIỆP

(ban hành kèm theo Quyết định số 78/2002/QĐ-BNN-KL,ngày 28/8/2002

của Bộ trưởng B Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CHƯƠNG I

NHƯNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy phạm này quy định những nội dung cơ bản; giải pháp kỹ thuật; tổ chức thựchiện và chế độ báo cáo về theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượngkiểm lâm.

Điều 2.Mục đích theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là: Hàng năm nắm vững diệntích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có; sự biến động diện tích các loạirừng, các loại đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp theo lãnh thổ nhằm giúphoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phương và trung ương phục vụ công tácbảo vệ và phát triển rừng.

Điều 3.Nguyên tắc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp như sau:

1.Cập nhật diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở phân loại rừng vàđất rừng theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 682/BLLKT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng BộLâm nghiệp (nay làBộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn); dữ liệu cơ sở ban đầu là kết quả kiểm kê rừng đã được công bố tại Quyếtđịnh số 03/2001/QĐ-TTg ngày 05/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtkết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc (sau đây gọi chung là Quyết định số08/2001/QĐ-TTg).

2.Đơn vị cơ sở theo dõi và cập nhật là lô trạng thái. Đơn vị thống kê là khoảnh,tiểu khu, xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.

3.Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được tổ chức ở thực địa trên cơ sở ứng dụngcác phần mềm xử lý cơ sở dữ liệu, công nghệ xử lý bản đồ, công nghệ xử lý ảnhviễn thám phải được quản lý, sử dụng thống nhất chung trong toàn quốc.

Điều 4.Đầu tư trang thiết bị và hệ thống mạng máy tính phục vụ theo dõi diễn bản đấtlâm nghiệp kết nối từ Cục kiểm lâm đến cấp huyện gắn với tổ chức Hạt Kiểm lâmhiện có.

Điều 5.Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp cáccấp, đặc biệt là kiểm lâm viên cơ sở có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vànắm vững công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính, theo dõidiễn biến rừng và đất lâm nghiệp ngoài thực địa.

Điều6. Sử dụngcông nghệ thông tin địa lý (GIS) để xử lý bản đồ trên máy tính áp dụng côngnghệ viễn thám để kiểm tra, chỉnh lý các loài rừng, đất rừng và xác định ranhgiới tới lô rừng.

Điều 7.Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được công bố hàng năm, baogồm:

1.Bản đồ hiện trạng rừng:

a)Cấp xã: Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000,

b)Cấp huyện: Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (thị xã sử dụng bản đồ 1/25.000),

c)Cấp tỉnh: Bản đồ tỷ lệ 1/100.000,

d)Toàn quốc: Bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000.

2.Biểu tổng hợp diện tích các loại đất, loại rừng theo đơn vị lâm phần rừng làtiểu khu, theo đơn vị hành chính các cấp là xã, huyện, tỉnh và toàn quốc:

Biểu1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo loại rừng:

Biểu2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng sử dụng rừng.

Biểu3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.

Biểu4. Diện tích rừng trồng theo loài cây và cấp tuổi.

Biểu5. Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân.

Cơsở dữ liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên đây được lưu trữ trên hệ thốngmạng máy tính chuyên ngành.

 

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 8.Cơ sở dữ liệu gốc theo dõi diễnbiến rừng và đất lâm nghiệp gồm số liệu, kết quả kiểm kê rừng đã được công bốtại Quyết định số 3/2001/QĐ-TTg.

1.Số hóa nền bản đồ địa hình chuẩncó ranh giới hành chính xã theo Chỉ thị số 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chínhphủ) về việc giải quyết ranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chínhtỉnh - huyện - xã.

2.Số hóa bản đồ kết quả kiểm kê theocác cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh) từ nguồn tài liệu kiểm kê, đặc biệt làphiếu tính diện tích 02.

3.Khởi tạo cơ sở dữ liệu gốc ứng với mốc thời điểm kết thúc kiểm kê để theo dõidiễn biến rừng, đất lâm nghiệp hàng năm. Cơ sở dữ liệu quản lý đồng thời cả bản đồ và số liệu.

Điều 9.Lực lượng kiểm lâm thường xuyên thu thập thông tin biến động diện tích rừngvà đất lâm nghiệp ngoài thực địa; cập nhật những thay đổi về rừng, đất lâm nghiệp bao gồmcả số liệu và bản đồ vào cơ sở dữ liệu.

Việccập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được tiến hành khoanh vẽ trên bản đồđáp ứng theo cả 2 mức độ:

1.Mức độ 1: Diện tích lô lớn hơn hoặc bằng 0,5 ha (tương ứng 0,5 cm2trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000) được khoanh vẽ trên bản đồ.

2.Mức độ 2: Diện tích lô nhỏ hơn 0,5 ha hoặc cây phân tán, thì chỉ cần ghi sốliệu trên phiếu cập nhật mà không nhất thiết phải khoanh vẽ trên bản đồ.

Trongtrường hợp một lô có nhiều trạng thái và không thể bóc tách được các trạng tháiriêng biệt để khoanh vẽ trên bản đồ, thì chấp nhận lô có nhiều trạng thái vàphải tính toán diện tích, xác định các thuộc tính tương ứng như loại chủ quảnlý, ba loại rừng cho từng trạng thái riêng biệt.

Phươngpháp khoanh lô: Sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện, khoanh lô theotuyến, khoanh lô bằng phương pháp đo đạc, khoanh lô bàng máy định vị GPS. Nộidung của các phương pháp này được quy định cụ thể trong Quy trình kỹ thuật theodõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

Điều 10.Định kỳ Chi cục Kiểm lâm tổng hợp kết quả báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh côngbố số liệu hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp ở địa phương; Cục Kiểm lâm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn công bố số liệu hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

Điều 11.Loại và tỷ lệ bản đồ.

1.Sử dụng bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ và hệ chiếu với bản đồ hiện trạng rừng;cấp xã tỷ lệ 1/25.000 hoặc tỷ lệ 1/10.000, cấp huyện tỷ lệ 1/50.000 và cấp tỉnh1/100.000.

2.Bản đồ sử dụng để khoanh vẽ diễn biến rừng, đất lâm nghiệp ngoài thực địa, yêucầu tỷ lệ tối thiểu 1/10.000.

Điều 12:Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện các nội dung sau đây:

1. Đường bình độ,

2.Sông, hồ, biển,

3.Hệ thống thủy văn,

4.Đường giao thông,

5.Điểm dân cư,

6.Các đối tượng: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa xã hội như lâm trường, xínghiệp, đường tải điện...,

7.Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã,

8.Ranh giới 3 loại rừng, ranh giới tiểu khu,

9.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.

Bảnđồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước (hướng Bắc).

Điều 13.Phân loại rừng, phân loại đất lâm nghiệp như sau:

1.Đất có rừng.

1.1.Rừng tự nhiên:

Rừnggỗ,

Rừnglá kim,

Rừngtre nứa,

Rừnghỗn giao gỗ và tre nứa,

Rừngtrên đất ngập nước (rừng tràm và rừng ngập mặn),

Rừngnúi đá.

1.2.Rừng trồng, được phân chia theo loài cây và cấp tuổi:

Rừngtrồng có trữ lượng,

Rừngtrồng chưa có trữ lượng,

Rừngtre nứa,

Rừngđặc sản.

2.Đất không có rừng: Đất trống có khả năng kinh doanh lâm nghiệp như trạng tháiIa, Ib và Ic.

3.Đất khác, là đất không thuộc các loại đất kể trên như: Đất nông nghiệp, hồ,sông, suối, đường....

Điều 14.Theo dõi, cập nhật các thay đổi về rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân:

1.Trồng rừng,

2.Khai thác rừng,

3.Cháy rừng,

4.Sâu bệnh hại rừng,

5.Phá rừng làm nương rẫy,

6.Chuyển đổi mục đích sử dụng đất,

7.Tăng giảm rừng do khoanh nuôi bảo vệ hoặc tái sinh tự nhiên,

8.Thay đổi do các nguyên nhân khác.

Điều 15.Theo dõi, cập nhật các thay đổi về rừng và đất lâm nghiệp theo loại chủ quảnlý:

1.Doanh nghiệp nhà nước (lâm trường, nông lâm trường,...),

2.Ban Quản lý rừng đặc dụng,

3.Ban Quản lý rừng phòng hộ,

4.Tổ chức liên doanh,

5.Hộ gia đình, cá nhân,

6.Tập thể (hợp tác xã),

7.Lực lượng vũ trang,

8.Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa được giao,khoán, cho thuê),

9.Loại chủ quản lý khác.

Điều 16.Theo dõi, cập nhật các thay đổi diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chứcnăng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Điều 17.Quy trình kỹ thuật; các phần mềm ứng dụng và khởi tạo cơ sở dữ liệu; công nghệxử lý bản đồ, xử lý ảnh viễn thám phục vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâmnghiệp trong toàn lực lượng kiểm lâm do Cục Kiểm lâm ban hành.

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18.Chi cục Kiểm lâm có nhiệm vụ:

1.Chủ trì tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàntỉnh.

2.Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Hạt Kiểm lâm, công chức kiểmlâm phụ trách địa bàn xã, các chủ rừng để tổ chức thu thập thông tin thay đổingoài thực địa; cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.

3.Tập hợp số liệu, bản đồ hiện trạng rừng từ các Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng đểxây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh.

4.Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố hiện trạng rừng năm trước của địaphương và gửi báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

Điều 19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn có trách nhiệm:

1.Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đấtlâm nghiệp.

Đốivới các tỉnh không có tổ chức kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện côngtác này.

2.Cung cấp cho Chi cục Kiểm lâm số liệu, bản đồ về thiết kế trồng rừng, thiết kếkhai thác rừng hàng năm và quy vùng sản xuất nương rẫy.

Điều 20.Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ:

1.Chủ trì thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

2.Tổ chức thu thập thông tin ngoàithực địa, cập nhật số liệu, bản đồ biện trạng rừng vào cơ sở dữ liệu cấp huyệntheo sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm.

Điều 21.Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1.Phối hợp với Hạt Kiểm lâm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

2.Cung cấp cho Hạt Kiểm lâm số liệu và bản đồ thiết kế trồng rừng, thiết kế khaithác rừng và quy vùng sản xuất nương rẫy trên địa bàn.

Điều 22.Các chủ rừng có trách nhiệm:

1.Tổ chức theo dõi diễn biến rừng vàđất lâm nghiệp trên diện tích được giao theo sự hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâmhoặc Hạt Kiểm lâm.

2.Báo cáo số liệu, bản đồ hiện trạng rừng theo hướng dẫn của chi cục Kiểm lâm,Hạt Kiểm lâm.

Điều 23.Cục Kiểm lâm có nhiệm vụ:

a)Phối hợp với Viện Điều tra quy hoạch rừng hướng dẫn thực hiện Quy phạm này.

b)Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệuhiện trạng rừng năm trước trong phạm vi toàn quốc./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqpkttddbrvlntllkl624