AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 79/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2003                          
chính Phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành Quy chế thực hiệndân chủ ở xã

 

CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương Đảng khoá IX về ''Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn'';

Căncứ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảngtiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều1. Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế thực hiệndân chủ ở xã.

Điều2. Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng đốivới cả phường và thị trấn. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn để ápdụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn.

Điều3. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

Điều4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

             

QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ ỞXÃ

(Ban hành kèm theo Nghị địnhsố 79 /2003/NĐ-CP

ngày 07 tháng 7 năm 2003 củaChính phủ)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Quy chế này quy định cụ thể những việc Hội đồng nhândân và ủy ban nhân dân xã (sau đây gọi là chính quyền xã) phải thông tin kịpthời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp;những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; nhữngviệc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã.

Điều2. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làmchủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thầnto lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nângcao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chínhquyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tìnhtrạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệnạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều3. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế''Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ''; phát huy chế độ dân chủđại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương,thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếpquyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩavụ của nhân dân.

Điều4. Dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và phápluật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lýnhững hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi íchcủa Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp củacông dân.

Chương II

NHỮNG VIỆC CẦN THÔNG BÁO ĐỂNHÂN DÂN BIẾT

Điều5. Chính quyền xã có trách nhiệm thông tin kịp thời vàcông khai để nhân dân biết những công việc chính sau:

1.Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền vàlợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm:

a)Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của ủy ban nhân dân xã và củacấp trên liên quan đến địa phương;

b)Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liênquan đến dân;

c)Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mứcthu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quyđịnh của pháp luật hiện hành;

2.Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã;

3.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;

4.Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;

5.Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy độngnhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng củaxã, thôn, làng, ấp, bản, khóm (thôn, làng, ấp, bản, khóm sau đây gọi chung làthôn) và kết quả thực hiện;

6.Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợtrực tiếp cho xã;

7.Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo;

8.Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã;

9.Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng củacán bộ xã, thôn;

10.Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự,an toàn xã hội của xã;

11.Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã;

12.Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triểnnông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;

13.Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương;thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ,thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm ytế;

14.Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình thuộc cácchương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợtrực tiếp cho xã.

Điều6. Chính quyền xã có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp vàTrưởng thôn cung cấp các thông tin theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này đểnhân dân biết bằng các hình thức sau:

1.Niêm yết công khai văn bản tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư,văn hóa;

2.Hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyêntruyền cơ sở;

3.Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã;

4.Tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc họp của ủy ban nhân dân, ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùngcấp và của cuộc họp của thôn;

5.Gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn.

 

Chương III

NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN VÀQUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

Điều7. Nhân dân ở xã, thôn bàn và quyết định trực tiếp nhữngcông việc sau:

1.Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợicông cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình vănhóa, thể thao);

2.Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninhtrật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội;

3.Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quy định của phápluật hiện hành;

4.Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp;

5.Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giaothông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn.

Điều8. Ngoài những khoản đóng góp quy định tại khoản 1 Điều 7,những khoản đóng góp khác của nhân dân ủng hộ với mục đích tương trợ, nhân đạo,từ thiện ủy ban nhân dân xã phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cácthành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tuyên truyền, vận động nhândân theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, không được áp đặt, phân bổ, bình quânnhất loạt.

Điều9. Phương thức thực hiện những việc nhân dân quyết địnhtrực tiếp

1.y ban nhân dân xã xây dựng phương án, chương trình, kếhoạch; phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, tổ chứcnhân dân thảo luận, quyết định những công việc quy định tại Điều 7 của Quy chếnày bằng một trong các hình thức sau :

a)Họp toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình hay cử tri đại diện hộ gia đình ởtừng thôn, thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín;

b)Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.

Việclấy ý kiến, biểu quyết công khai tại cuộc họp hoặc bỏ phiếu kín về từng vấn đềdo nhân dân tự quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này phải đượclập biên bản để báo cáo ủy ban nhân dân xã về nội dung cuộc họp và kết quảnhững vấn đề đã biểu quyết.

2.Những nội dung quy định tại Điều 7 của Quy chế này phù hợp với quy định củapháp luật, đạt tỷ lệ trên 50% số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến tánthành, thì ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận.

3.y ban nhân dân xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn và Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ chức thựchiện những vấn đề do nhân dân tự quyết định đã được ủy ban nhân dân xã côngnhận, có sự giám sát của Thanh tra nhân dân hoặc Ban Giám sát công trình, dự ándo nhân dân bầu.

4.Nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định đã đượctrên 50% các hộ gia đình của xã hoặc của thôn nhất trí.

Chương IV

NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN,THAM GIA Ý KIẾN,

CHÍNH QUYỀN XÃ QUYẾT ĐỊNH

Điều10. Những việc chính quyền xã có trách nhiệm đưa ra nhândân thảo luận hoặc tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (hoặctrình cấp có thẩm quyền quyết định) gồm có :

1.Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã;

2.Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm củaxã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án pháttriển ngành nghề;

3.Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý, sửdụng có hiệu quả quỹ đất công ích của xã;

4.Phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới; kếhoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý;

5.Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia tách,thành lập thôn;

6.Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã;

7.Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, táiđịnh cư;

8.Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã;

9.Những công việc khác mà chính quyền xã thấy cần thiết.

Điều11. Phương thức thực hiện những việc nhân dân bàn, tham giaý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh)

1.Căn cứ nghị quyết của cấp ủy đảng, nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, ủy bannhân dân xã dự thảo các văn bản, kế hoạch, phương án và phối hợp với ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổchức lấy ý kiến nhân dân công khai bằng các hình thức:

a)Họp toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình thảo luận;

b)Phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình;

c)Họp các tổ chức kinh tế để thảo luận;

d)Đặt hòm thư góp ý.

2.ý kiến của nhân dân tại cuộc họp hoặc các ý kiến góp ý phải được tổng hợp báocáo đầy đủ, khách quan để ủy ban nhân dân xã xem xét, trình Hội đồng nhân dânxã quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên xemxét, quyết định.

Chương V

NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN GIÁMSÁT, KIỂM TRA

Điều12. Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra gồm có:

1.Hoạt động của chính quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vàtổ chức nghề nghiệp ở xã;

2.Kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của ủyban nhân dân xã;

3.Hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch ủyban nhân dân, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ ủy bannhân dân xã và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương;

4.Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương;

5.Dự toán và quyết toán ngân sách xã;

6.Quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu vàquyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự ándo Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;

7.Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hoá - xã hội, vệ sinh môi trường và đờisống của nhân dân địa phương;

8.Quản lý và sử dụng đất đai tại xã;

9.Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng gópcủa nhân dân;

10.Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liênquan đến cán bộ xã;

11.Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

Điều13. Phương thức thực hiện những việc dân giám sát, kiểm tra

Nhândân trực tiếp giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gián tiếpthông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện cho mình hoặcBan Thanh tra nhân dân bằng các phương thức sau đây:

1.Tham gia trực tiếp (nếu được mời) hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho mìnhtrong các cuộc họp của chính quyền xã bàn về các vấn đề liên quan trực tiếp đếnquyền và lợi ích của mình;

2.Tham gia ý kiến đánh giá báo cáo tổng kết công tác sáu tháng và hàng năm củachính quyền xã;

3.Góp ý kiến vào bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch Hội đồng nhândân và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã trong cuộc họp tổng kết công tác cuối năm;

4.Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu;

5.Phát hiện những cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ của nhân dânvà có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích thu, chi ngân sách vàcác khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án và sử dụng quảnlý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng trái với những quy định của pháp luật vàcác hành vi vi phạm pháp luật khác; tố cáo, kiến nghị với chính quyền xã, cơquan có thẩm quyền làm rõ, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết.

Điều14. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối vớiviệc giám sát và kiểm tra của nhân dân

1.y ban nhân dân xã có trách nhiệm:

a)Mời đại diện ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổquốc cùng cấp, các đối tượng liên quan trực tiếp tham gia các cuộc họp củachính quyền xã bàn bạc về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếpcủa nhân dân địa phương;

b)Xem xét, giải quyết các kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyềnvà thông báo kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân có kiến nghị;

c)Trình cơ quan có thẩm quyền các vụ việc vượt quá thẩm quyền.

2.Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi choTrưởng thôn bản kiểm điểm công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hàngnăm để Trưởng thôn tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến.

3.Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của các thành viênMặt trận đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu ra. Nếu tỷ lệsố phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% số người tham gia thì Mặt trận Tổ quốc xã đềnghị Hội đồng nhân dân xã xem xét, miễn nhiệm.

4.Trưởng thôn phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tổ chứccuộc họp thu thập ý kiến của nhân dân về các vấn đề do nhân dân tự quyết định;tổng hợp, báo cáo một cách chính xác, khách quan, trung thực ý kiến góp ý củanhân dân bằng văn bản gửi về chính quyền xã.

5.Nhân dân không được tụ tập đông người khiếu kiện vượt cấp, gây mất trận tự anninh và chống đối người thi hành công vụ trong khi các kiến nghị đang được xemxét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương VI

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯTHÔN

Điều15. Thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thựchiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt độngtự quản của cộng đồng dân cư và là nơi tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trêngiao. y ban nhân dân xã có trách nhiệm chỉ đạo, hướngdẫn, hỗ trợ và giám sát, kiểm tra hoạt động của thôn.

Điều16. Hội nghị nhân dân thôn được tổ chức6 tháng một lần, trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường,gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ hay cử tri đại diện hộ nhằm:

1.Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất,xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tươngtrợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa, xã hội,vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội phù hợp pháp luật;

2.Bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định củaủy ban nhân dân xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao;

3.Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm củaTrưởng thôn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã;

4.Bầu, miễn nhiệm Trưởng thôn; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tựquản, ủy viên thanh tra nhân dân;

Nghịquyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thànhvà không trái với pháp luật.

Điều17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng thôn

1.Trưởng thôn là người do nhân dân trực tiếp bầu tại hội nghị nhân dân và đượcChủ tịch ủy ban nhân dân xã xem xét, ra quyết định công nhận và chịu sự chỉ đạoquản lý của ủy ban nhân dân xã. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có quyền phê bình,cảnh cáo, tạm đình chỉ cho thôi chức khi Trưởng thôn không hoàn thành nhiệm vụ,vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí; không phục tùng sựchỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân xã; vi phạm pháp luật và các quy địnhcủa cấp trên.

2.Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng thôn

a)Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở thôntrong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động bao gồm : triệu tập và chủtrì hội nghị thôn; tổ chức thực hiện các quyết định của thôn; tổ chức nhân dânthực hiện tốt Quy chế dân chủ; tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước; bảo đảmđoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn trong thôn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ do ủyban nhân dân xã giao; tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền xã giải quyếtnhững nguyện vọng chính đáng của nhân dân; ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuấtvà xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở nghị quyết hội nghị nhân dân trong thôn;

b)Định kỳ sáu tháng và một năm báo cáo công tác tự phê bình, kiểm điểm trước hộinghị thôn. Hàng năm, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc cùng với các thành viên củaMặt trận ở thôn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng thôn. Nếu tỷ lệphiếu tín nhiệm thấp dưới 50% số người tham gia bỏ phiếu thì đề nghị tổ chứchội nghị thôn xem xét miễn nhiệm và báo cáo lên Chủ tịch ủy ban nhân dân xãquyết định;

c)Được ủy ban nhân dân xã mời dự họp về các vấn đề liên quan. Hàng tháng báo cáokết quả công tác với ủy ban nhân dân xã;

d)Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định củatỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều18. Thôn xây dựng hương ước, quy ước về công việc thuộc nộibộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phùhợp với quy định của pháp luật hiện hành nhằm bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan,tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh.

Hươngước, quy ước được nhân dân ở thôn bàn bạc và thông qua tại Hội nghị nhân dân.Trưởng thôn gửi hương ước, quy ước đã được thông qua lên ủy ban nhân dân xã.Sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và ủy ban Mặt trận Tổ quốccùng cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có công văn đề nghị Chủ tịch ủy ban nhândân cấp huyện phê duyệt hương ước, quy ước. Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa -Thông tin cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thẩmđịnh hương ước, quy ước trước khi phê duyệt.

Điều19. Thôn có thể thành lập các tổ : hòa giải, an ninh, bảovệ sản xuất, kiến thiết. Các tổ chức này được thành lập hoặc giải thể theo yêucầu thực tế của từng địa phương. Thành viên của các tổ chức này do nhân dânbầu. Hoạt động của các tổ chức nói trên do Trưởng thôn chủ trì, phối hợp vớiBan công tác Mặt trận quản lý và chỉ đạo.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều20. Các cấp, các ngành có trách nhiệm xây dựng chính quyềncơ sở trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục biểu hiện quan liêu,thiếu trách nhiệm, mất dân chủ trong giải quyết các công việc; thường xuyênquan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo vềtrình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và phương pháp côngtác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Điều21. Cán bộ, công chức chính quyền các cấp và nhân dân cónghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong Quy chế này.

Điều22. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạothực hiện Quy chế này. Sáu tháng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới báo cáo kếtquả thực hiện với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên; hàng năm, Chủ tịch ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chính phủ (thông qua BộNội vụ) kết quả thực hiện Quy chế.

Điều23. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõithực hiện Quy chế này. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơquan chuyên môn cấp dưới kiểm tra tài chính và thu, chi ngân sách của xã, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tài chính xã. Thanh tra Nhà nước có trách nhiệmhướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra ở xã, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ choBan Thanh tra nhân dân xã. Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệmhướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước thôn.

Điều24. Đề nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dướithực hiện tốt nhiệm vụ được quy định trong Quy chế này.

Điều25. Trong quá trình thực hiện Quy chế, các tổ chức, cánhân có thành tích sẽ được khen thưởng; các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xửlý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhữngnơi không tổ chức triển khai thực hiện Quy chế hoặc triển khai hình thức, kémhiệu quả thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luậttùy theo mức độ sai phạm. Hình thức kỷ luật đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân xãdo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định ./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqcthdcx214