AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 161/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Ban hành Quy chế đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 11 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ,công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyếtđịnh này bản Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcthi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các văn bản trước đây trái vớiQuyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,CÔNG CHỨC

(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 161 /2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Quy chế này quy định về đàotạo, bồi dưỡng cho các đối tượng sau (gọi chung là cán bộ, công chức):

1. Công chức hành chính, công chức dự bị làmviệc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

2. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡnglà trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khácnhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đápứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt,trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Việc đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụcủa từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng pháttriển đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngcủa cán bộ, công chức, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Chương II

Nội dung, Chương trình, giáotrình,

kiểm tra và cấp chứng chỉ đàotạo, bồi dưỡng

Mục 1

Nội dung, chương trình, giáotrình, tài liệu

Điều 4. Nội dung đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức gồm:

1. Lý luận chính trị;

2. Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năngquản lý nhà nước;

3. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;

4. Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thứcbổ trợ khác.

Điều 5. Các chương trình, giáotrình, tài liệu sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:

1. Loại chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡngkiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức.

2. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nângcao, cập nhật kiến thức:

a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiếnthức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức;

b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhậtkiến thức về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng vàtạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý;

d) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nângngạch, chuyển ngạch; chương trình, tài liệu đào tạo dành cho công chức dự bị;

e) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp.

3. Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡngkiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch.

Điều 6. Việc quy định cấu trúc nộidung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức phân cấp như sau:

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chứcTrung ương và các cơ quan có liên quan quy định cấu trúc nội dung các chươngtrình nêu tại khoản 1, các chương trình nêu tại các điểm a, d, e, các chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, ban ngànhtrở lên nêu tại điểm c khoản 2 của Điều 5.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo,bồi dưỡng theo cấu trúc nội dung các chương trình quy định tại khoản này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cấutrúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡngnêu tại điểm b, các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cánbộ lãnh đạo cấp phòng nói tại điểm c khoản 2 của Điều 5.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cấu trúc nộidung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nộidung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thứcbổ trợ nêu tại khoản 3 của Điều 5.

Điều 7. Các chương trình, giáotrình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo từng loại cụ thể trên cơsở tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định cho từng loại chức vụ, từng ngạch, chức danhcán bộ, công chức. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực và có cấu trúchợp lý giữa các phần kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành.

Điều 8.

1. Các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức quy định tại Điều 5 của Quy chế này đều phải được thẩm địnhtrước khi ban hành sử dụng.

2. Cơ quan nào quy định cấu trúc nội dung chươngtrình, cơ quan đó có trách nhiệm tổ chức thẩm định và ra quyết định ban hành sửdụng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

3. Cơ quan ra quyết định ban hành giáo trình,tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện;tổ chức nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung, hoànthiện giáo trình, tài liệu hoặc tổ chức chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp.

Điều 9. Cơ quan biên soạn giáotrình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu đàotạo, bồi dưỡng sau khi có quyết định ban hành sử dụng;

2. Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩmquyền cho phép chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức.

Mục 2

Kiểm tra và cấp chứng chỉ

Điều 10. Tất cả các khoá đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức thực hiện theo các chương trình, giáo trình, tài liệuquy định tại Điều 5 của Quy chế này đều phải được tổ chức kiểm tra đánh giá kếtquả trước khi kết thúc. Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá do cơ quan có thẩmquyền ban hành chương trình, giáo trình quy định.

Điều 11.

1. Chứng chỉ là văn bản pháp lý xác nhận kết quảhọc tập và trình độ của người được cấp chứng chỉ đã hoàn thành một chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theotiêu chuẩn ngạch là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức được xếp vàongạch đã học và là điều kiện để cán bộ, công chức được theo học chương trìnhquy định của ngạch cao hơn liền kề.

Điều 12.

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chứcTrung ương quy định, hướng dẫn sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước cácloại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng bổ sung trình độ kiến thức theotiêu chuẩn ngạch, chức danh; các loại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức dựbị và bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chứng chỉ các chương trình đàotạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và hướngdẫn sử dụng các loại chứng chỉ bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệpvụ, chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạocấp phòng.

Điều 13.

1. Việc tổ chức in, cấp chứng chỉ cho cán bộ,công chức sau khi hoàn thành các khoá đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp đàotạo, bồi dưỡng theo chương trình nội dung nào, được cấp chứng chỉ đào tạo, bồidưỡng chương trình nội dung đó.

3. Chứng chỉ do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức cấp có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.

Chương III

Giảng viên

Điều 14. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức bao gồm: giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức và giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của cácBộ, ngành Trung ương và địa phương; cán bộ, công chức thuộc các ngạch chuyênviên chính và tương tương trở lên.

Điều 15. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có kinh nghiệm thực tiễn và trình độchuyên môn nghiệp vụ, có phương pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đượcgiao.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chứcTrung ương quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức.

Điều 16. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức được hưởng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và các chế độ quy định khác của Nhà nước.

Chương IV

Trách Nhiệm, quyền lợi củacán bộ, công chức

trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ, côngchức:

1. Cán bộ, công chức phải thường xuyên học tậpnâng cao trình độ lý luận; kiến thức, kỹ năng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vàcác kiến thức bổ trợ khác theo quy định.

2. Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ và thuộcngạch, chức danh nào phải đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn trình độkiến thức quy định cho chức vụ và ngạch, chức danh đó.

3. Cán bộ, công chức, sau khi đã được đào tạo,bồi dưỡng mà tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác khỏi khu vực nhà nước vì lý docá nhân thì phải bồi thường cho cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức cácchi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước.

Điều 18. Quyền lợi của cán bộ, côngchức.

1. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡngđược cơ quan bố trí thời gian và kinh phí theo chế độ quy định.

2. Trong trường hợp cán bộ, công chức theonguyện vọng cá nhân mà được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thìđược cơ quan hỗ trợ về thời gian và kinh phí tuỳ theo khả năng và điều kiện chophép.

3. Trong thời gian được cử đi dự các khoá đàotạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức được hưởng nguyên lương và các chế độ kháctheo quy định.

Chương V

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Mục 1

Phân công tổ chức đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức

Điều 19. Học viện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, Bộ Nội vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thuộccác ngạch chuyên viên chính trở lên và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổchức đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn và cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạoquản lý cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cán bộ lãnh đạo quản lýcấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên và một số đối tượng khác.

Điều 20. Trường Chính trị các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngạchcán sự, ngạch chuyên viên; cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn, đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng tạo nguồn và kỹ năng quảnlý cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng của địa phương.

Điều 21. Trường (Trung tâm) đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chocán bộ, công chức ngạch cán sự, ngạch chuyên viên; tổ chức bồi dưỡng nâng cao,cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý chuyên ngành cho cánbộ lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ, cấp sở, ban ngành và tương đương, các chức danhchuyên môn cấp cơ sở xã, phường, thị trấn theo chuyên môn ngành dọc và một sốđối tượng khác theo nhu cầu.

Điều 22. Các hình thức cơ bản tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là tập trung, bán tập trung, tại chức.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu lựa chọnhình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp đối với từng đối tượng cán bộ,công chức, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khoá đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 23. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức là phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tích cực: phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học; tăng cường hoạtđộng đối thoại trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên vớihọc viên và giữa các học viên với nhau.

Điều 24. Mối quan hệ phối hợp, hướngdẫn trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, BộNội vụ có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương phápđào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng giảng viên cho Trường Chính trị các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức củacác Bộ, ngành.

2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức của các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình, giáotrình đào tạo, bồi dưỡng theo sự hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh, Bộ Nội vụ; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, phối hợp biên soạn các giáotrình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp.

3. Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình, giáo trình đàotạo, bồi dưỡng theo sự hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,Bộ Nội vụ; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, phối hợp biên soạn các giáo trình, tàiliệu đào tạo, bồi dưỡng được phân cấp; phối hợp với các cơ quan liên quan tổchức bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm cho giám đốc, cán bộgiáo vụ và giảng viên kiêm chức của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấphuyện.

Điều 25. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; đóng góp củacác cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công chức đi học; đóng góp của các cá nhân đượccử đi học và các nguồn kinh phí do nước ngoài tài trợ.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành.

Mục 2

Quản lý nhà nước công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Điều 26. Bộ Nội vụ là đầu mối phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơquan có liên quan tham mưu, giúp Chính phủ quản lý và thực hiện hoạt động quảnlý nhà nước theo thẩm quyền được giao về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hànhhoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chínhsách thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc banhành theo thẩm quyền; tổ chức, hướng dẫn thực hiện và chịu trách nhiệm về quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được ban hành; theo dõi, tổng hợpkết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành và địa phương;

3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việccử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước bằng nguồn ngân sáchnhà nước và các nguồn tài trợ khác;

4. Xây dựng chỉ tiêu ngân sách đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Chính phủ phê duyệt; xâydựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các Bộ, ngành và địaphương;

5. Quy định chương trình, kiểm tra, cấp chứngchỉ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

6. Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, cơ sở vật chất kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn giảng viên;

7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức;

8. Tổ chức các hoạt động thi đua và khen thưởng,kỷ luật.

Điều 27. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong phạm vi ngành vàđịa phương, có trách nhiệm:

1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc phạm vi quảnlý của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm và kế hoạch năm tiếp theo về Bộ Nộivụ để theo dõi, tổng hợp;

2. Quản lý, xây dựng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức và đội ngũ giảng viên thuộc phạm vi thẩm quyền;

3. Xây dựng và ban hành các chế độ khuyến khíchcán bộ, công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác;

4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chếđộ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện những nhiệm vụ quy định tạikhoản 2 Điều 6, Điều 8 và khoản 2 Điều 12 của Quy chế này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqctbdcbcc236