AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nuớc

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nuớc

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 85/2002/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2002                          
No tile

QUYT ĐỊNH

Ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng

Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhànuớc

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 củaChính phủ về chính sách đối với lao đựng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhànước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính, Cục trưởng CụcTài chính doanh nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động đôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2.Uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp làm chủ tài khoản và quản lýđiều hành Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 đến hết ngày31 tháng 12 năm 2005.

Bộtrưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị cácTổng công ty 91, các đơn vị thuộc hệ thống tài chính, Kho bạc nhà nước và cáctổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

Quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày01/7/2002 của Bộtrưởng Bộ Tài chính)

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1.Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Quy Hỗ trợ lao động dôi dư) đượcthành lập để hỗ trợ người lao động bị mất việc hoặc nghỉ hưu sớm (gọi tắt làlao động dôi dư) do cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với laođộng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là Nghị định số41/2002/NĐ-CP).

QuỹHỗ trợ lao động dôi dư cấp kinhphí cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện áp dụng các biện pháp sắp xếp tạitheo kế hoạch của Chính phủ, các công ty cổ phỗn được chuyển đổi từ các doanhnghiệp nhà nước có phương án cơ cấu lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xácnhận trong vòng 12 tháng kể. từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh theo Luật Doanh nghiệp (gọi tắt là công ty cổ phỗn), các tổ chức đượcthành lập để giải quyết lao động đôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước bị giảithể, phá sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), cơ quan bảo hiểm xã hội, cơsở dạy nghề cho lao động dôi dư.

Điều 2.Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư đặt trụ sởtại Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanhnghiệp - số 4, ngõ Hàng Chuối 1, phố Hàng Chuối, Hà Nội) và mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước Trung ương để tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn theo quy địnhtại Quy chế này.

Điều 3.Nguồn vốn của Quỹ Hỗtrợ lao động dôi dưhình thành từ:

Ngânsách nhà nước;

Việntrợ của các tổ chức, cá nhân;

Cácnguồn khác (nếu có).

Điều 4. QuỹHỗ trợ lao động dôi dư có tráchnhiệm cấp kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích, công khai, minh bạch. Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư chỉ hỗ trợkinh phí theo nguyên tắc một lần cho mỗi doanh nghiệp và một lần cho mỗi ngườilao động.

II. NỘI DUNG HỖ TRỢ CỦA QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 5. QuỹHỗ trợ lao động dôi dư thực hiệnhỗ trợ cho người lao động dôi dư theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 vàđiểm b, điểm c khoản 3 Điều 3; khoản 2 Điều 4 Nghị định số 41/20021NĐ-CP và hướngdẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội.

Điều 6.Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính sau khi đã sử dụng hết sốdư Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (được trích lập đầy đủtheo đúng quy định của Nhà nước) mà không đủ nguồn để trả trợ cấp cho người laođộng mất việc thuộc phỗn trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại điểm akhoản 3 Điều 8, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP thì được Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ phỗncòn thiếu.

Đốivới những doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, phá sản, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp toàn bộkinh phí để giải quyết chế độ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho người laođộng dôi dư được tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002.

Điều 7.Người lao động đã nhận trợ cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư nếu được tái tuyển dụng vào làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc,hoặc được doanh nghiệp nhà nước khác tuyển dụng thì phải thực hiện quy định tạiđiểm a Phần II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXHngày 12/6/2002 của BộLao động - Thươngbinh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (sau đâygọi tắt là Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH).

Doanhnghiệp tuyển dụng có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động hoàntrả và nộp vào tài khoản của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương ngay sau khiký hợp đồng lao động. Đồng thời, thông báo cho Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư biết vềviệc đã thu hồi và nộp tiền về tài khoản của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.

Cácdoanh nghiệp và cá nhân người lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếulàm trái quy định tại Điều này.

III. TRÌNHTỰ VÀ THỦ TỤC TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ

A. CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO DOANH NGHIỆP

Điều 8.Sau khi hoàn thành các thủ tục quy định tại tiết c2 điểm 1 Phần IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH,doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư xem xét cấp kinh phí cho doanh nghiệp bao gồm:

Đơnđề nghị cấp phát kinh phí (Mẫu số 1. Quy chế này)*;

Báocáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện sắp xếp lại và hai nămliên tiếp trước đó;

Phươngán sắp xếp lao động đã được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản tri Tổng côngty 91 (gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) phê duyệt hoặc xác nhận baogồm các Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Riêngđối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện giải thể, phá sản là quyết định giảithể hoặc quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhà nước;

Danhsách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao độngdôi dư theo các nhóm chính sách quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đượcthể hiện tại các Mẫu số 7, 8, 9, 10 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH.

CácMẫu số 7, 8, 9, 10 nêu trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định,hoặc xác nhận đối với công ty cổ phần.

RiêngMẫu số 8 về danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hànhnhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1 năm và dự toán kinhphí đóng bảo hiểm xã hội còn phải được cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệptham gia đóng bảo hiểm xã hội xác nhận và ghi số tài khoản, nơi mở tài khoảncủa cơ quan bảo hiểm xã hội để làm căn cứ cấp phát kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ laođộng dôi dư cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Doanhnghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc lập hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, xác nhận hồ sơ. Trường hơp có vi phạmthì doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

Điều 9.Thời điểm xác định người lao động nghỉ việc để lập các Mẫu số 7, 8, 9, 10 quyđịnh tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH là ngày có quyết định cho người laođộng dôi dư nghỉ việc (ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương ánsắp xếp lao động cộng tối đa 15 ngày làm việc), hoặc ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đối với công ty cổ phỗn, hoặcngày có hiệu lực của quyết định giải thể hoặc quyết định tuyên bố phá sản doanhnghiệp nhà nước của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp nhà nước bị giảithể, phá sản.

Điều 10.Danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người laođộng dôi dư theo các nhóm chính sách quy định tại Nghi định số 41/2002/NĐ-CP đượcthể hiện tại các Mẫu số 7, 8, 9, 10 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH phải được doanh nghiệp thôngbáo công khai trước khi gửi thẩm định hoặc xác nhận để người lao động dôi dưkiểm tra lại việc tính toán chế độ để đảm bảo được hưởng đúng chế độ theo quyđịnh.

Điều 11. Doanhnghiệp phải gửi hồ sơ quy định tại Điều 8 Quy chế này đến Quỹ Hỗ trợ lao dộng dôi dư, cơ quan nhànước có thẩm quyền, BộLao động - Thươngbinh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểmxã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xãhội, và lưu một bộ hồ sơ tại doanh nghiệp.

Điều 12. Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư kiểm tra,xác định số kinh phí cấp phát và ra quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanhnghiệp, có chi tiết theo từng nội dung như sau:

Cấpkinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi;

Cấpkinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn bị mất việc;

Cấpkinh phí để trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động có thờihạn từ 1 - 3 năm bị mất việc;

Hỗtrợ phỗn kinh phí còn thiếu thuộc trách nhiệm chi trả trợ cấp của doanh nghiệp.

Quyếtđịnh này được gửi cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Kho bạc Nhà nước Trung ương, và lưu một bản vào hồ sơ doanh nghiệp tại QuỹHỗ trợ lao động dôi dư.

Trườnghợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về số liệutính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ,Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thông báobằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp biết để hoànchỉnh.

Điều 13.Căn cứ quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanhnghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phát kinh phí vào tài khoản củadoanh nghiệp để thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư.

Điều 14.Sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, doanh nghiệp tiến hành việc chi trả trợ - cấpcho người lao động dôi dư theo quy định tại tiết d điểm 1 Phần IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH.

Khitrả trợ cấp cho người lao động, doanh nghiệp phải lập phiếu chi (Mẫu số 2-TTban hành kèm theo Quyết định số 1141//TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính); lập danh sách ngườilao động nhận trợ cấp (Mẫu số 2 Quy chế này)*.

Ngườilao động có trách nhiệm ký xác nhận đã nhận tiền trợ cấp vào cả phiếu chi vàdanh sách nêu trên.

Tổchức công đoàn doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giámsát, kiểm tra việc trả trợ cấp cho người lao động dôi dư tại doanh nghiệp.

Doanhnghiệp phải chi trả đúng đối tượng, đúng số tiền và chịu trách nhiệm bồi thườngvật chất về những sai sót và mất mát xảy ra.

Điều 15.Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hoàn thành việc chi trả trợ cấp cho người laođộng dôi dư, doanh nghiệp phải lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan nhà nước cóthẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Báo cáo quyết toán bao gồm các tài liệu sau:

Danhsách người lao động nhận trợ cấp (Mẫu số 2 Quy chế này)*, bản chính;

Báocáo tổng hợp sử dụng kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư trong đó chi tiết theo từng nội dung hỗ trợ ghitrong thông báo hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, số tiền thừa và lý do (Mẫu số 3 Quy chế này)*;

Saukhi có ý kiến xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp gửi vềQuỹ Hỗ trợ lao động dôi dư báo cáoquyết toán và báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lao động theo quy định tại tiếte điểm 1 Phần IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH.

Doanhnghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán.

Điều16. Đối với số kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghiệp thừa khi quyết toán, trongthời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi báo cáo quyết toán về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, doanhnghiệp phải nộp ngay vào tài khoản của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.

B. CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TR LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 17.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao độngđủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảohiểm xã hội tối đa là 1 năm và dự toán kinh phí đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 8Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH) trong hồ sơ của doanh nghiệp quy định tại Điều8 Quy chế này, Quỹ Hỗtrợ lao động dôi dưxem xét, xác định số kinh phí cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và ra quyết địnhduyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợlao động dôi dư cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quyếtđịnh này được gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nướccó thẩm quyền, BộLao động - Thươngbinh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước Trung ương và lưu một bản vào hồ sơ doanhnghiệp của Quỹ Hỗtrợ lao động dôi dư.

Trườnghợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về số liệutính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể trên, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thông báobằng văn bản cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểmxã hội biết để hoàn chỉnh.

Điều 18.Trên cơ sở quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ quanbảo hiểm xã hội, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phátkinh phí vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 19.Sau khi nhận được kinh phí cấp phát từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, trong thời hạn 10 ngày làm việc,cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận người lao động đã đóng đủ bảo hiểmxã hội và chuyển người lao động dôi dư sang hưởng chế độ hưu theo quy định hiệnhành về bảo hiểm xã hội.

Trongthời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc chuyển người lao động dôi dưsang hưởng chế độ hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo kết quả sử dụngkinh phí từ Quỹ Hỗtrợ lao động dôi dư(Mẫu số 4 Quy chế này)* về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.

C. CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO CÁCCƠ SỞ DẠY NGHỀ

Điều 20.Hàng quý, các cơ sở dạy nghề được chỉ định đào tạo nghề cho người lao động dôidư có trách nhiệm lập và gửi về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo (Mẫu số5 Quy chế này)*, kèm theo các Phiếu học nghề miễn phí (bản gốc) và bản sao cácquyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước của người lao động dôi dư học nghề trong quý.

Đơnđề nghị thanh toán kinh phí đào tạo phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghềđóng trụ sở thẩm định về số lao động dôi dư thực tế đào tạo tại cơ sở dạy nghề,thời gian đào tạo nghề (tối đa không quá 6 tháng) và Sở Tài chính - Vật giá nơi cơ sởdạy nghề đóng trụ sở thẩm định về giá đào tạo nhưng tối đa không quá 350.000đồng/người/tháng.

SởLao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính - Vật giá chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính trung thực, chính xác của đơn đề nghị thanh toán kinh phí đàotạo của cơ sở đào tạo đã được thẩm định.

Điều 21. Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ sở dạy nghề gửi, QuỹHỗ trợ lao động dôi dư kiểm tra,xác định số kinh phí cấp phát và ra quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ sởdạy nghề.

Quyếtđịnh này được gửi cho cơ sở dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nướcTrung ương, và lưu một bản vào hồ sơ cơ sở dạy nghề tại Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.

Trongtrường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về sốliệu tính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơdo cơ sở dạy nghề gửi, Quỹ Hỗ trợlao động dôi dư thông báo bằng văn bản cho cơ sở dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xãhội, Sở Tài chính - Vật giá biết đểhoàn chỉnh.

Điều 22.Trên cơ sở quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ sởdạy nghề, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phát kinh phí vào tài khoản củacơ sở dạy nghề.

IV. LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 23.Hàng năm, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư lập kếhoạch huy động và sử dụng nguồn Quỹ đi ng với thời gian lập dự toán ngân sáchnhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 24.Kế hoạch huy động và sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư được lập trên những căn cứ sau:

Chươngtrình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch của Chính phủ;

Nhucầu kinh phí của các doanh nghiệp có lao động dôi dư do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền gửi đến;

Khảnăng huy động kinh phí từ các nguồn quy định tại Điều 3 Quy chế này cho hoạtđộng của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.

Kếhoạch huy động và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hàng năm được tổng hợp theo từng cơ quan nhà nướccó thẩm quyền và được chi tiết theo từng quý.

Điều 25. Cùngthời gian lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, cơ quan nhà nước có thẩmquyền, Tổng công ty 91 có trách nhiệm lập và gửi về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, đồng gửiBộ Lao động - Thương binh và Xãhội kế hoạch sắp xếp lại lao động và nhu cầu trả trợ cấp cho người lao động dôidư của năm tiếp theo.

Kếhoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư bao gồm cácnội dung sau: dự kiến số lao động dôi dư và số kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho từngdoanh nghiệp (Mẫu số 6 quy chế này)*.

Trườnghợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không gửi kế hoạch sắp xếp lại lao động vànhu cầu trả trợ cấp cho người lao động dôi dư về Quỹ Hỗ trợ lao động... dôi dư thì coinhư không có nhu cầu kinh phí cấp phát từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và không được tính toán trong kếhoạch nguồn. Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư:

V. CHẾ ĐỘ SỔ SÁCH VÀ BÁO CÁO

Điều 26.Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư có tráchnhiệm mở sổ sách để theo dõi việc huy động và sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư và thựchiện việc hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chínhhiện hành.

Việcghi chép các khoản kinh phí cấp phát phải rõ ràng, đầy đủ bảo đảm cập nhật kịpthời các hoạt động phát sinh và tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúngchế độ quy định.

Điều 27. Trongvòng 30 ngày sau khi kết thúc quý Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tiến độ thực hiện kếhoạch huy động và sử dụng nguồn quỹ do trợ lao động dôi dư quý trước.

Chậmnhất không quá 45 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, Quỹ Hỗ trợ lao động dôidư phải hoàn thành việc báo cáo quyết toán năm và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướngChính phủ. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ, trung thực hoạt động của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư trong nămbao gồm: số dư nguồn quỹ đầu năm, nguồn quỹ huy động trong năm, nguồn quỹ sửdụng trong năm, số dư nguồn quỹ cuối năm kèm theo xác nhận số dư tài khoản tạiKho bạc Nhà nước Trung ương; số lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và kính phíchi trả được tổng hợp theo từng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được chi tiếttheo từng nội dung hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, và được chi tiết theo từng quý.

Điều 28.Các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề nhận kinh phí từ QuỹHỗ trợ lao động dôi dư có tráchnhiệm lưu giữ sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc sử dụng kinhphí theo quy định hiện hành phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và của cáccơ quan có liên quan.

Điều 29.Doanh nghiệp nhận kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính của hainăm tiếp theo kể từ khi hoàn thành việc sắp xếp lại doanh nghiệp về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư để phục vụcông tác đánh giá hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan bảohiểm xã hội, cơ sở dạy nghề và người lao động dôi dư thực hiện các quy định tạiQuy chế này.

Điều 31.Trách nhiệm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.

1.Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm: Lập kế hoạch nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướngChính phủ.

Tiếpnhận, kiểm tra hồ sơ do các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gửi lên và ra quyếtđịnh duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơsở dạy nghề đảm bảo đúng thời hạn theo quy định tại Quy chế này.

Thôngbáo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề biếtđể hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy địnhtại Quy chế này.

Kiểmtra và quyết toán số kinh phí cấp cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơsở dạy nghề.

Thựchiện chế độ lưu giữ sổ sách, công tác kế toán và báo cáo Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư theo quyđịnh tại Quy chế này.

2.Kho bạc Nhà nước Trung ương có trách nhiệm:

Cấpphát kinh phí cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề.

Thựchiện kiểm soát qua kho bạc việc sử dụng kinh phí đối với các doanh nghiệp, cơquan bảo hiểm xã hội và cơ sở dạy nghề theo đúng quyết định duyệt cấp kinh phítừ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư:

3.Thanh tra tài chính có trách nhiệm: Kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phítiếp nhận từ Quỹ Hỗtrợ lao động dôi dưtại các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề.

Điều32. Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Thẩmđịnh và có ý kiến thẩm đinh về giá đào tạo vào hồ sơ của các cơ sở dạy nghề;

GiúpChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thẩmđịnh hề sơ xin hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư của doanh nghiệp do địa phương thành lập./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqcqlvsdqhtldddsxldnnn616