AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Quy chế Làm việc của Bộ Văn hóa-Thông tin

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Quy chế Làm việc của Bộ Văn hóa-Thông tin

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Số: 48/1999/QĐ-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 1999                          
QuvếT ĐịNH số48/1999/QĐ " BVHTT ngày 19/7/1999 ban hành Quy chế Làmviệc của Bộ Văn hóa - Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN

Ban hành Quy chế làm việc của Bộ Văn hóa - Thông tin

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ VÀ THÔNG TIN

Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin;

Căn cứ Quy chế Làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địnhsố 11/1998/NĐ-CP ngày 24/1/1998 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này Quy chế Làm việc của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Điều 2.Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kývà thay thế Quy chế Làm việc của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 641/QĐ-PC ngày 31/5/1993.

Điều 3.Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ Quy chế làm viêc của Bộ để xây dựng mới hoặc sửa đổiQuy chế làm việc của đơn vị cho phù hợp.

Điều 4.Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN

(Ban hành kèm thco Quyết định số 48/1999/QĐ-BVHTTngày 19/7/1999

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin).

 

Chương I

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

I.QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nguyêntắc làm việc.

1.Bộ trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ và Quốc hội về quản lý nhà nước hoạt động văn hóa thông tin trongphạm vi cả nước và việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc quyềntheo quy định của pháp luật;

2.Bộ trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác, mộtsố đơn vị trực thuộc Bộ. Lĩnh vực công tác do Bộ trưởng phụ trách có thể giaocho Thứ trưởng theo dõi, xử lý các nội dung công việc trước khi Bộ trưởng quyếtđịnh;

3.Các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng điều hành công việc theo sự phân công của Bộ trưởng,Mỗi Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, mộtsố đơn vị trực thuộc Bộ và tham gia một số tổ chức trong nước, nước ngoài, hoặcquốc tế,

4.Trong các Thứ trưởng có một Thứ trưởng thường trực. Thứ trưởng Thường trực doBộ trưởng phân công;

KhiThứ trưởng thường trực vắng mặt, Bộ trưởng chỉ định một Thứ trưởng khác tạmthời làm nhiệm vụ trực;

5.Thứ trưởng được nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đượcBộ trưởng phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng;

6.Các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến công việcchung của Bộ và công việc thuộc phạm vi được phân công phụ trách, kịp thời báocáo Bộ trưởng những vấn đề mới phát sinh, hoặc những vấn đề mà các Thứ trưởngđã phối hợp giải quyết nhưng còn có ý kiến khác nhau.

7.Trong mọi trường hợp Bộ trưởng vẫn chịu trách nhiệm về quyết định của Thứ trưởngkhi thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công;

8.Trong từng thời gian, theo yêu cầu điều hành, Bộ trưởng có thể trực tiếp chỉđạo giải quyết một số công việc đã phân công cho Thứ trưởng hoặc điều chỉnh lạisự phân công giữa các Thứ trưởng.

Trườnghợp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc, Bộ trưởng sẽ thông báocho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đó biết ý kiến chỉ đạo của mình để Thứ trưởngđó tiếp tục chỉ đạo;

9.Các quyết định của từng Thứ trưởng phải được Văn phòng Bộ báo cáo kịp thời vớiBộ trưởng và các Thứ trưởng khác;

10.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện côngviệc theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đã được Bộ trưởngban hành;

11.Trong quá trình giải quyết công việc nếu thấy xuất hiện những vấn đề mới, nhữngvấn đề gây trở ngại cho việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Thủ trưởngđơn vị phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách để xin ý kiếnchỉ đạo trước khi tiếp tục xử lý công việc.

Điều 2. Phânloại công việc của Bộ để Bộ trưởng phân công, phân cấp giải quyết.

LoạiI: Các vấn đề cần đưa ra Lãnh đạo Bộ bàn trước khi Bộ trưởng quyết định;

LoạiII: Các vấn đề do Bộ trưởng trực tiếp giải quyết;

LoạiIII: Các vấn đề do Thứ trưởng giải quyết;

LoạiIV: Các vấn đề do Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ giải quyết.

II. QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 3. Cácvấn đề cần đưa ra Lãnh đạo Bộ bàn trước khi Bộ trưởng quyết định.

1.Phương hướng chiến lược phát triển văn hóa, thông tin trong phạm vi cả nước;

2.Các dự án luật, pháp lệnh, các dự án, đề án khác do Bộ chủ trì soạn thảo đểtrình Chính phủ

3.Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành;

4.Kế hoạch công tác hàng năm hoặc từng thời gian của Bộ gồm: tổ chức bộ máy, nhânsự, chế độ, chính sách, đào tạo, quan hệ quốc tế, thanh tra, quy hoạch, kếhoạch, phân bổ ngân sách, việc phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ...;

5.Những vấn đề quan trọng phát sinh ngoài kế hoạch công tác hàng năm của Bộ mà Bộtrưởng thấy cần bàn với các Thứ trưởng;

6.Việc kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trìnhvà mục tiêu công tác hàng năm hoặc nhiều năm.

7.Những vấn đề quan trọng khác cần trình Bộ Chính trị, Chính phủ; các báo cáo gửiQuốc hội, Chính phủ.

8.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật, khen thưởng cán bộ công chức thuộc Bộquản lý cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, Cục và các đơn vị thuộc Bộ.

Điều 4. Cáccông việc do Bộ trưởng trực tiếp giải quyết

1.Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chứcChính phủ, các văn bản pháp luật khác và thực hiện Điều 4 quy chế Làm việc củaChính phủ;

2.Quyết định những vấn đề nêu tại Điều 3 Quy chế này sau khi đã bàn với các Thứtrưởng;

3.Căn cứ kế hoạch công tác hàng năm của Bộ, Bộ trưởng quyết định kế hoạch côngtác 6 tháng, 3 tháng và hàng tháng.

4.Quyết định những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng;

5.Quyết định những vấn đề mới phát sinh ngoài chương trình đã bàn với các Thứ trưởng;

6.Trong từng thời gian, Bộ trưởng tập trung chỉ đạo một số công tác của Bộ vàtrực tiếp chỉ đạo công tác của một số đơn vị;

7.Triệu tập và chu trì các cuộc họp với các Thứ trưởng;

8.Thường xuyên giữ mối liên hệ với Chính phủ, các Ban của Đảng, các Uỷ ban củaQuốc hội, các Hội Văn học nghệ thuật, với Đảng ủy và các đoàn thể quần chúngtrong Hội.

9.Khen thưởng hoặc thỏa thuận, đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật, thông tin;

10.Thỏa thuận bổ nhiệm, mlễn nhiệm Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập các cơ quan báo chítrong toàn quốc;

11.Duyệt kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ngành văn hóa thông tin ở trong vàngoài nước;

12.Xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

13.Quyết định các vấn đề về quan hệ quốc tế thuộc thẩm quyền của Bộ hoặc được ủyquyền của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Cácvấn đề do Thứ trưởng giải quyết.

l.Trong phạm vi được phân công phụ trách, các Thứ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạnsau:

a)Chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách thực, hiện quản lý nhà nước theochức năng, nhiệm vụ, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển... để trình Bộ trưởng;

b)Kiểm tra các đơn vị được phân công phụ trách trong việc tổ chức thực hiện cácquyết định của Bộ trưởng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sủa đổi, bổ sung;

c)Giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày; xin ý kiến Bộ trưởng xử lýnhững vấn đề thuộc cơ chế, chính sách chưa có văn bản quy định hoặc những vấnđề quan trọng khác;

d)Theo dõi về tổ chức bộ máy và cán bộ đến cấp Phòng và tương đương; chỉ đạo xửlý các vấn đề phát sinh trong các đơn vị thuộc khối phụ trách.

2.Thứ trưởng thường trực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1Điều này và quyền hạn, nhiệm vụ sau:

a)Thực hiện phối hợp hoạt động giữa các Thứ trưởng sử dụng bộ máy của Văn phòngBộ để duy trì thường xuyên các hoạt động của Bộ;

b)Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng thường trực hay mặt giải quyết các công việccủa Bộ trưởng;

c)Giải quyết công việc của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt

Điều 6.Các công việc do thủtrưởng đơn vị trực thuộc Bộ giải quyết:

1.Chuẩn bị các văn bản luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác, vănbản về chế độ chính sách, đề án đã được phân công để trình Thứ trưởng phụ tráchvà Bộ trưởng;

2.Xây dựng chương trình công tác dài hạn, hàng năm để trình Thứ trưởng phụ tráchvà Bộ trưởng;

3.Căn cứ chương trình công tác đã được Bộ duyệt lập chương trình công tác 6tháng, 3 tháng, trình Thứ trưởng phụ trách duyệt;

4.Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm theodõi, đôn đốc việc chấp hành pháp luật và thực hiện chương trình công tác củaBộ; phát hiện và kiến nghị Bộ xử lý vi phạm;

5.Những việc phát sinh ngoài chương trình công tác vượt quá thẩm quyền, phải báocáo Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết;

6.Giải quyết hoặc trình Thứ trưởng phụ trách, trình Bộ trưởng những đề nghị củacác đơn vị có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình;

7.Không chuyển công việc thuộc thẩm quyền lên Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng;

8.Khi cần thiết Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trực tiếp làm việc với Thứ trưởngphụ trách hoặc Bộ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề thuộc lĩnh vựcmình phụ trách, đề xuất ý kiến về công việc chung của Bộ;

9.Khi Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ đi vắng phải ủy quyền cho một cấp phó điềuhành đơn vị và phải báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách;

10.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộcông việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình kể cả khi đã phân công hoặc ủynhiệm cho cấp phó,

11.Giải quyết công việc mới phát sinh và một số việc cụ thể theo sự ủy nhiệm củaBộ trưởng.

Điều 7. Cáccông việc do Chánh Văn phòng Bộ giải quyết.

ChánhVăn phòng Bộ thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 6 Quy chế này và nhữngnhiệm vụ cụ thể sau đây:

1.Tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ thông qua các kế hoạch công tác của Bộ, đồng thờitheo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các kế hoạch đó; chuẩn bị cácđề án báo cáo kiểm điểm công tác hàng năm, 6 tháng, 3 tháng và hàng tháng củaBộ, các báo cáo khác do Bộ trưởng phân công;

2.Giúp Bộ trưởng duy trì và kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc của Bộ;

3.Giúp Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực phối hợp hoạt động giữa các Vụ, Cục,các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở Văn hóa - Thông tin

4.Đề xuất với Bộ trưởng những vấn đề về chủ trương, chính sách, pháp luật và cơchế quản lý cần giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu trình Bộ trưởng;

5.Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng ý kiến xử lý các công việc thường xuyên thuộcthẩm quyền của Bộ trưởng theo yêu cầu của Bộ trưởng;

6.Theo dõi đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn bị đề án; phân tích, tổng hợp,thẩm tra và có ý kiến đánh giá độc lập các đề án trước khi trình Bộ trưởng;

7.Thống nhất quản lý và sử dụng mạng thông tin của Bộ, ứng dụng công nghệ tin họchiện đại vào công tác quản lý và thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chínhnhà nước;

8.Trình Bộ trưởng ban hành các quy định về thủ tục hành chính trong xử lý côngviệc và quản lý công văn giấy tờ;

9.Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn phòng đối với các đơn vị thuộcBộ, các Sở Văn hóa - Thông tin;

10.Bảo đảm điều kiện làm việc cho các hoạt động chung của Bộ;

11.Thừa lệnh Bộ trưởng triệu tập các cuộc họp của Bộ và tổ chức ghi biên bản cáccuộc họp đó.

Điều 8.Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ.

1.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền, có liênquan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác, nhất thiết phải hỏi ý kiến Thủ trưởngđơn vị đó Thủ trưởng dơn vị được hỏi ý kiến có trách nhlệm trả lời trong thờigian mà đơn vị hỏi ý kiến yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.Quá thời gian đơn vị hỏi ý kiến yêu cầu, trường hợp cần có thêm thời gian thìtối đa là 7 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu mà Thủ trưởng đơn vị được hỏi ýkiến không có văn bản trả lời thì được coi là đồng ý;

2.Thủ trưởng đơn vị không chuyển công việc thuộc thẩm quyền sang đơn vị khác;không giải quyết công việc không thuộc chức năng, thẩm quyền của đơn vị mình;

3.Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và khả năng giải quyết, Thủ trưởng đơn vịphải chủ động làm việc với các đơn vị liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Thứtrưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng

III. QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN

Điều 9.Các văn bản do Bộ trưởng ký.

Bộtrưởng có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Bộ, nhưng có thể ủy quyền chocác Thứ trưởng, Thủ trưởng đơn vị có chức năng giúp Bộ thực hiện quản lý nhà nướcký một số văn bản.

Cácvăn bản do Bộ trưởng ký bao gồm:

Vănbản trình Chính phủ các dự án pháp luật, chính sách, quy hoạch ngành;

Vănbản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành;

Quyếtđịnh quan trọng về tổ chức, nhân sự...;

Vănbản hành chính (công văn) quan trọng vể chủ trương, chính sách, chế độ thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Bộ công văn về tổ chức, nhân sự của Bộ trình Thủ tướngChính phủ hoặc cấp trên; công văn thuộc phạm vi phụ trách của Bộ trưởng;

Vănbản gửi Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chỉnh phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốchội; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm các Uỷban của Quốc hội, các thành viên Chính phủ, người đứng đầu các đoàn thể Trung ương,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành. phố trực thuộc Trung ương;

Giấymời của Bộ gửi trực tiếp đến Lãnh đạo cấp trên hoặc gửi trực tiếp cho Thủ trưởngcác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thủ trưởng các cơ quan, tổchức cấp trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và các cơ quan khác khi Bộ trưởng thấy cần thiết;

Cônghàm gửi Đại sứ các nước tại Hà Nội và gửi Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài; Bộ trưởngcó thể ủy quyền Thứ trưởng thường trực ký thay một số văn bản thuộc thẩm quyềncủa Bộ trưởng trừ văn bản trình các dự án luật, pháp lệnh, văn bản có tính chấtphủ định văn bản do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký ban hành trước đó.

Điều 10.Các văn bản do Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng.

l.Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng các văn bản:

Tờtrình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ dự án luật, pháp lệnh);

Chỉthị về các hoạt động nội bộ như: Thi đua kiểm tra, tổ chức thực hiện các quyđịnh của Nhà nước, của Bộ;

Cácbáo cáo, thông báo và công văn khác để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành,địa phương thực hiện những công việc cụ thể trong hoạt động văn hóa thông tin,các văn bản khác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

Vănbản do Bộ trưởng ủy quyền ký.

2.Thứ trưởng thường trực ký những văn bản quy định tại khoản l Điều này và các vănbản sau:

Vănbản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng ký khi Bộ trưởng vắng mặt;

Vănbản thuộc thẩm quyền Thứ trưởng khác ký khi Thứ trưởng đó vắng mặt.

Điều 11.Các văn bản do Vụ trưởng, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Bộ thừa lệnh Bộ trưởngký.

1.Quy định chung:

Vụtrưởng, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Bộ không được ký văn bản có nội dungmang tính quy phạm pháp luật, tính chỉ đạo và tính bắt buộc thực hiện hoặc vănbản có những yêu cầu cao hơn những yêu cầu mà lãnh đạo Bộ đã yêu cầu;

Trườnghợp Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Bộ cần ký vănbản có nội dung mang tính chỉ đạo hoặc có những yêu cầu bắt buộc tổ chức, cánhân trong Bộ thực hiện thì trước khi ký phải báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng từngvăn bản hoặc ký khi đã được Bộ trưởng ủy quyền phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạncủa đơn vị.

Khôngký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản gửi trực tiếp Lãnh đạo các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, lãnh đạo cấp Bộ hoặc tương đương trở lên.

2.Các quy định cụ thể:

ChánhVăn phòng Bộ được thừa lệnh Bộ trưởng ký các công văn của Bộ liên quan đếntrách nhiệm và quyền hạn của Văn phòng Bộ theo Quyết đlnh số 2467/TC-QĐ ngày03/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụquyền hạn và tổ chức bộ máy của Văn phòng Bộ; các công văn liên quan hoạt độngcủa Bộ khi được Bộ trưởng ủy quyền; các giấy mời dự hội nghị (trừ giấy mời quyđịnh tại Điều 8 Quy chế này), giấy giới thiệu, giấy đi đường của cán bộ, côngchức của đơn vị, các công văn khác thuộc thẩm quyền để gửi đến các Bộ cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoàỉ Bộ, báocáo tuần, báo cáo đột xuất gửi Văn phòng Chính phủ;

Vụtrưởng Vụ Tổ chức cán bộ được thừa lệnh Bộ trưởng ký các văn bản liên quan đếncông tác tổ chức, cán bộ (kể cả quyết định bổ nhiệm, lên lương, thu nhận, điềuđộng cán bộ, công chức...) thuộc phạm vi quyền hạn của Vụ theo Quyết định số2985/VHTT-QĐ ngày 11/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy định phâncấp quản lý công tác tổ chức cán bộ; giấy mời dự các cuộc họp chuyên môn liênquan đến phạm vi quản lý của đơn vị, giấy giới thiệu cán bộ của đơn vị đi xử lýcông việc liên quan đến phạm vi quản lý của đơn vị và các công văn khác đã đượcxác định thẩm quyển để gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ;

ChánhThanh tra Bộ được thừa lệnh Bộ trưởng ký các văn bản liên quan đến công tácthanh tra mà theo quy định của pháp luật về thanh tra không được đóng dấu riêngcủa cơ quan thanh tra để gửi đến tổ chức thanh tra của các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở Văn hóa - Thông tin và các tổ chức, cá nhâncó liên quan;

Vụtrưởng được thừa lệnh Bộ trưởng ký các công văn hưởng dẫn về nghiệp vụ; thôngbáo tình hình triển khai thực hiện các quyết định của Bộ trưởng; giấy mời dựcác cuộc họp và công văn đề nghị góp ý kiến về chuyên môn liên quan đến phạm viquản lý của đơn vị đã được Bộ phân cấp. Những công văn này chỉ được gửi đến cácđơn vị trong Bộ, các đơn vị ngang cấp của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, các Sở Văn hóa - Thông tin và các tổ chức, cá nhân có liênquan;

Trườnghợp những văn bản mà Lãnh đạo Bộ đã ký ban hành nhưng được thực hiện chưa đầyđủ thì Vụ trưởng được quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng trong các văn bản gửi các cơquan, tổ chức, cá nhân liên quan để đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nội dung đã nêutrong văn bản Lãnh đạo Bộ đã ký; Thủ trưởng đơn vị có con dấu riêng không kýthừa lệnh Bộ trưởng các văn bản mang danh nghĩa của Bộ. Mọi văn bản đơn vị soạnthảo mang danh nghĩa của Bộ, đóng dấu eủa Bộ đều phải trình Lãnh đạo Bộ ký hoặcđề nghị Bộ trưởng ủy quyền Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh.

 

Chương II

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CÁC MẶT CÔNG TÁC CỤ THỂ

I. XÂY DỰNG KẾHOẠCH CÔNG TÁC CÁN BỘ

Điều 12.Các loại kế hoạch công tác của Bộ.

Bộcó kế hoạch công tác năm, quý, tháng. Bộ trưởng, Thứ trưởng có lịch công táctuần.

1.Kế hoạch công tác năm: Được thể hiện tổng quát các định hướng, các nhiệm vụ vàcác giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực công tác theo chức năng quản lý nhànước của Bộ được quy định tại Nghị định số 81/CP ngày 08/01/1993 của Chírth phủvà các nghị định, quyết định khác bổ sung về tổ chức và nhiệm vụ của Bộ.

Cácđề án được quy định trong Quy chế này và được đưa vào kế hoạch công tác năm củaBộ bao gồm:

Cácbáo cáo, dự thảo luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác trình Chínhphủ;

Cácvăn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;

Cácbáo cáo, dự án liên quan đến chính sách, cơ chế, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thẩm định và thuộc phạm viquyết định, phê duyệt của Bộ trưởng;

Cácđề án ghi trong kế hoạch công tác năm của Bộ phải xác định rõ do Chính phủ haydo Bộ quyết định, đơn vị nào chuẩn bị, cơ quan thẩm định và thời hạn trình từngđề án (quý, tháng).

2.Kế hoạch công tác quý: bao gồm phần Danh mục đề án trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và cấp trên hoặc trình Bộ trưởng xem xét ban hành trong quý và cácnội dung khác thuộc kế hoạch công tác năm triển khai trong quý.

3.Kế hoạch công tác tháng: bao gồm Danh mục đề án trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và cấp trên hoặc trình Bộ trưởng ban hành trong tháng và nội dung kếhoạch công tác quý cần triển khai trong tháng.

4.Lịch công tác tuần của Bộ trưởng, các Thứ trưởng bao gồm các hoạt động của Bộtrưởng và các Thứ trưởng theo từng ngày trong tuần.

Điều 13.Nguyên tắc xây dựng và điều hành kế hoạch công tác của Bộ.

1.Bộ trưởng chỉ đạo việc tổ chức xây dựng dự thảo kế hoạch công tác năm của Bộ vàđưa ra Lãnh đạo Bộ cho ý kiến trước khi quyết định;

2.Thứ trưởng chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị do mình phụ trách tổ chức thực hiện kếhoạch công tác của Bộ;

3.Trong kế hoạch công tác của Bộ phải nêu rõ: Những việc Lãnh đạo Bộ bàn trướckhi Bộ trưởng quyết định hoặc trình cấp trên quyết định; những việc do Bộ trưởngtrực tiếp giải quyết; từng vấn đề cần xác định rõ nội dung, yêu cầu và phạm vigiải quyết, nhu cầu về tài chính, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và tiến độthực hiện;

4.Căn cứ kế hoạch công tác năm đã được phê duyệt và Chương trình công tác củaChính phủ, Văn phòng Bộ trình Bộ trưởng kế hoạch công tác quý tháng của Bộ;

5.Sau khi kế hoạch công tác được phê duyệt, trong thời hạn 5 ngày, Chánh Vănphòng Bộ làm thủ tục gửi đến các Thứ trưởng. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ đểtổ chức thực hiện;

6.Khi Bộ trưởng quyết định thay đổi hoặc bổ sung kế hoạch công tác, trong thờihạn 2 ngày, Chánh Văn phòng Bộ phải thông báo đến các Thứ trưởng, Thủ trưởngđơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan liên quan biết để chỉ đạo, thực hiện;

7.Việc cấp kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt trong kế hoạchcông tác của Bộ do Vụ Tài chính kế toán chịu trách nhiệm bảo đảm trên cơ sởquyết định giao kế hoạch do các đơn vị trực thuộc Bộ và các quy định pháp luậthiện hành về cấp phát kinh phí trong ngân sách nhà nước;

8.Chánh Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trựcthuộc Bộ thực hiện kế hoạch công tác của Bộ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý ChánhVăn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện kế hoạch công tác của Bộ saukhi đã thông qua Thứ trưởng thường trực;

9.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ kế hoạch công tác hàng nám của đơn vị đãđược Bộ trưởng giao, lập chương trình công tác quý, tháng của đơn vị và tổ chứcthực hiện. Trường hợp đột xuất cần thay đổi nội dung hoặc thời gian thực hiện,Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét quyết định.

Điều 14. Trìnhtự xây dựng kế hoạch công tác của Bộ.

1.Kế hoạch công tác năm:

a)Kế hoạch hoạt động văn hóa thông tin và các lĩnh vực khác của ngành do Vănphòng Bộ chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục và các đơn vị liên quan xây dựng;

b)Chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hàng năm, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ gửiChánh Văn phòng Bộ danh mục những đề án cần trình Bộ trong năm tới. Danh mụcphải thể hiện rõ tên đề án, cấp quyết định (Chính phủ, Bộ), cơ quan phối hợp,cơ quan thẩm dịnh, thời hạn trình đề án.

ChánhVăn phòng Bộ có trách nhiệm đăng ký những đề án của Bộ đưa vào chương trìnhcông tác của Chính phủ trước ngày 15 tháng 1l.

c)Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 Văn phòng Bộ phải hoàn thành dự thảo kế hoạchcông tác năm sau của Bộ gửi các đơn vị liên quan để tham gia ý kiến;

d)Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch công tác năm củaBộ, các đơn vị phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng Bộ để tổnghợp xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng;

e)Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Lãnh đạo Bộ thông qua kế hoạch công tác năm,Chánh Văn phòng Bộ trình Bộ trưởng ký ban hành và gửi Thủ trưởng các đơn vịtrực thuộc Bộ thực hiện.

2.Kế hoạch công tác quý:

a)Trong tháng cuối quý, các đơn vị phải đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchcông tác quý đó, xem xét các vấn đề phát sinh để điều chỉnh kế hoạch công táccho quý sau. Chậm nhất là ngày 10 của tháng cuối quý, các đơn vị phảigửi dự kiến điều chỉnh kế hoạch công tác quý sau cho Văn phòng Bộ. Quá thời hạntrên coi như đơn vị không có nhu cầu điều chỉnh;

b)Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, văn phòng Bộ tổng hợp kế hoạch côngtác quý sau của Bộ, trình Bộ trưởng xem xét quyết định những vấn đề trình Chínhphủ nếu có sự thay đổi về thời gian, chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quýVăn phòng Bộ phải có văn bản trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Văn phòng Chính phủ đềnghị điều chỉnh chỉ sau khi được chấp nhận, các đơn vị mới được thực hiện theotiến độ mới;

c)Chậm nhất là ngày 25 của tháng cuối quý, văn phòng Bộ phải gửi kế hoạch côngtác quý sau cho Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, đồng thời gửi cho Thủ trưởng các đơn vịtrực thuộc Bộ thực hiện.

3.Kế hoạch công tác tháng:

a)Hàng tháng, các đơn vị căn cứ kế hoạch công tác quý để xây dựng và triển khaithực hiện kế hoạch công tác tháng: nếu tiến độ thực hiện kế hoạch công táctháng bị chậm phải báo cáo Bộ trưởng trước ngày 20 hàng tháng; nếu sự chậm trễphải chuyển sang quý sau hoặc ảnh hưởng đến kế hoạch chương trình công tác củaChính phủ, đơn vị phải báo cáo Bộ trưởng bằng văn bản trước ngày 15 hàng tháng.Văn bản báo cáo gửi qua Văn phòng Bộ;

b)Chậm nhất là ngày 25 của tháng, Văn phòng Bộ tổng hợp kế hoạch công tác thángsau của Bộ, trình Bộ trttởng xem xét, quyết định; trước ngày 30 của tháng, kếhoạch này phải được gửi đến Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, đồng thời gửi đến Thủ trưởngcác đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện.

4.Lịch công tác tuần:

Căncứ kế hoạch công tác tháng và sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Văn phòng Bộ phối hợpvới các đơn vị có liên quan xây dựng lịch tuần của Lãnh đạo Bộ và gửi các đơnvị liên quan chậm nhất vào ngay thứ hai hằng tuần.

II. CHUẨN BỊ ĐỀ ÁN HOẶC VĂN BẢN TRÌNH BỘ TRƯỞNG, THỨ TRUỞNG

Điều 15.Trách nhiệm của đơn vị chủ trì.

1.Dự thảo đề án hoặc văn bản (sau đây gọi chung là văn bản) trình Bộ trưởng kýban hành boặc ký trình cơ quan cấp trên ban hành thuộc phạm vi chức năng củađơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xây dựng dự thảo, và chịu trách nhiệm về nộidung, thể thức văn bản và tiến độ thực hiện.

2.Đối với những dự thảo văn bản quan trọng, nội dung phức tạp, liên quan nhiềulĩnh vực, Bộ trưởng chỉ định một ban soạn thảo hoặc tổ soạn thảo;

3.Văn bản có liên quan đến chức năng của thiều đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị cóchức năng chính được Bộ trưởng chỉ định chủ trì xây dựng dự thảo văn bản;

4.Đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản có quyền mời các đơn vị liên quan thamgia ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo;

Thủtrưởng đơn vị thuộc Bộ được mời tham gia ý klến, có trách nhiệm góp ý kiến theoyêu cầu của đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản. Trường hợp cử cấp phó hoặcchuyên viên tham gia ý kiến thì Thủ trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm về nhứng ýkiến của người do mình cử. Trường hợp quá thời hạn quy định mà đơn vị được mờikhông tham gia ý klến thì coi như đơn vị đó đồng ý.

Điều 16. Hồsơ trình duyệt một dự thảo văn bản.

Hồsơ trình duyệt một dự thảo văn bản gồm:

1.Phiếu trình giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị;

2.Dự thảo tờ trình (nếu văn bản trình cấp trên);

3.Dự thảo văn bán (kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn);

4.Văn bản góp ý của các đơn vị liên quan;

5.Biên bản Hội đồng (nếu có);

6.Văn bản thẩm định pháp chế (nếu là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật);

7.Kế hoạch tổ chức thực hiện (nếu có);

8.Các tài liệu cần thiết khác.

Vănbản trình lên Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phải do Thủ trưởng đơn vi trình ký tắtvào cuối tất cả các bản (cấp Phó chỉ được ký tắt trong trường hợp văn bản thuộcmảng công việc được phân công phụ trách hoặc được ủy quyền khi cấp trưởng đivắng).

Điều 17. Quytrình trình dự thảo văn bản.

1.Dự thảo văn bản trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng, phải chuyển qua Phòng Hànhchính, Văn phòng Bộ để theo dõi; Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm tổ chứckiểm tra hồ sơ trình duyệt.

2.Hồ sơ trình duyệt đã đầy đủ thủ tục quy định tại Điều 16 Quy chế này, Chánh Vănphòng Bộ có trách nhiệm trình lên Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng. Nếu hồ sơ trìnhduyệt chưa đúng yêu cầu, trong thời gian 1 ngày, Cbánh Văn phòng Bộ phảì gửilại đơn vị trình, nêu rõ những vấn đề cần bổ sung. Về nội dung, nếu Chánh Vănphòng Bộ phát hiện có vấn đề chưa đáp ứng hoặc chưa phù hợp với yêu cầu cầntrao đổi lại với đơn vị chủ trì.

Trườnghợp thủ trưởng đơn vị chủ trì và Chánh Văn phòng Bộ chưa thống nhất thì trongphiếu trình giải quyết công việc phải nêu những ý kiến chưa thống nhất để Bộ trưởnghoặc Thứ trưởng xem xét, quyết định.

3.Các dự thảo văn bản trình Chính phủ ban hành, Vụ Pháp chế phối hợp với Vănphòng Bộ và đơn vị chủ trì soạn thảo theo dõi tình hình xem xét của Chính phủvà kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề vướng mắc nếu dự thảo văn bản chậm đượcban hành.

Điều 18. Côngbố văn bản.

1.Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm tổ chức hoặc tham gia tổ chức công bố cácvăn bản quy phạm pháp luật của ngành văn hóa thông tin; tổ chức tuyên truyền,theo dõi, đôn đốc việc thi hành các văn bản đã được công bố.

2.Các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính quan trọng do Bộ banhành hoặc do Bộ dự thảo được Chính phủ ban hành, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệmcập nhật vào mạng tin học diện rộng của Chính phủ;

3.Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành, Văn phòng Bộ chịu trách nhiệmgửi đăng Công báo tbeo quy định của Văn phòng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP

Điều 19. Cáccuộc họp định kỳ.

1.Các cuộc họp định kỳ của Bộ gồm:

a)Giao ban tuần: Tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần do Bộ trưởng chủ trì. Khi Bộtrưởng vắng, Thứ trưởng thường trực chủ trì. Khi cần thiết, Bộ trưởng có thểtriệu tập họp vào ngày khác. Trình tự phiên họp: Chánh Văn phòng Bộ báo cáo tómtắt tình hình thưc hiện công tác tuần trước, dự kiến công tác cần triển khaitrong tuần, thông báo các văn bản đi, văn bản đến liên quan đến hoạt động củaBộ. Các Thứ trưởng nhận xét tình hình thực hiện công việc của các đơn vi thuộckhối phụ trách; người chủ trì phiên họp chỉ định Thủ trưỏng các đơn vị báo cáobổ sung hoặc trình bày nhừng vấn đề cần thiết và kết luận ngay từng vấn đề vàocuối phiên họp;

Trưởngphòng Tổng hợp Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiếtphục vụ phiên họp, ghi chép biên bản và chuyển biên bản cho người chủ trì phiênhọp xem lại và ký vào sổ sau khi phiên họp kết thúc.

b)Giao ban tháng: Tổ chức vào sáng thứ hai tuần cuối tháng. Trình tự như cuộc họpgiao ban tuần, nhưng thay báo cáo tình hình thực hiện công tác tuần bằng báocáo tình hình thực hiện công tác tháng trước và dự kiến kế hoạch công tác thángsau. Sau phiên họp phải có "Thông báo giao ban tháng" do Chánh Vănphòng Bộ ký, nêu đầy đủ ý kiến kết luận của người chủ trì phiên họp và gừi chocác đơn vị trực thuộc Bộ.

c)Hội nghị sơ kết 6 tháng được tổ chức vào khoảng giữa tháng 7 hàng năm.

Nộidung: Kiểm điểm tình hình hoạt động của ngành văn hóa thông tin 6 tháng đầunăm; triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động văn hóa thông tin 6 tháng cuốinăm.

d)Hội nghị tổng kết ngành trong toàn quốc được tổ chức sau khi được Thủ tướngChính phủ đồng ý về nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm.

Nộidung: Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm của ngành vănhóa thông tin thông qua kế hoạch công tác năm sau.

2.Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung và thựchiện trình tự tổ chức các hội nghị sơ kết và tổng kết.

Điều 20. Thànhphần và trách nhiệm tham dự các Hội nghị.

1.Thành phần tham dự giao ban tuần gồm Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị quản lýnhà nước, Viện nghiên cứu, Báo chí trực thuộc Bộ, Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ,Công đoàn ngành.

2.Thành phần tham dự giao ban tháng: như thành phần tham dự giao ban tuần, Giámđốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội và Thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc Bộ trưởngquy dịnh;

3.Thành phần tham dự hội nghị sơ kết, tổng kết do Bộ trưởng quy định cho từng Hộinghị cụ thể;

4.Các thành viên đã được quy định trong thành phần giao ban có trách nhiệm thamdự đầy đủ các phiên họp, trường hợp vắng mặt phải báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởngphụ trách, đồng thời thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ để tiện liên hệ khi cầnthiết;

5.Thủ trưởng các đơn vị được mời họp nếu đi vắng có thể ủy quyền cấp phó tham dựnhưng phải thực hiện chế độ báo cáo như quy định tại mục 4 Điều này.

Điều 21. Điềuhành hội nghị sơ kết, tổng kết.

1.Bộ trưởng chủ tri hội nghi sơ kết, tổng kết.

Saukhi Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng phân công trình bày báo cáo sơ kết tổngkết, Bộ trưởng chỉ định các Thứ trưởng, Thủ trưởng đơn vị và các thành viên dựHội nghị phát biểu ý kiến bổ sung và chỉ đạo hội nghị thảo luận những nội dungcần thiết và kết luận;

2.Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm tổ chức ghi biên bản các hội nghị sơ kết, tổngkết.

Điều 22. Cáccuộc họp chuyên đề.

1.Lãnh đạo Bộ giải quyết các vấn đề chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lýnhà nước của Bộ do Bộ trưởng chủ trì. Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng đượcủy quyền chủ trì phiên họp;

2.Trình tự phiên họp:

Thủtrưởng đơn vì được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung phiên họp báo cáo thành phầndự họp, những người vắng rnặt, những người được ủy quyền dự họp thay;

Ngườichủ trì phiên họp nêu mục đích, yêu cầu phiên họp, xác định thứ tự thảo luậntừng vấn đề (nếu có nhiều vấn đề);

Thủtrưởng đơn vị chuẩn bị phiên họp có trách nbiệm trình bày tóm tắt nội dung vànhững vấn đề cần xin ý kiến;

Cácthành viên tham dự phát biểu ý kiến nêu rõ quan diểm của mình, nếu có văn bảngóp ý thì chuyển cho người chủ trì phiên họp.

Thủtrưởng đơn vị chuẩn bị phiên họp phát biểu ý kiến cuối cùng của mình, nêu rõnhững nội dung tiếp thu hoặc bảo lưu;

Ngườichủ trì phiên họp cho ý kiến chỉ đạo và kết luận.

3.Trường hợp có những vấn đề không cần phải thảo luận tại cuộc họp hoặc không thểtổ chức cuộc họp, Lãnh đạo Bộ giao Thủ trưởng đơn vị chủ trì gửi dự thảo vănbản tới các đơn vị liên quan hoặc các chuyên gia trong, ngoài Bộ để xin ý kiếnvà tổng hợp các ý kiến đó trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

IV.CHẾ ĐỘ THÔNGTIN BÁOCÁO

Điều 23.Các Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng.

1.Các Thứ trưởng thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, kịp thời và trực tiếp vớiBộ trưởng về những nội dung chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực công tác được phâncông phụ trách;

2.Khi Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo các cuộc họp quantrọng, phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng những nội dung liên quan;

3.Cuối mỗi tuần các Thứ trưởng thông báo cho Văn phòng Bộ lịch công tác tuần sauđể Văn phòng Bộ tổng hợp, lập lịch công tác của Lãnh đạo Bộ trình Bộ trưởngtrong phiên họp giao ban tuần.

Điều 24.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ.

1.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáovới Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách; nội dung, thời hạn, hình thức gửi thôngtin báo cáo theo đúng quy định của Bộ; báo cáo tháng, báo cáo năm phải thôngqua Thứ trưởng phụ trách;

Báocáo định kỳ gửi qua Văn phòng Bộ theo thời gian sau:

Sángthứ sáu hàng tuần gửi báo cáo tuần

Ngày20 hàng tháng gửi báo cáo tháng;

Ngày20 tháng cuối quý gửi báo cáo quý;

Ngày10 tháng 6 gửi báo cáo sơ kết 6 tháng;

Ngày30 tháng 11 gửi báo cáo tổng kết năm.

2.Khi có vấn đề đột xuất phát sinh trong đơn vị hoặc trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ quản lý của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo ngay với Bộ trưởng,hoặc Thứ trưởng phụ trách, đồng thời đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề đó;

3.Các đơn vị trong mạng tin học của Bộ phải thực hiện chế độ làm việc và báo cáotrên mạng theo Quy chế hoạt động của mạng CINET ban hành theo Quyết định số3903/VHTT-VP ngày 21/9/1998 của Ban điều hành mạng CINET Bộ văn hóa - Thôngtin. Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm đưa các thông tin lên mạng tin học diện rộngcủa Chính phủ theo quy định hiện hành;

4.Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vịthuộc Bộ, Sở Văn lóa - Thông tin, các cơ quan Trung ương và địa phương có liênquan. Cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu hợp lệ của các đơn vị, cơ quan,dịa phương khác. Mời cán bộ chuyên trách của Văn phòng Bộ tham dự các buổi giaoban khi cần thiết, các cuộc họp sơ kết, tổng kết công tác của đơn vị mình;

5.Ngoài nhiệm vụ như các thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ cònphải thực hiện nhiệm vụ sau đây:

a)Tổ chức cung cấp thông tin hàng ngày cho Bộ trưởng, Thứ trưởng về các vấn đề đãvà đang được Bộ giải quyết, các vấn đề quan trọng do các đơn vị, các Sở Văn hóa- Thông tin gửí trình Bộ trưởng và một số thông tin kinh tế, văn hóa - xã. hội,an ninh đối ngoại và tình hình quốc tế liên quan đến ngành trong ngày;

b)Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Văn hóa -Thông tinthực hiện nghiêrn túc chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tinphục vụ sự chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng;

6.Vụ trưởng Vụ Báo chí chịu trách nhiệm tổ chức điểm báo hàng ngày, báo cáo Bộ trưởng,Thứ trưởng những thông tin trên báo có liên quan đến công tác quản lý củangành, thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng xử lý các vấn đề báo nêu cho cácđơn vị liên quan và theo dõi việc thực hiện.

Điều 25. Chếđộ công khai hóa các thông tin về hoạt động của Bộ.

1.Những việc sau đây phầi công khai thông tin cho cán bộ, công chức biết:

Chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của đơn vị;

Kếhoạch công tác, kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí hàng năm;

Tuyểndụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, côngchức;

Vănbản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ đơn vị;

Nộiquy, quy chế của đơn vị.

2.Hình thức thông tin công khai:

Niêmyết tại cơ quan.

Thôngbáo tại hội nghị cán bộ, công chức hoặc gửi văn bản đến các đơn vị dể thông báođến cán bộ công chức trong đơn vị.

V. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 26.Trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ.

1.Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, chỉ đạo việc giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền và theo quy định của phápluật;

2.Ngày 15 hàng tháng, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công thực hịện việctiếp công dân theo Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ.

Điều 27. Tráchnhiệm của Chánh Thanh tra Bộ.

1.Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện "Quy chế tổ chức vàhoạt động của Thanh tra Bộ", tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụthanh tra đối với các đơn vị thuộc Bộ; tiến hành công tác kiểm tra, thanh trađể giúp Lãnh dạo Bộ phát hiện và xử lý kịp thời những việc làm sai trái; kiếnnghị kịp thời các biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật Nhà nước, các quyết địnhcủa Bộ trưởng được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và bảo vệ được quyền vàlợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức trong đơn vị và của công dân;

2.Chánh Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp vớl các đơn vị liên quan trong việc tiếpdân và tổ chức để Lãnh đạo Bộ tiếp dân theo đúng quy định của Quy chế tổ chứctiếp dân của Bộ. Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để tiếpdân theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 28.Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ,

Thủtrưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyềnchuyên môn nghiệp vụ của mình, phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ giải quyết nhữngkhiếu nại, tố cáo có liên quan và tiếp dân theo đúng pháp luật và các quy địnhhiện hành của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Điều 29. Tráchnhiệm của cán bộ, công chức.

Cánbộ, công chức thông qua Ban Thanh tra nhân dân, hội nghị cán bộ, công chức củađơn vị và các hội nghị kiểm điểm công tác để giám sát, kiểm tra việc thực hiệnchủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác, kinhphí hoạt động, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị; nội quy, quy chếcủa đơn vị; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ đơn vị.

VI. CHẾ ĐỘ TIẾP KHÁCH VÀ ĐI CÔNG TÁC

Điều 30. Chếđộ tiếp khách.

1.Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp khách trong nước hoặc tham dự các hoạt động có liênquan khi xét thấy cần thiết, hoặc theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ; tiếpkhách nước ngoài theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,

2.Đơn vị thuộc Bộ cần mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại sứ các nước tại Hà Nộithăm hoặc tham dự hoạt động do đơn vị chủ trì tổ chức phải xin phép Bộ trưởng(thông qua Chánh Văn phòng Bộ).

Saukhi Bộ trưởng cho phép, Chánh Văn phòng Bộ thông báo cho Thủ trưởng đơn vị thựchiện;

3.Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có nhucầu làm việc với Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc mời Bộ trưởng, Thứ trưởng về làmviệc phải đăng ký trước với Văn phòng Bộ về nội dung và thời gian;

4.Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ nội dung đăng ký và thôngbáo cho đơn vị xin đăng ký sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Bộ.

Điều 31. Chếđộ đi công tác.

1.Đi công tác trong nước:

a)Hằng quý, Chánh Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng xây dựng lịch đi công tác địa phương.Nội dung làm việc với địa phương liên quan đến chức tlăng đơn vị nào thì Thủ trưởngđơn vị chịu trách nhiệm chuẩn bị, trình Bộ trưởng thông qua nội dung, Văn phòngBộ có trách nhiệm liên hệ thống nhất với địa phương về nội dung, thời gian, địađiểm làm việc và thành phần đoàn công tác;

b)Thứ trưởng đi công tác địa phương, giải quyết công việc liên quan đến chức năngđơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung báo cáo trướcvới Thứ trưởng và liên hệ với địa phương về nội dung, thời gian, địa điểm làmviệc và thành phần đoàn công tác;

c)Vụ trưởng, Cục trưởng đi công tác địa phương phải báo cáo với Bộ trưởng hoặcThứ trưởng phụ trách về nội dung, thời gian, địa điểm làm việc và phải được sựđồng ý của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.

2.Đi công tác nước ngoài:

a)Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì phối hợp với Thủ trưởng đơn vị liên quanchịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thành phần và tổ chức các chuyến đi côngtác nước ngoài của Bộ trưởng, Thứ trưởng;

b)Vụ trưởng, Cục trưởng đi công tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ trưởng.Thủ trưởng các đơn vị khác đi công tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Thứtrưởng phụ trách.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32.Trách nhiệm thực hiện.

1.Mọi cán bộ, công chức thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm thực hiệnnghiêm chỉnh những quy định có liên quan trong Quy chế này;

2.Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc việc thi hành Quy chế này;

3.Khi cần bổ sung, sửa đổi nội dung Quy chế này, Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởngVụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế phối hợp trình Bộ trưởng xem xét,quyết định./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhqclvcbvht293