AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Thuộc tính

Lược đồ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Số: 117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN VIỆT NAM

(ban hành Điều lệ về tổ chức vàhoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp

 và Phát triển nông thôn Việt Nam).

 

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại;

Căn cứ Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạtđộng của ngân hàng thương mại nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số122/2001/QĐ-NHNN ngày 20/2/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam;

Căn cứ Nghị quyết số 81/HĐQT ngày 16/4/2001của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;

Theođề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệvề tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam.

Điểu 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

Điều 3. Các thành viên Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc, các Phó Tổng giám đốc, các Trưởng phòng (ban) tại trụ sở chính, Giámđốc Sở Giao dịch, Chi nhánh, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp và Trưởng vănphòng đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

ĐIỀU LỆ

Về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

(ban hành kèm theo Quyết định số117/QĐ-HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp) là ngân hàng thươngmại nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiệnhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan vì mục tiêu lợinhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

Điều 2. Ngân hàng Nông nghiệp có:

1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam. Viết tắt là: NHNo & PTNT Việt Nam.

3. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet- namBank for Agriculture and Rural Develop- ment.

Gọi tắt là: AGRIBANK.

Viết tắt là: VBARD

4. Trụ sở chính đặt tại: Số 2 phố Láng Hạ, quận BaĐình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 844.8.313710.

Fax: 844.8.313730.

5. Điều lệ về tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý vàđiều hành.

6. Vốn điều lệ: 2.270.000.000.000 đồng (hai nghìn haitrăm bảy mươi tỷ đồng).

7. Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nướcvà tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

8. Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định củapháp luật.

Điều 3. Ngân hàng Nông nghiệp có thời hạn hoạtđộng là 99 năm kể từ ngày được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày15 tháng 10 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Ngân hàng Nông nghiệp chịu sự quản lý nhànước của Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và y ban nhân dân các cấp theo chức năng và quy định của pháp luật.

 

Chương II

NỘI DUNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP

Mục 1.

 HUY ĐỘNG VỐN

Điều 5.

1. Ngân hàng Nông nghiệp huy động vốn dưới các hìnhthức sau:

a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chứctín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn và các loại tiền gửi khác.

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấytờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoàinước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tạiViệt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài.

d) Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dướihình thức tái cấp vốn

đ) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước.

2. Việc huy động vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, ngoạitệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2.

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Điều 6. Ngân hàng Nông nghiệp cấp tín dụng cho tổchức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ cógiá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định củaNgân hàng Nhà nước.

Điều 7. Ngân hàng Nông nghiệpcho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây:

1. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

2. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự ánđầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống:

3. Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủtrong trường hợp cần thiết.

Điều 8.

1. Ngân hàng Nông nghiệp có quyền yêu cầu khách hàngcung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chínhcủa mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; có quyền chấm dứtviệc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tinsai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

2. Ngân hàng Nông nghiệp có quyền xử lý tài sản bảođảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủvề bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợpđồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

3. Ngân hàng Nông nghiệp có quyền miễn, giảm lãi suấtcho vay, phí ngân hàng; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhànước.

Điều 9. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện nghiệp vụbảo lãnh:

1. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnhhoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác chocác tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thứcbảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 10.

1. Ngân hàng Nông nghiệp chiết khấu thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân.

2. Ngân hàng Nông nghiệp tái chiết khấu thương phiếuvà các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

Điều 11. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện nghiệp vụcho thuê tài chính thông qua các công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngânhàng Nông nghiệp, theo quy định của pháp luật.

Mục 3

DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Điều 12.

1. Ngân hàng Nông nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại sở Giao dịchNgân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước.

2. Mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác trongnước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Sở Giao dịch, Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp mở tàikhoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sởcủa sở Giao dịch, Chi nhánh.

4. Ngân hàng Nông nghiệp mở tài khoản cho khách hàngtrong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 13.

1. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện các dịch vụ thanhtoán và ngân quỹ:

a) Cung ứng các phương tiện thanh toán.

b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước chokhách hàng.

c) Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

d) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước.

đ) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy địnhcủa pháp luật.

e) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho kháchhàng.

2. Ngân hàng Nông nghiệp tổ chức hệ thống thanh toánnội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia cáchệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 4

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Điều 14. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện các hoạtđộng khác sau đây:

1. Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của phápluật.

2. Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thànhlập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổchức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tham gia thị trường tiền tệ theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước.

4. Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trongnước và thị trường quốc tế.

5. y thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vựcliên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư củatổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác đại lý.

6. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty trựcthuộc, công ty liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật

7. Kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.

8. Cung ứng các dịch vụ:

a) Tư vấn tài chính, tiền tệ, tín dụng cho khách hàngdưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

b) Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủkét, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

9. Trực tiếp kinh doanh, thành lập công ty trực thuộcđể thực hiện kinh doanh những ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động ngânhàng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Ngân hàng Nông nghiệp không trực tiếpkinh doanh bất động sản.

Điều 16. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nôngnghiệp tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt độngtheo quy đinh tại Mục 5 Chương III Luật Các tổ chức tín dụng và theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước; dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoántheo quy định của pháp luật.

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂMSOÁT CỦA

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP.

Mục 1.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 17. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nôngnghiệp bao gồm:

1. Trụ sở chính.

2. Sở Giao dịch, các Chi nhánh phụ thuộc (gọi là Chi nhánhcấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc.

3. Các Chi nhánh phụ thuộc Chi nhánh cấp 1 (gọi là Chinhánh cấp 2).

4. Các Chi nhánh phụ thuộc Chi nhánh cấp 2 (gọi là Chinhánh cấp 3).

5. Các Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc Sở Giao dịch,Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2,

Chi nhánh cấp 3.

Danh sách các Sở Giao dịch,Chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc đượcghi trong Phụ lục đính kèm Điều lệ này.

Điều 18. Cơ cấu tổ chứcbộ máy quản lý và điều hành của trụ sở chính gồm:

1. Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc.

2. Ban Kiểm soát.

3. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

4. Hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

Điều 19. Bộ máy giúp việcTổng giám đốc gồm:

1. Các Phó Tổng giám đốc.

2. Kế toán trưởng.

3. Các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (gọi tắt là PhòngKiểm tra nội bộ).

Điều 20. Cơ cấu tổ chứcbộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2, Chi nhánhcấp 3:

1. Giám đốc.

2. Các Phó giám đốc:

3. Trưởng Phòng Kế toán.

4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

6. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Điều 21. Cơ cấu tổ chứcbộ máy điều hành của đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện do Hội đồng Quản trịNgân hàng Nông nghiệp quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 22. cấutổ chức bộ máy điều hành của công ty trực thuộc thực hiện theo quy định củaChính phủ đối với từng loại hình công ty trực thuộc được phép thành lập.

Mục 2.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN KIỂM SOÁT

Điều 23. Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp là Hộiđồng quản trị. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danhHội đồng quản trị, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 24. Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồngquản trị.

1. Hội đồng quản trị có 7 thành viên, bao gồm thànhviên chuyên trách và thành viên kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 5 thành viên làchuyên trách; thành viên kiêm nhiệm không phải là người đang giữ các chức vụlãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồngquản trị kiêm Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban BanKiểm soát là thành viên chuyên trách.

3. Thành viên Hội đồng quản trị là những người có uytín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng, không thuộc cácđối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quảntrị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quảntrị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được tham gia Hội đồngquản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chứcđó là công ty trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp.

6. Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng thời là Tổnggiám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.

7. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm.Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quảntrị:

1. Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp theo quy định củaLuật Các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động củangân hàng thương mại và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Nhận các nguồn vốn và các nguồn lực khác do Nhà nướcgiao.

3. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

a) Chuẩn y, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng Nôngnghiệp;

b) Thành lập công ty trực thuộc;

c) Chấp thuận việc mở Sở Giao dịch,Chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn trong nước và ngoài nước (sau đây gọitắt là văn phòng đại diện), thành lập các đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nôngnghiệp;

d) Chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, liên doanhvới các chủ đầu tư nước ngoài;

đ) Chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mualại, giải thể Ngân hàng Nông nghiệp và Sở Giao dịch,Chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp của Ngânhàng Nông nghiệp;

e) Chấp thuận những thay đổi được quy định tại khoản 1Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng;

g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch vàcác thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng Ngân hàng Nông nghiệp;

h) Chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban và cácthành viên Ban Kiểm soát;

i) Chấp thuận tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toáncác hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp.

4. Phê duyệt phương án giao vốn và các nguồn lực kháccho các công ty trực thuộc.

5. Quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của doanhnghiệp và của các tổ chức tín dụng khác, trừ việc góp vốn, mua cổ phần, liêndoanh với các chủ đầu tư nước ngoài.

6. Phê chuẩn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Ngân hàng Nông nghiệp; quyết định mục tiêu,các kế hoạch kinh doanh hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế do Tổnggiám đốc đề nghị.

7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng,kỷ luật Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc Sở Giao dịch,Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và cácchức danh khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồngquản trị.

8. Quyết định tổng biên chế; cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành vănphòng đại diện, Sở Giao dịch, Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trựcthuộc trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với công ty trực thuộc; quychế viên chức, quy chế trả lương, quy chế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trongNgân hàng Nông nghiệp.

9. Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ hoa hồng, phí,mức tiền thưởng, tiền phạt đối với khách hàng theo quy định của pháp luật.

10. Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của công tytrực thuộc, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch,Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và các công ty trựcthuộc.

11. Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị,Ban Kiểm soát.

12. Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động kiểm travà kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.

13. Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báocáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp vàquyết toán hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và các công ty trực thuộc,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với công ty trực thuộc.

14. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thựchiện các chính sách chế độ, quy chế của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước vềhoạt động ngân hàng.

15. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 26. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quảntrị.

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

a) Là người chịu trách nhiệm chung mọi công việc củaHội đồng quản trị, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị;

b) Thay mặt Hội đồng quản trị cùng Tổng giám đốc kýnhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Ngân hàng Nông nghiệp;

c) Ký văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trịtrình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan;

d) Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản hoặcthông qua các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị để thực hiện trongNgân hàng Nông nghiệp;

đ) Triệu tập, chủ trì và phân công thành viên Hội đồngquản trị chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng quản trị;

e) Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cácthành viên Hội đồng quản trị giữa hai kỳ họp Hội đồng quản trị.

2. Nhiệm vụ của các thành viên khác của Hội đồng quảntrị do Chủ tịch Hội đồng quản trị phân công phù hợp với hoạt động của Ngân hàngNông nghiệp và điều kiện công việc của từng thành viên.

Điều 27. Bộ máy giúp việcHội đồng quản trị:

1. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và condấu của Ngân hàng Nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ của mình.

2. Hội đồng quản trị có bộ phận giúp việc có không quá5 cán bộ hoạt động chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị lựa chọn, thay thếcán bộ giúp việc của Hội đồng quản trị.

3. Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểm soát để kiểmtra, giám sát các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp.

Điều 28. Chế độ làmviệc của Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họpthường kỳ mỗi tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩmquyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bấtthường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Ngân hàng Nông nghiệp trên cơ sởđề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Trưởng ban Ban Kiểm soát hoặc Tổnggiám đốc, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủtrì tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị; trường hợp vắng mặt Chủ tịch Hộiđồng quản trị ủy nhiệm cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệutập và chủ trì cuộc họp.

3. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợplệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt.

Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đếncác thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trướcngày họp 5 ngày.

Các cuộc họp Hội đồng quản trị được ghi thành biên bảnvà được tất cả các thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tên vào biên bản.

Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị phải đượctrên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Trường hợpsố phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủtịch Hội đồng quản trị.

Thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến khác với nghịquyết, quyết định của Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình và đượcbáo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong thời gian chưa có quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định củaHội đồng quản trị. Ý kiến bảo lưu được lập thành văn bản có chữ ký của ngườibảo lưu và được lưu trữ kèm trong nghị quyết và quyết định có liên quan củaphiên họp.

4. Hội đồng quản trị họp để thảo luận nội dung côngviệc mà công việc đó có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cácBộ, ngành và tỉnh, thành phố thì phải mời đại diện có thẩm quyền của các Bộ,ngành và chính quyền địa phương liên quan dự họp; nội dung công việc liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàng Nông nghiệp, thìphải mời đại diện công đoàn ngành đến dự. Đại diện của cơ quan, tổ chức đượcmời dự họp nói trên có quyền phát biểu, nhưng không tham gia biểu quyết.

5. Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị cótính bắt buộc thi hành đối với toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.

6. Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp, Trưởng vănphòng đại diện, Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết liên quan đến hoạtđộng của Ngân hàng Nông nghiệp theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.

7. Các thành viên Hội đồng quản trị có trách nhiệm bảovệ bí mật về thông tin được cung cấp.

8. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của BanKiểm soát, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị,thành viên Ban Kiểm soát và cán bộ bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị đượctính vào chi phí quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp. Tổng giám đốc bảo đảm cácđiều kiện và phương tiện làm việc cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Điều 29. Thành viên Ban Kiểm soát.

1. Ban Kiểm soát có số thành viên tối thiểu 5 ngườitrong đó ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách; có một thànhviên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc Ngânhàng Nhà nước giới thiệu. Số lượng thành viên Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trịquyết định.

2. Trưởng ban Ban Kiểm soát là thành viên của Hội đồngquản trị do Hội đồng quản trị phân công. Các thành viên khác của Ban Kiểm soátdo Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng ban và các thành viên kháctrong Ban Kiểm soát phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

3. Thành viên Ban Kiểm soát là những người không thuộccác đối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng; đáp ứng được yêucầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Ngân hàngNhà nước.

Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:

1. Kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàngNông nghiệp; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thốngkiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp.

2. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàngNông nghiệp; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính củaNgân hàng Nông nghiệp khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Hội đồngquản trị.

3. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kếtquả hoạt động tài chính.

4. Báo cáo Hội đồng quản trị về tính chính xác, trungthực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáotài chính Ngân hàng Nông nghiệp; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toánnội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp.

5. Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạtđộng tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộcủa Ngân hàng Nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của mình.

7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định củapháp luật.

Mục 3.

TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC

Điều 31. Điều hành hoạt động Ngân hàng Nông nghiệplà Tổng giám đốc, giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc, Kế toántrưởng và bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 32. Tổng giám đốclà đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nông nghiệp, là người chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theonhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 Điều lệ này.

Điều 33. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giámđốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theophân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và phápluật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công.

Điều 34. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc là nhữngngười không thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng, cưtrú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lựcđiều hành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 35. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc do Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghịcủa Hội đồng quản trị.

Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc:

1. Cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn vàcác nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử dụng. Giao vốn và các nguồnlực khác cho các công ty trực thuộc.

2. Trình Hội đồng quản trị:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp;

b) Thành lập công ty trực thuộc;

c) Mở Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện,thành lập đơn vị sự nghiệp;

d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điềuhành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành văn phòng đại diện, Sở Giao dịch,Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác đối với công ty trực thuộc; tổng biên chế, quy chế viên chức, quy chếtrả lương, quy chế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Nông nghiệp;

đ) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng,kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,khen thưởng, kỷ luật Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc Sở Giao dịch,Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác đối với công ty trực thuộc;

e) Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạtđộng của Sở giao dịch, Chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, Điều lệ về tổchức và hoạt động của công ty trực thuộc,

g) Phê chuẩn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Ngân hàng Nông nghiệp; quyết định mục tiêu,các kế hoạch kinh doanh hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế,

h) Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ hoa hồng, phí,mức tiền phạt, tiền thưởng đối với khách hàng theo quy định của pháp luật;

i) Quyết định góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp vàcủa các tổ chức tín dụng khác;

k) Phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại,giải thể Ngân hàng Nông nghiệp và văn phòng đại diện, Sở Giao dịch,Chi nhánh, công ty trực thuộc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đốivới công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp;

l) Những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 LuậtCác tổ chức tín dụng;

m) Lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán cáchoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp;

n) Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báocáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp vàquyết toán hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và các công ty trực thuộc, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác đối với công ty trực thuộc;

o) Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện cácchính sách, chế độ của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động Ngân hàng.

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Trưởngvà Phó các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính Ngân hàng Nôngnghiệp; Phó trưởng văn phòng đại diện, Phó giám đốc, Trưởng Phòng Kế toán, Tổ trưởng Tổ kiểm tra nộibộ Sở Giao dịch, Chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc của Ngânhàng Nông nghiệp và các chức danh khác mà pháp luật hoặc Quy chế hoạt động củaHội đồng quản trị quy định thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc.

4. Tổ chức thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phươngán sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được Hội đồng quản trị phê duyệt.

5. Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đếncác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp theo đúng pháp luật, nghịquyết và quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

6. Đại diện cho Ngân hàng Nông nghiệp trong quan hệquốc tế, tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản.

7. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩmquyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố)và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồngquản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để giảiquyết tiếp.

8. Chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị,Ban Kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyềnđối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

9. Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước vàcác cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của phápluật và quyết định của Hội đồng quản trị.

Điều 37. Kế toán trưởng Ngân hàng Nông nghiệp doThống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đềnghị của Hội đồng quản trị và sau khi có thỏa thuận của Bộ Tài chính. Kếtoán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê củaNgân hàng Nông nghiệp, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ ở trụ sở chínhcó chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý vàđiều hành công việc của Ngân hàng Nông nghiệp. Cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ do Hội đồng quảntrị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc.

Mục 4.

HỆ THỐNG KIỂM TRA, KIỂM TOÁNNỘI BỘ

Điều 39. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

1. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách(gọi chung là hệ thống kiểm tra nội bộ) thuộc bộ máy điều hành của Tổng giámđốc từ trụ sở chính đến các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trựcthuộc, giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọihoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nông nghiệp. Những người trong hệ thống kiểmtra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các công việc khác của Ngân hàng Nôngnghiệp.

2. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ và các nhânviên làm nghiệp vụ này (nhân viên kiểm tra nội bộ) độc lập trong hoạt động đốivới các bộ phận nghiệp vụ, các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện,các công ty trực thuộc và được độc lập đánh giá kết luận, kiến nghị trong hoạtđộng kiểm tra, kiểm toán.

Điều 40. Nhân viên kiểm tra nội bộ.

Nhân viên kiểm tra nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp cócác tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân hàng, và có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

1. Hiểu biết pháp luật, thông thạo nghiệp vụ mà mìnhđảm nhận.

2. Có bằng đại học hoặc bằng cấp tương đương về ngân hànghoặc kinh tế, kế toán tài chính.

3. Có thời gian công tác ngân hàng ít nhất là ba năm.

Điều 41. Nhiệm vụ của tổ chức kiểm tra nội bộ:

1. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, cácquy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định nội bộ của Ngân hàng Nôngnghiệp; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tạitrụ sở chính, Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sựnghiệp, công ty trực thuộc.

2. Kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từnglĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tàichính của Ngân hàng Nông nghiệp.

3. Báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc, Hội đồng quảntrị và Ban Kiểm soát kết quả kiểm tra, kiểm tra nội bộ và nêu những kiến nghịkhắc phục khuyết điểm, tồn tại.

4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của Tổng giám đốc.

Điều 42. Quyền hạn của tổ chức kiểm tra nội bộ:

1. Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ và nhân viên trựctiếp làm nghiệp vụ giải trình các công việc đã làm, đang làm, xuất trình vănbản chỉ đạo, chứng từ sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan khác (khicần thiết) trong hoạt động để phục vụ việc kiểm tra hoặc kiểm toán.

2. Đề nghị Tổng giám đốc (Giám đốc) thành lập đoànkiểm tra, phúc tra để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán định kỳ hoặcđột xuất.

3. Trưởng phòng (ban) kiểm tra nội bộ tại trụ sở chínhhoặc tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ tại văn phòng đại diện, các Sở Giao dịch,Chi nhánh, công ty trực thuộc, và các kiểm tra viên được tham dự cáccuộc họp do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc triệu tập.

4. Kiến nghị Tổng giám đốc hoặc Giám đốc xử lý theothẩm quyền đối với những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và cácquy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp.

5. Các quyền khác theo quy định của Tổng giám đốc.

Mục 5:

SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH, ĐƠN VỊ S ỰNGHIỆP, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN,

CÔNG TY TR ỰC THUỘC

Điều 43. Sở Giao dịch,Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được đặt tại các địa bàn cầnthiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. Việc mở, thành lập vàchấm dứt hoạt động Sở Giao dịch, các Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vịsự nghiệp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc,có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nôngnghiệp và một số chức năng có liên quan đến các Chi nhánh theo ủy quyền củaNgân hàng Nông nghiệp.

2. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụthuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàngNông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nông nghiệp (Chi nhánh cấp 1).

3. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 1 là đơn vị phụ thuộccủa Chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt độngcủa Chi nhánh cấp 1 theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 1 (Chi nhánh cấp 2).

4. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 2 là đơn vị phụ thuộccủa Chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt độngcủa Chi nhánh cấp 2 theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 2 (Chi nhánh cấp 3).

5. Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp là đơnvị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nôngnghiệp. Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động kinh doanh.

6. Đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp là đơnvị phụ thuộc, có don dấu, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng côngnghệ ngân hàng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên củaNgân hàng Nông nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng Nông nghiệpgiao phù hợp với quy định của pháp luật

7. Tổ chức bộ máy kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà nghĩa vụ của các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơnvị sự nghiệp được cụ thể hóa trong Quy chế Tổ chức và hoạtđộng của đơn vị do Hội đồng quản trị quyết định.

Điều 44. Công ty trực thuộc.

Công ty trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp có tư cáchpháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vựctài chính, ngân hàng, bảo hiểm và lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động ngânhàng theo quy định của Chính phủ.

 

Chương IV

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, KIỂM TOÁNĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Mục 1.

TÀI CHÍNH

Điều 45. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chế độtài chính theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàngNông nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nướcvề việc chấp hành chế độ tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp.

Điều 46. Vốn hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệpgồm các nguồn sau:

1. Vốn điều lệ;

2. Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản do Nhà nướccấp;

3. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênhlệch tỷ giá;

4. Các Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ Đầu tư pháttriển nghiệp vụ, Quỹ Dự phòng tài chính, Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm, QuỹKhen thưởng, Quỹ Phúc lợi;

5. Lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ;

6. Vốn huy động theo các hình thức quy định tại Điều 5Điều lệ này;

7. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật

Điều 47: Ngân hàng Nông nghiệp được:

1. Sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt độngkinh doanh, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định của phápluật;

2. Thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc pháttriển hoạt động theo quy định của pháp luật;

3. Điều động vốn, tài sản giữa các công ty trực thuộccó tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.

Điều 48. Trích lập các quỹ.

Ngân hàng Nông nghiệp được trích lập các quỹ:

1. Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

2. Quỹ Dự phòng tài chính;

3. Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp vụ;

4. Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

5. Quỹ Khen thưởng;

6. Quỹ Phúc lợi.

Điều 49. Tự chủ về tàichính của Ngân hàng Nông nghiệp.

1. Ngân hàng Nông nghiệp tự chủ về tài chính, tự chịutrách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụ và các cam kếtcủa mình theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc nămtài chính, Ngân hàng Nông nghiệp công khai báo cáo tài chính theo quy định củapháp luật.

Mục 2.

HẠCH TOÁN, BÁO CÁO

Điều 50.

1. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chế độ kế toán,thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Năm tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp bắt đầu từngày 01 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

3. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện hạch toán theo hệthống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 51.

1. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tàichính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt độngnghiệp vụ định kỳ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngoài những báo cáo định kỳ, Ngân hàng Nông nghiệpbáo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp sau:

a) Diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệpvụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp;

b) Thay đổi lớn về tổ chức.

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tàichính, Ngân hàng Nông nghiệp gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo hàng năm theoquy định của pháp luật.

Mục 3.

 KIỂM TOÁNĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Điều 52.

1. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tàichính, Ngân hàng Nông nghiệp lựa chọn một tổ chức kiểm toán không phải là kiểmtoán nội bộ để kiểm toán các hoạt động của mình. Tổ chức kiểmtoán đó phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Việc kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Nôngnghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, pháp luật vềkiểm toán độc lập và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

 

Chương V

KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANHLÝ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Điều 53.

1. Trong trường hợp Ngân hàng Nông nghiệp cónguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, Ngân hàng Nông nghiệpphải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhânvà các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.

2. Ngân hàng Nông nghiệp có thể được Ngân hàng Nhà nướcđặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp sau:

a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năngthanh toán;

c) Số lỗ lũy kế của Ngân hàng Nông nghiệp lớn hơn 50% tổngsố vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Điều 54. Trường hợp cấp bách, để đảm bảo khả năngchi trả tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp có thể được các tổ chứctín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt.

Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trướctất cả các khoản nợ khác của Ngân hàng Nông nghiệp.

Điều 55. Việc phá sản Ngân hàng Nông nghiệp thựchiện theo quy định tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 56. Giải thể Ngân hàng Nông nghiệp.

1. Ngân hàng Nông nghiệp giải thể trong các trường hợpsau:

a) Nhà nước thấy không cần thiết duy trì;

b) Khi hết hạn hoạt động mà không được Ngân hàng Nhà nướccho gia hạn.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định giải thể vàquyết định thành lập Hội đồng giải thể Ngân hàng Nông nghiệp.

Điều 57. Thanh lý Ngân hàng Nông nghiệp.

1. Trường hợp Ngân hàng Nông nghiệp bị tuyên bố phásản, việc thanh lý Ngân hàng Nông nghiệp được thực hiện theo quy định của phápluật về phá sản doanh nghiệp.

2. Khi giải thể theo Điều 56 Điều lệ này, Ngân hàngNông nghiệp tiến hành thanh lý ngay dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do Ngânhàng Nông nghiệp chịu.

 

Chương VI

THÔNG TIN VÀ BẢO MẬT CỦA NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP

Điều 58. Ngân hàng Nông nghiệp thông tin định kỳcho chủ tài khoản về những giao dịch và số dư trên tài khoản của họ tại Ngânhàng Nông nghiệp.

Điều 59. Ngân hàng Nông nghiệp được traođổi thông tin với các tổ chức tín dụng khác về hoạt động ngân hàng và về kháchhàng.

Điều 60. Ngân hàng Nông nghiệp có trách nhiệm cungcấp cho ngân hàng Nhà nước các thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng chokhách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và được Ngân hàng Nhà nước cungcấp thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng của những khách hàng có quan hệvới Ngân hàng Nông nghiệp.

Điều 6.

1. Nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và những ngườicó liên quan không được tiết lộ bí mật quốc gia và bí mật kinh doanh của Ngânhàng Nông nghiệp mà mình biết.

2. Ngân hàng Nông nghiệp được quyền từ chối yêu cầu củatổ chức, cá nhân về cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản củakhách hàng và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp, trừ trường hợp có yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sựchấp thuận của khách hàng.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 62. Điều lệ này áp dụng cho Ngân hàng Nôngnghiệp. Các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sựnghiệp, công ty trực thuộc và cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp chịutrách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Điều 63. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Hộiđồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp quyết định và chỉ thực hiện sau khi đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y./.

 

DANH SÁCH SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP 1, CÔNGTY ĐỘC LẬP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Số thứ tự

Tên các đơn vị ngân hàng nông nghiệp

Địa chỉ

I

Sở Giao dịch

 

1

Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Thành phố Hà Nội

II

Chi nhánh Ngân hàng và Phát triển nông thôn (Chi nhánh cấp 1)

 

2

Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I

Thành phố Hà Nội

3

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang

Thị xã Hà Giang

4

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Thị xã Tuyên Quang

5

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng

Thị xã Cao Bằng

6

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn

Thị xã Lạng Sơn

7

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu

Thị xã Điện Biên

8

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Thị xã Sơn La

9

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình

Thị xã Hoà Bình

10

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lao Cai

Thị xã Lào Cai

11

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

Thành phố Yên Bái

12

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

13

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Cạn

Thị xã Bắc Cạn

14

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long

15

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

Thị xã Vĩnh Yên

16

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Thành phố Việt Trì

17

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

Thị xã Bắc Giang

18

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Thị xã Bắc Ninh

19

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng

20

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây

Thị xã Hà Đông

21

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

Thành phố Hải Dương

22

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên

Thị xã Hưng Yên

23

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình

Thị xã Thái Bình

24

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định

Thành phố Nam Định

25

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

Thị xã Phủ Lý

26

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

Thị xã Ninh Bình

27

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá

Thành phố Thanh Hoá

28

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An

Thành phố Vinh

29

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

Thị xã Hà Tĩnh

30

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình

Thị xã Đồng Hới

31

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị

Thị xã Đông Hà

32

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thành phố Huế

33

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng

34

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Thị xã Tam Kỳ

35

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi

Thị xã Quảng Ngãi

36

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên

Thị xã Tuy Hoà

37

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà

Thành phố Nha Trang

38

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận

Thị xã Phan Giang, Tháp Chàm

39

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận

Thị xã Phan Thiết

40

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai

Thành phố Plây Ku

41

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum

Thị xã Kon Tum

42

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc

Thành phố Ban Mê Thuật

43

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

Thành phố Đà Lạt

44

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai

Thành phố Biên Hoà

45

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh

Thị xã Tây Ninh

46

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương

Thị xã Thủ Dầu Một

47

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước

Thị xã Đồng Xoài

48

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Thị xã Bà Rịa

49

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An

Thị xã Tân An

50

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp

Thị xã Cao Lãnh

51

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

Thành phố Long Xuyên

52

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang

Thành phố Mỹ Tho

53

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre

Thị xã Bến Tre

54

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Thị xã Vĩnh Long

55

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh

Thị xã Trà Vinh

56

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ

57

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Sóc Trăng

58

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang

Thị xã Rạch Giá

59

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau

Thành phố Cà Mau

60

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu

Thị xã Bạc Liêu

61

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

Thành phố Quy Nhơn

62

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Dâu Tằm Tơ

Thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng

63

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Thành phố Hà Nội

64

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ

24 Láng Hạ, thành phố Hà Nội

65

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Thành phố Hà Nội

66

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Hà Nội

Thành phố Hà Nội

67

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Sơn

Thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội

68

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì

Thị trấn Văn Điển, Hà Nội

69

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm

Thị trấn Sài Đồng, Hà Nội

70

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh

Thị trấn Đông Anh, Hà Nội

71

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Từ Liêm

Thị trấn Cầu Diễn, Hà Nội

72

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sầm Sơn

Thị xã Sầm Sơn

73

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 50 Bến Bình Dương

Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

74

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Chánh

Thị trấn Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

75

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hóc Môn

Thị trấn Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

76

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Củ Chi

Thị trấn Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

77

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhà Bè

Thị trấn Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh

78

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Giờ

Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

79

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thủ Đức

Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

80

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tân Bình

Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

81

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

82

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận 10

Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

83

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

84

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mạc Thị Bưởi

Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

85

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Lớn

Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

86

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quang Trung

Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

87

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn

Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

88

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh

Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

89

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Sài Gòn

Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

90

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Sài Gòn

Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

III

Văn phòng đại diện

 

1

Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Trung

Thành phố Đà Nẵng

2

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam

Thành phố Hồ Chí Minh

IV

Đơn vị sự nghiệp

 

1

Trung tâm công nghệ thông tin

Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

2

Trung tâm đào tạo

Thành phố Hà Nội

V

Công ty trực thuộc

 

1

Công ty cho thuê tài chính I

Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

2

Công ty cho thuê tài chính II

Thành phố Hồ Chí Minh

3

Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán

Thành phố Hà Nội

4

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

Thành phố Hà Nội

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhlvtcvhcnhnnvptntvn615