AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Thuộc tính

Lược đồ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Số: 135/QĐ-HĐQT-NHCT1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2002                          
No tile

QUYẾTĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Banhành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam

 

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CPngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thươngmại.

Căn cứ Điều lệ mẫu về tổ chức vàhoạt động của Ngân hàng Thương mại Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số122/200/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 2 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam;

Căn cứ Nghị quyết ngày 15/8/2002 củaHội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng giám đốc Ngânhàng Công thương Việt Nam,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ về tổchức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điềulệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam được thực hiệnsau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

Điều 3. Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, ban tại Trụ sở chính, Giám đốcsở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp và Trưởng Vănphòng đại diện của Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

ĐIỀULỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

(Banhành kèm theo Quyết định số 135/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 18/11/2002

củaHội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam)

 

ChươngI

NHNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắtlà Ngân hàng Công thương) là Ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theoQuyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngvà được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ- NH5 ngày2/19/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước quy định tại Quyếtđịnh số 90/TTg ngày 07/3/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàngCông thương được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mụctiêu kinh tế của Nhà nước.

Điều 2. Ngân hàng Công thương có:

1. Tư cách pháp nhân theo pháp luậtViệt Nam.

2. Tên gọi: Ngân hàng Công thương ViệtNam.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh làINDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIETNAM gọi tắt là INCOMBANK VIETNAM;viết tắt là ICB.

Trụ sở chính: tại 108 phố Trần Hưng Đạo- quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Tel: (04).9421030 - 9421158 - fax: 04-9421032 - Telex: 412259 ICBV-VT.

3. Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máyquản lý và điều hành.

4. Vốn điều lệ: 2.100.000.000.000 đồng(hai ngàn một trăm tỷ đồng) và được bổ sung theo từng thời kỳ.

5. Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngânhàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định củaNgân hàng Nhà nước.

6. Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theoquy định của pháp luật.

Điều 3. Ngân hàng Công thương có thời hạn hoạt động là99 năm kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại theoQuyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 2/19/1996.

Điều 4. Ngân hàng Công thương chịu sự quản lý nhà nướccủa Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ y ban nhân dân các cấp theo chức năng và quy định của pháp luật.

 

ChươngII

NỘIDUNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Mục1

HUYĐỘNG VỐN

Điều 5. Ngân hàng Công thương huy động vốn dưới cáchình thức sau:

1. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiềngửi khác bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ và bằng vàng.

2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhântrong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

3. Vay vốn của các tổ chức tín dụngkhác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.

4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nướcdưới hình thức tái cấp vốn.

5. Các hình thức huy động vốn khác theoquy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mục2.

HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG

Điều 6. Ngân hàng Công thương cấp tín dụng bằng ĐồngViệt Nam, ngoại tệ và bằng vàng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: chovay; chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tàichính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Ngân hàng Công thương cho các tổ chức, cánhân, hộ gia đình vay vốn dưới các hình thức sau đây:

1. Cho vay ngắn hạn.

2. Cho vay trung hạn.

3. Cho vay dài hạn.

4. Cho vay theo quyết định của Thủ tướngChính phủ trong trường hợp cần thiết.

Điều 8.

1. Ngân hàng Công thương có quyền yêucầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư; phương án sản xuấtkinh doanh, dịch vụ, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính củamình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay. Kiểm tra, giám sát quátrình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; có quyền chấm dứt việccho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin saisự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

Được quyền từ chối cho vay đối vớikhách hàng không đủ điều kiện vay vốn, các dự án, khoản vay không đem lại hiệuquả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn, không phù hợp với quy định của phápluật.

2. Ngân hàng Công thương có quyền xử lýtài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trongviệc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định củaChính phủ về bảo đảm tiền vay của cáctổ chức tín dụng; khởi kiện kháchhàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

3. Ngân hàng Công thương miễn, giảm lãisuất cho vay, phí ngân hàng, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, mua bán nợ theoquy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9.

1. Ngân hàng Công thương thực hiệnnghiệp vụ bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhântheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Công thương thực hiện bảolãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà ngườinhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

3. Ngân hàng Công thương có quyền yêucầu người được bảo lãnh thực hiện đúng cam kết của mình với Ngân hàng Công thương;có bảo đảm cho việc bảo lãnh của Ngân hàng Công thương; cung cấp đầy đủ chínhxác các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh; kiểm soát mọi hoạtđộng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; từ chối bảo lãnh đối với các khách hàngkhông đủ uy tín.

Điều 10.

1. Ngân hàng Công thương thực hiệnnghiệp vụ chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khácđối với các tổ chức, cá nhân.

2. Ngân hàng Công thương thực hiệnnghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu; kỳ phiếu; tínphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

Điều 11. Ngân hàng Công thương thực hiện nghiệp vụ chothuê tài chính qua Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng Công thương.Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương tổ chức và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật và Điều lệ Công ty.

Mục3.

DỊCHVỤ THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

Điều 12.

1. Ngân hàng Công thương mở tài khoảntiền gửi, tài khoản khác tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngânhàng Nhà nước thành phố Hà Nội để thực hiện giao dịch thanh toán và duy trìtrên tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước số dư tiền gửi dựtrữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; mở tài khoản tiền gửi tạingân hàng khác trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Sở giao dịch, chi nhánhcủa Ngân hàng Công thương mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố nơi Ngân hàng Công thương đặt sở giao dịch, chi nhánh.

3. Ngân hàng Công thương mở tài khoảncho khách hàng trong nước và nước ngoài thẹo quy định của pháp luật.

Điều 13.

1. Ngân hàng Công thương thực hiện cácdịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

a) Cung ứng các phương tiện thanh toán.

b) Thực hiện các dịch vụ thanh toántrong nước cho khách hàng.

c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chihộ.

d) Thực hiện các dịch vụ thanh toánkhác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

đ) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tếtheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

e) Thực hiện các dịch vụ thu và pháttiền mặt cho khách hàng.

2. Ngân hàng Công thương tổ chức hệthống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mục4.

CÁCHOẠT ĐỘNG KHÁC

Điều 14. Ngân hàng Công thương thực hiện các hoạt độngkhác sau đây:

1. Dùng vốn điều lệ và Quỹ Dự trữ đểgóp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quyđịnh của pháp luật.

2. Góp vốn với tổ chức tín dụng nướcngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định củaChính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tham gia thị trường tiền tệ theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước.

4. Kinh doanh ngoại hối, vàng trên thịtrường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

5. Uỷ thác, nhận ủy thác, làm đại lýtrong các tĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tàisản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác,đại lý.

6. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; thành lậpcông ty trực thuộc; công ty liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định củapháp luật.

7. Cung ứng các dịch vụ:

Tư vấn tài chính, tiền tệ cho kháchhàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng; thành lập công ty trựcthuộc theo quy định của pháp luật.

Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá,cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện nghiệp vụ khai thác tàisản qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Công thương.

9. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán qua công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Công thương.

10. Thực hiện kinh doanh khác có liênquan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Ngân hàng Công thương không trực tiếp kinhdoanh bất động sản.

Điều 16. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Công thươngtuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động theoquy định tại Mục 5 Chương III Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngânhàng Nhà nước, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán theo quyđịnh của pháp luật.

 

ChươngIII

CƠCẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Mục1. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 17. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương (Sơđồ 1 đính kèm).

1. Trụ sở chính.

2. Các sở giao dịch, chi nhánh (gọi làchi nhánh cấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc Ngânhàng Công thương.

3. Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánhcấp 1 (gọi là chi nhánh cấp 2).

4. Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệmphụ thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2.

Danh sách các sở giao dịch, chi nhánhcấp 1, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp được ghi trongPhụ lục đính kèm Điều lệ của Ngân hàng Công thương.

Điều 18. Cơcấu tổ chức bộ máy quản lý và điềuhành của trụ sở chính (Sơ đồ 2 đính kèm):

1. Hội đồng quản trị và bộ máy giúpviệc.

2. Ban Kiểm soát.

3. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

4. Hệ thống kiểm tra và kiểm toán nộibộ.

Điều 19. Bộmáy giúp việc Tổng giám đốc:

1. Các Phó Tổng giám đốc.

2. Kế toán trưởng

3. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ.

4. Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ(gọi tắt là Phòng Kiểm tra nội bộ).

Điều 20. cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch,chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 (Sơ đồ 3 đính kèm):

1. Giám đốc.

2. Các Phó giám đốc.

3. Trưởng phòng kế toán.

4. Các phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ.

5. Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

6. Tổ kiểm tra, kiểm toánnội bộ.

Điều 21.cấu tổ chức bộ máy điều hành củavăn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp do Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thươngquy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 22. Cơcấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty trực thuộc thực hiện theo quy định củaChính phủ đối với từng loại hình công ty trực thuộc được phép thành lập.

Mục2.

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN KIỂM SOÁT

Điều 23. Quản trị Ngân hàng Công thương là Hội đồngquản trị. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Hộiđồng quản trị, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 24. Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quảntrị Ngân hàng Công thương:

1. Hội đồng quản trị có 5thành viên, đều là thành viên chuyên trách trong đó: 1 thành viên là Chủ tịchHội đồng quản trị, 1 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, 1thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Ban Kiểm soát. Tùy theo quy môhoạt động của Ngân hàng Công thương số lượng thành viên Hội đồng quản trị cóthể tăng lên là 7 thành viên. Việc tăng thêm số lượng thành viên Hội đồng quảntrị do Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương quyết định.

2. Thành viên Hội đồng quản trị lànhững người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng,không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng.

3. Chủ tịch và các thành viên khác trongHội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viênHội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không đượctham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừtrường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc Ngân hàng Công thương.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị khôngđồng thời là Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương.

6. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồngquản trị là 5 năm. Các thành viên củn Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệmlại.

Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị:

1. Quản trị Ngân hàng Công thương theoquy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của ngân hàng thương mại và các quy định khác có liênquan của pháp luật.

2. Nhận các nguồn vốn và các nguồn lựckhác do Nhà nước giao.

3. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

a) Chuẩn y sửa đổi, bổ sung Điều lệNgân hàng Công thương,

b) Thành lập công ty trực thuộc;

c) Chấp thuận việc mở sở giao dịch, chinhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt làvăn phòng đại diện), thành lập các đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Công thương;

d) Chấp thuận việc góp vốn, mua cổphần, liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài;

đ) Chấp thuận việc chia tách, hợp nhất,sáp nhập, mua lại, giải thể Ngân hàng Công thương và sở giao dịch, chi nhánh,văn phòng đại diện, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Công thương;

e) Chấp thuận những thay đổi được quyđịnh tại khoản 1 Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng.

g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủtịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng Ngân hàng Công thương;

h) Chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởngban và các thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách và kiêm nhiệm;

i) Chấp thuận tổ chức kiểm toán độc lậpđể kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Công thương

4. Phê duyệt phương án do Tổng giám đốcđề nghị về việc giao vốn, và các nguồn lực khác cho các công ty trực thuộc.

5. Quyết định việc góp vốn, mua cổ phầncủa doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, trừ việc góp vốn, mua cổ phần,liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài.

6. Phê chuẩn phương án hoạt động kinhdoanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Công thương do Tổnggiám đốc đề nghị.

7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,điều động, khen thưởng, kỷ luật Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc sở giaodịch, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác đối với công ty trực thuộc và các chức danh khác theo quy địnhcủa pháp luật.

8. Quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giaodịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. Quyết định tổng biên chếcủa Ngân hàng Công thương theo đề nghị của Tổng giám đốc. Ban hành Quy chế viênchức; Quy chế Trả lương; Quy chế Tài chính; Quy chế Khen thưởng, kỷ luật ápdụng trong Ngân hàng Công thương.

9. Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệhoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhànước và của pháp luật để Tổng giám đốc tổ chức thực hiện.

10. Ban hành Quy chế hoạt động của sởgiao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. Ban hành Điều lệ vànhững nội dung sửa đổi bổ sung Điều lệ của các công ty trực thuộc Ngân hàngCông thương.

11. Ban hành Quy chế hoạt động của Hộiđồng quản trị, Ban Kiểm soát.

12. Ban hành quy định về tổ chức vàhoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.Quyết định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng hoặcban tại trụ sở chính do Tổng giám đốc trình.

13. Thông qua báo cáo tài chính tổnghợp và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Công thương.

14. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụthể việc thực hiện các chính sách, chế độ, quy chế của Nhà nước, của Ngân hàngNhà nước về hoạt động ngân hàng.

15. Thực hiện các quyền và nhiệm vụkhác theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản trị.

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệmvụ:

a) Là người chịu trách nhiệm chung mọicông việc của Hội đồng quản trị, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viênđể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị;

b) Thay mặt Hội đồng quản trị cùng Tổnggiám đốc ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Ngân hàng Côngthương;

c) Ký văn bản thuộc thẩm quyền của Hộiđồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước, các cơ quan có liên quan;

d) Ký các nghị quyết, quyết định và cácvăn bản hoặc thông qua các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị đểthực hiện trong Ngân hàng Công thương;

đ) Triệu tập, chủ trì và phân côngthành viên Hội đồng quản trị chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng quảntrị;

e) Theo dõi và đôn đốc việc thực hiệnnhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản trị giữa hai kỳ họp Hội đồng quảntrị.

2. Nhiệm vụ của các thành viên khác củaHội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị phân công phù hợp với hoạt độngcủa Ngân hàng Công thương và điều kiện công việc của từng thành viên.

Điều 27. Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị sử dụng bộmáy điều hành và con dấu của Ngân hàng Công thương để thực hiện nhiệm vụ củamình.

2. Hội đồng quản trị có bộ phận giúpviệc gồm 5 cán bộ, hoạt động chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị lựa chọn,thay thế cán bộ giúp việc của Hội đồng quản trị.

3. Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểmsoát để kiểm tra, giám sát các hoạt động của Ngân hàng Công thương.

Điều 28. Chếđộ làm việc của Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị làm việc theo chếđộ tập thể; họp thường ký mỗi tháng một lần để xem xét và quyết định những vấnđề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Khi cần thiết, Hộiđồng có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Ngân hàngCông thương trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Trưởng banBan Kiểm soát, hoặc Tổng giám đốc, hoặc trên 50% số thành viên Hội

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tậpvà chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị; trường hợp vắng mặt Chủtịch ủy nhiệm cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệu tập và chủtrì cuộc họp.

3. Cuộc họp của Hội đồng quản trị đượccoi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt.

Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phảiđược gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họptrước ngày họp 5 ngày làm việc.

Cuộc họp Hội đồng quản trị được ghithành biên bản và được tất cả các thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tênvào biên bản.

Nghị quyết, quyết định của Hội đồngquản trị phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tánthành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía cóý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Thành viên Hội đồng quản trị có ý kiếnkhác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiếncủa mình và được báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong thờigian chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn phải chấp hành nghịquyết, quyết định của Hội đồng quản trị ýkiến bảo lưu được lập thành văn bảncó chữ ký của người bảo lưu và được lưu trữ kèm trong nghị quyết và quyết địnhcó liên quan của phiên họp.

4. Hội đồng quản trị họp để thảo luậnnội dung công việc mà công việc đó có liên quan đến chức năng quản lý nhà nướccủa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thì phải mời đại diện có thẩm quyềncủa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan dự họp; nội dung côngviệc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàngCông thương, thì phải mời đại diện Công đoàn ngành đến dự. Đại diện của cơquan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu, nhưng không tham giabiểu quyết.

5. Nghị quyết và quyết định của Hộiđồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn hệ thống Ngân hàng Công thương.

6. Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương,Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc có tráchnhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động củaNgân hàng Công thương theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.

7. Các thành viên Hội đồng quản trị cótrách nhiệm bảo vệ bí mật về thông tin được cung cấp.

8. Chi phí hoạt động của Hội đồng quảntrị, Ban Kiểm soát kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quảntrị, thành viên Ban Kiểm soát và bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị được tínhvào chi phí quản lý của Ngân hàng Công thương. Tổng giám đốc bảo đảm các điềukiện và phương tiện làm việc cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Hội đồng quảntrị.

Điều 29. Thành viên Ban Kiểm soát.

1. Ban Kiểm soát có 5 người trong đó 3người là thành viên chuyên trách; 2 thành viên kiêm nhiệm (1 thành viên do Bộ trưởngBộ Tài chính giới thiệu, 1 thành viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcgiới thiệu). Tùy theo quy mô hoạt động của Ngân hàng Công thương, số lượngthành viên Ban Kiểm soát có thể tăng thêm, việc tăng thêm số lượng thành viênBan Kiểm soát do Hội đồng quản trị quyết định.

2. Trưởng ban Ban Kiểm soát là thànhviên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị phâncông. Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễnnhiệm, điều động: Trưởng Ban và các thành viên khác trong Ban Kiểm soát phải đượcThống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y.

3. Thành viên Ban Kiểm soát là những ngườiđáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát.

1. Kiểm tra hoạt động tài chính củaNgân hàng Công thương; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động củahệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Công thương.

2. Thẩm định báo cáo tài chính hàng nămcủa Ngân hàng Công thương; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan tới hoạt độngtài chính của Ngân hàng Công thương khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết địnhcủa Hội đồng quản trị.

3. Thường xuyên thông báo với Hội đồngquản trị về kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng Công thương.

4. Báo cáo Hội đồng quản trị về tínhchính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổkế toán, báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương; hoạt động của hệ thốngkiểm tra và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Công thương.

5. Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửađổi, cải tiến hoạt động tài chính của Ngân hàng Công thương theo quy định củapháp luật.

6. Được sử dụng hệ thống kiểm tra kiểmtoán nội bộ của Ngân hàng Công thương để thực hiện các nhiệm vụ của mình.

7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theoquy định của pháp luật.

Mục3.

TỔNGGIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC

Điều 31. Điều hành hoạt động của Ngân hàng Công thươnglà Tổng giám đốc. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc, Kế toántrưởng và các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 32. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngânhàng Công thương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật vềviệc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều36 Điều lệ này.

Điều 33. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốcđiều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Công thương theophân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và phápluật về nhiệm vụ được phân công.

Điều 34. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc là những ngườikhông thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng, cư trútại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lực điềuhành Ngân hàng Công thương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 35. Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc do Thống đốcNgân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị củaHội đồng quản trị.

Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc.

1. Cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trịký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử dụng. Giaovốn và các nguồn lực khác cho các công ty trực thuộc theo phương án đã được Hộiđồng quản trị phê duyệt.

2. Trình Hội đồng quản trị:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàngCông thương;

b) Thành lập công ty trực thuộc;

c) Mở Sở giao dịch, chinhánh, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp.

d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giaodịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp; quyết định tổng biên chếcủa Ngân hàng Công thương;

đ) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điềuđộng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc: sở giaodịch, chi nhánh Ngân hàng Công thương, Trưởng văn phòng đại diện, đơn vị sựnghiệp, công ty trực thuộc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối vớicông ty trực thuộc và các chức danh khác theo quy định của pháp luật;

e) Ban hành quy định về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật; Quy chếTổ chức và hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện,đơn vị sự nghiệp;

f) Ban hành các quy chế: Viên chức;Khen thưởng kỷ luật; Tài chính, Trả lương;

g) Phê duyệt phương án hoạt động kinhdoanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế;

h) Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệhoa hồng, phí, mức tiền phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngânhàng để áp dụng đối với khách hàng từng thời kỳ theo quy định của pháp luật;

i) Quyết định góp vốn, mua cổ phần củadoanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác;

k) Phương án chia tách, hợp nhất, sápnhập, mua lại giải thể Ngân hàng Công thương và sở giao dịch, chi nhánh, vănphòng đại diện, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Công thương;

l) Những thay đổi quy định tại khoản 1Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng;

m) Lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lậpđể kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Công thương;

n) Thông qua báo cáo tài chính tổng hợpvà quyết toán hàng năm của Ngân hàng Công thương;

o) Ban hành các văn bản hướng dẫn cụthể việc thực hiện các chính sách, chế độ, quy chế của Nhà nước, của Ngân hàngNhà nước về hoạt động ngân hàng.

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,khen thưởng, kỷ luật Trưởng và Phó các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ tạitrụ sở chính, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Trưởng phòng kinh doanh, Tổ trưởngtổ kiểm tra kiểm toán nội bộ của sở giao dịch, chi nhánh, đơn vị sựnghiệp, công ty trực thuộc và các chức danh khác theo quy định của pháp luậthoặc Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị quy định thuộc thẩm quyềncủa Tổng giám đốc.

4. Tổ chức thực hiện phươngán hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được Hội đồngquản trị phê duyệt.

5. Điều hành và quyết định các vấn đềcó liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương theo đúngpháp luật và quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh của Ngân hàng Công thương.

6. Đại diện cho Ngân hàng Công thươngtrong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản theo quy định củapháp luật.

7. Được quyết định áp dụng các biệnpháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa,hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báocáo ngay Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước khác cóthẩm quyền để giải quyết tiếp.

8. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hộiđồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước kháccó thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

9. Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàngNhà nước và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luậtvề kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương.

10. Tuyển dụng, ký hợp đồng lao động,quyết định việc chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, lương và phụcấp đối với người lao động Ngân hàng Công thương theo thẩm quyền và phù hợp vớipháp luật.

11. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyđịnh của pháp luật và quyết định của Hội đồng quảntrị.

Điều 37. Kế toán trưởng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcbổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị và sau khi có thỏathuận của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉđạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng, có các quyền và nhiệmvụ theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở trụsở chính có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trongquản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của Ngân hàng Công thương. Cơ cấu tổchức, chức năng nhiệm vụ của các phòng hoặc ban chuyên môn nghiệp vụ do Hộiđồng quản trị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc.

Mục4.

HỆTHỐNG KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 39. Hệthống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

1. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộchuyên trách (gọi chung là hệ thống kiểm tra nội bộ) thuộc bộ máy điều hành củaTổng giám đốc từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đạidiện, công ty trực thuộc giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, an toàn vàđúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

2. Hệ thống kiểm tra nội bộ và các nhânviên làm nghiệp vụ này (nhân viên kiểm tra nội bộ) được tổ chức chỉ đạo thốngnhất về mặt nghiệp vụ trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương; độc lập tronghoạt động đối với các bộ phận nghiệp vụ của trụ sở chính, các sở giao dịch, chinhánh, văn phòng đại diện, các công ty trực thuộc và đượcđộc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán.

3. Những người trong hệ thống kiểm tranội bộ không kiêm nhiệm các công việc khác của Ngân hàng Công thương.

Điều 40. Nhân viên kiểm tra nội bộ.

Nhân viên kiểm tra nội bộ của Ngân hàngCông thương có các tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân hàng, và có đủ các tiêuchuẩn sau đây:

1. Hiểu biết pháp luật, thông thạonghiệp vụ mà mình đảm nhận.

2. Có bằng đại học (hoặcbằng cấp tương đương) về ngân hàng hoặc kinh tế, kế toán tài chính.

3. Có thời gian công tácngân hàng ít nhất là 3 năm.

4. Vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh chị emruột của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thươngkhông được là Trưởng phòng, Phó phòng, kiểm tra viên, nhân viên Phòng Kiểm trakiểm toán nội bộ tại trụ sở chính.

Vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh chị em ruộtcủa Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Kế toán tại sở giao dịch, chi nhánh,công ty trực thuộc, văn phòng đại diện không được là Tổ trưởng,Tổ phó Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ, Kiểm tra viên tại cácđơn vị đó.

Điều 41. Nhiệm vụ của tổ chức kiểm tra nội bộ.

1. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hànhpháp luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định nội bộ của Ngânhàng Công thương; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tấtcả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện,công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp.

2. Kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từngthời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh vàthực trạng tài chính của Ngân hàng Công thương.

3. Báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc,Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ và nêunhững kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại.

4. Các nhiệm vụ khác theo quy định củaTổng giám đốc.

Điều 42. Quyềnhạn của tổ chức kiểm tra nội bộ:

1. Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ vànhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ giải trình các công việc đã làm, đang làm,xuất trình văn bản chỉ đạo, chứng từ sổ sách ghi chép và các tài liệu có liênquan khác (khi cần thiết) trong hoạt động để phục vụ việc kiểm tra hoặc kiểmtoán.

2. Đề nghị Tổng giám đốc (Giám đốc)thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toánđịnh kỳ hoặc đột xuất.

3. Trưởng phòng kiểm tra kiểm toán nộibộ tại trụ sở chính hoặc Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ tại các sở giao dịch,chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc được tham dự các cuộc họp doTổng giám đốc hoặc Giám đốc triệu tập.

4. Kiến nghị Tổng giám đốc hoặc Giámđóc xử lý theo thẩm quyền đối với những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm phápluật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Công thương.

5. Các quyền khác theo quy định củaTổng giám đốc.

 

ChươngIV

TÀICHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, KIỂMTOÁN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Mục1. TÀI CHÍNH

Điều 43. Ngân hàng Công thương thực hiện chế độ tàichính theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tàichính.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quanquản lý nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính của Ngân hàng mình.

Điều 44. Vốn hoạt động của Ngân hàng Công thương gồm cácnguồn sau:

1. Vốn điều lệ;

2. Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tàisản do Nhà nước cấp (nếu có);

3. Các khoản chênh lệch do đánh giá lạitài sản, chênh lệch tỷ giá;

4. Các Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điều lệ,Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ Dự phòng tài chính, Quỹ Dự phòng trợ cấpmất việc làm, Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi;

5. Lợi nhuận được để lại chưa phân bổcho các quỹ;

6. Vốn huy động theo các hình thức quyđịnh tại Điều 5 Điều lệ này;

7. Các loại vốn khác theo quy định củapháp luật.

Điều 45.

1. Ngân hàng Công thương được sử dụngvốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sảncố định theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Công thương được quyềnthay đời cơ cấu vốn tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Ngân hàng Công thương được điều độngvốn, tài sản giữa các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độclập.

Điều 46. Trích lập các quỹ.

Ngân hàng Công thương được trích lậpcác quỹ:

1. Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điềulệ;

2. Quỹ Dự phòng tài chính;

3. Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp vụ;

4. Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

5. Quỹ Khen thưởng;

6. Quỹ Phúc lợi.

Việc trích lập sử dụng các quỹ trêntheo quy định của pháp luật.

Điều 47. Tự chủ về tài chính của Ngân hàng Công thương.

1. Ngân hàng Công thương tự chủ về tàichính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụvà các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngàykết thúc năm tài chính, Ngân hàng Công thương công khaibáo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Mục2. HẠCH TOÁN, BÁO CÁO

Điều 48.

1. Ngân hàng Công thương thựchiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Năm tài chính của Ngân hàng Công thươngbắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dươnglịch.

3. Ngân hàng Công thương thực hiện hạchtoán theo hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 49.

1. Ngân hàng Công thương thựchiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kêvà báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Thống đốc Ngân hàngNhà nước.

2. Ngoài những báo cáo định kỳ, Ngânhàng Công thương báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợpsau:

a) Diễn biến không bình thường tronghoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh củaNgân hàng Công thương.

b) Thay đổi lớn về tổ chức của Ngânhàng Công thương.

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngàykết thúc năm tài chính, Ngân hàng Công thương gửi Ngân hàng Nhà nước các báocáo hàng năm theo quy định của pháp luật.

Mục3. KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG

Điều 50.

1. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kếtthúc năm tài chính, Ngân hàng Công thương lựa chọn một tổ chức kiểm toán khôngphải là kiểm toán nội bộ để kiểm toán các hoạt động của mình. Tổ chứckiểm toán đó phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Việc kiểm toán các hoạt động củaNgân hàng Công thương được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tíndụng, pháp luật về kiểm toán độc lập và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

 

ChươngV

KIỂMSOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 51.

1. Trong trường hợp Ngân hàng Công thươngcó nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, Ngân hàng Công thươngphải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhânvà các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.

2. Ngân hàng Công thương có thể đượcNgân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợpsau:

a) Có nguy cơ mất khả năngchi trả;

b) Nợ không có khả năng thuhồi dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán;

c) Số lỗ lũy kế của Ngân hàng Công thươnglớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Điều 52. Trường hợp cấp bách, để đảm bảo khả năng chitrả tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng Công thương có thể được các tổ chức tíndụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt.

Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiênhoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của Ngân hàng Công thương.

Điều 53. Phá sản Ngân hàng Công thương.

Việc phá sản Ngân hàng Công thương thựchiện theo quy định tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 54. Giải thể Ngân hàng Công thương.

1. Ngân hàng Công thương giải thể trongcác trường hợp sau:

a) Nhà nước thấy không cần thiết duytrì;

b) Khi hết hạn hoạt động mà không đượcNgân hàng Nhà nước cho gia hạn;

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyếtđịnh giải thể và quyết định thành lập Hội đồng giải thể Ngân hàng Công thương.

Điều 55. Thanh lý Ngân hàng Công thương.

1. Trường hợp Ngân hàng Công thương bịtuyên bố phá sản, việc thanh lý Ngân hàng Công thương được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

2. Khi giải thể theo Điều 54 Điều lệnày, Ngân hàng Công thương tiến hành thanh lý ngay dưới sự giám sát của Ngânhàng Nhà nước.

3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanhlý do Ngân hàng Công thương chịu.

 

ChươngVI

THÔNGTIN VÀ BẢO MẬT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Điều 56. Ngân hàng Công thương thực hiện thông tin địnhkỳ cho chủ tài khoản về những giao dịch và số dư trên tài khoản của họ tại Ngânhàng Công thương.

Điều 57. Ngân hàng Công thương được trao đổi thông tinvới các tổ chức tín dụng khác về hoạt động ngân hàng và về khách hàng.

Điều 58. Ngân hàng Công thương có trách nhiệm cung cấpcho Ngân hàng Nhà nước các thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng cho kháchhàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và được Ngân hàng Nhà nước cung cấpthông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng của những khách hàng có quan hệ vớiNgân hàng Công thương.

Điều 59.

1. Nhân viên của Ngân hàng Côngthương và những người có liên quan không được tiết lộ bí mật quốc gia và bí mậtkinh doanh của Ngân hàng Công thương mà mình biết.

2. Ngân hàng Công thương được quyền từchối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi,tài sản của khách hàng và hoạt động của Ngân hàng Công thương, trừ trường hợpcó yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo quy định của phápluật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

 

ChươngVII

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 60. Điều lệ này áp dụng trong toàn hệ thống Ngânhàng Công thương, tất cả các cá nhân, đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàngCông thương chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Điều 61. Các đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàngCông thương căn cứ vào Điều lệ này và các quy định liên quan của pháp luật đểxây dựng Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị mình, trình Tổnggiám đốc để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương ký banhành. Điều lệ và Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc, trựcthuộc, không được trái với Điều lệ này.

Điều 62. Việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ này do Hội đồngquản trị Ngân hàng Công thương quyết định và chỉ được thực hiện sau khi đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y./.

SƠ ĐỒ 1+2+3 (TRANG 4413 + 4414 + 4415)

Phụlục

DANHSÁCH SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH CẤP I, CÔNG TY ĐỘC LẬP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, VĂNPHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Số thứ tự

Tên chi nhánh

Địa chỉ

 

I. Sở giao dịch

10 Lê Lai - Hà Nội

1

Sở giao dịch I

79 Hàm Nghi - Quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh

2

Sở giao dịch II

 

 

II. Chi nhánh cấp I

 

1

Ngân hàng Công thương Cầu giấy

117A Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

2

Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

3

Ngân hàng Công thương Đống Đa

187 Tây Sơn - Hà Nội

4

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

37 Hàng Bồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội

5

Ngân hàng Công thương Ba Đình

126 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

6

Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng

285 Trần Khát Chân - Hà Nội

7

Ngân hàng Công thương Chương Dương

Ngõ Quân Chính - Gia Lâm - Hà Nội

8

Ngân hàng Công thương Đông Anh

Khối 1 - Thị Trấn Đông Anh - Hà Nội

9

Ngân hàng Công thương Hải Phòng

36 Điện Biên Phủ - Ngô Quyền - Hà Nội

10

Ngân hàng Công thương Hồng Bàng

4 Nguyễn Tri Phương - Hồng Bàng - Hải Phòng

110

Ngân hàng Công thương Ngô Quyền

5 Phạm Minh Đức - Ngô Quyền - Hải Phòng

12

Ngân hàng Công thương Lê Chân

189 đường Cát Dài - Lê Chân - Hải Phòng

13

Ngân hàng Công thương Hải Dương

60 Hồng Quang - Hải Dương

14

Ngân hàng Công thương Hưng Yên

Minh Khai - Hưng Yên

15

Ngân hàng Công thương Nam Định

73 Quang Trung - Nam Định

16

Ngân hàng Công thương Hà Nam

135 Nguyễn Văn Trỗi - Thị xã Phủ Lý - Hà Nam

17

Ngân hàng Công thương Hà Tây

Số 1 Trần Đăng Ninh - Thị xã Hà Đông - Hà Tây

18

Ngân hàng Công thương Bắc Giang

45 Nguyễn Văn Cừ - Thị xã Bắc Giang - Bắc Giang

19

Ngân hàng Công thương Bắc Ninh

92 Ngô Gia Tự - Thị xã Bắc Ninh - Bắc Ninh

20

Ngân hàng Công thương Thanh Hoá

Phan Chu Trinh - Điện Biên - Thanh Hoá

21

Ngân hàng Công thương Phú Thọ

1414 Phường Gia Cẩm - Thành phố Việt Trì - Phú Thọ

22

Ngân hàng Công thương Vĩnh Phúc

4 Ngô Quyền - Thị xã Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

23

Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Đường cách mạng tháng tám - Thành phố Thái Nguyên

24

Ngân hàng Công thương Nghệ An

7 Nguyễn Sỹ Sách - Thành phố Vinh - Nghệ An

25

Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ

Bến Thuỷ - Vinh - Nghệ An

26

Ngân hàng Công thương Quảng Ninh

Bạch Đằng - Hòn Gai - Quảng Ninh

27

Ngân hàng Công thương Thái Bình

39 B Trưng Trắc - Thị xã Thái Bình - Thái Bình

28

Ngân hàng Công thương Ninh Bình

Đường Trần Hưng Đạo -Thị xã Thái Bình - Thái Bình

29

Ngân hàng Công thương Lạng Sơn

51 Lê Lợi - Vĩnh Trại - Thị xã Lạng Sơn - Lạng Sơn

30

Ngân hàng Công thương 1 thành phố Hồ Chí Minh

93 Hàm Nghi Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh

31

Ngân hàng Công thương 2 thành phố Hồ Chí Minh

358 Phan Đình Phùng - Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh

32

Ngân hàng Công thương 3 thành phố Hồ Chí Minh

461 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

33

Ngân hàng Công thương 4 thành phố Hồ Chí Minh

54 Lê Quốc Hưng - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh

34

Ngân hàng Công thương 5 thành phố Hồ Chí Minh

218 Trần Hưng Đạo - Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

35

Ngân hàng Công thương 6 thành phố Hồ Chí Minh

78 Tháp mười - Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh

36

Ngân hàng Công thương 7 thành phố Hồ Chí Minh

346 Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh

37

Ngân hàng Công thương 8 thành phố Hồ Chí Minh

196 Hưng Phú - Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh

38

Ngân hàng Công thương 9 thành phố Hồ Chí Minh

Số 1 Nguyễn Oanh - Phường 10 - Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh

39

Ngân hàng Công thương 10 thành phố Hồ Chí Minh

530 Lê Hồng Phong - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh

40

Ngân hàng Công thương 11 thành phố Hồ Chí Minh

1447 - 1449 đường 3/2 - Quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh

41

Ngân hàng Công thương12 thành phố Hồ Chí Minh

366 Trường Chinh - Phường 13 - Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh

42

Ngân hàng Công thương14 thành phố Hồ Chí Minh

178 Nguyễn Văn Bá - phường Bình Thọ - Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh

43

Ngân hàng Công thương Tiền Giang

15B Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Thành phố Mỹ Tho Tiền Giang

44

Ngân hàng Công thương Lâm Đồng

46- 48 Khu Hoà Bình thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng

45

Ngân hàng Công thương Khánh Hoà

14 Thống Nhất - Thành phố Nha Trang - Khánh Hoà

46

Ngân hàng Công thương Bình Thuận

Số 2 Nguyễn Tất Thành - Phan Thiết - Bình Thuận

47

Ngân hàng Công thương Long An

396 Quốc lộ 1- phường 4 - Thị xã Tân An - Long An

48

Ngân hàng Công thương Cần Thơ

9 Phan Đình Phùng - Cần Thơ

49

Ngân hàng Công thương Đồng Tháp

2 Lý Thường Kiệt - Cao Lãnh - Đồng Tháp

50

Ngân hàng Công thương Đồng Nai

77D Hưng Đạo Vương - Biên Hoà - Đồng Nai

51

Ngân hàng Công thương Khu Công nghiệp Biên Hoà

Ngã tư Vũng Tàu - Phường An Bình - Biên Hoà

52

Ngân hàng Công thương Bến Tre

142 A Nguyễn Đình Chiểu - Thị xã Bến Tre

53

Ngân hàng Công thương Tây Ninh

145 A Đại lộ 30/4 - Phường 2 Thị xã Tây Ninh

54

Ngân hàng Công thương An Giang

22 Ngô Gia Tự - Phường 2 Long Xuyên - An Giang

55

Ngân hàng Công thương Vĩnh Long

143 B Lê Thái Tổ - Phường 2 - Vĩnh Long

56

Ngân hàng Công thương Kiên Giang

33A Lê Lợi - Rạch Giá - Kiên Giang

57

Ngân hàng Công thương Bà Rịa - Vùng Tàu

67 Trưng Trắc - Phường 1 - Vũng Tàu

58

Ngân hàng Công thương Cà Mau

94 Lý Thường Kiệt - Cà Mau

59

Ngân hàng Công thương Bạc Liêu

1 Hai Bà Trưng - phường 3 - Bạc Liêu

60

Ngân hàng Công thương Quảng Ngãi

 

61

Ngân hàng Công thương Bình Định

 

62

Ngân hàng Công thương Phú Yên

 

63

Ngân hàng Công thương Thừa Thiên - Huế

 

64

Ngân hàng Công thương Trà Vinh

 

65

Ngân hàng Công thương Đà Nẵng

 

66

Ngân hàng Công thương Quảng Nam

 

67

Ngân hàng Công thương Bình Dương

 

68

Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Bình Dương

 

69

Ngân hàng Công thương Gia Lai

 

70

Ngân hàng Công thương Bình Phước

 

71

Ngân hàng Công thương Đắc Lắc

 

72

III. Văn phòng đại diện

 

73

Văn phòng đại diện

 

 

IV. Công ty trực thuộc

 

1

Công ty Cho thuê Tài chính

 

2

Công ty Chứng khoán

 

3

Công ty Quản lý và khai thác tài sản

 

 

V. Đơn vị sự nghiệp

 

1

Trung tâm đào tạo

 

2

Trung tâm Công nghệ thông tin

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhlvtcvhcnhctvn410