AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Môi trường

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Môi trường

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 545-QĐ/TCCB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1993                          
chucnang_nv

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Môi trường

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 22-CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Xét đề nghị của các ông Cục trưởng Cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ khoa học;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Môi trường.

Điều 2: Các quy định khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Cục trưởng Cục Môi trường, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ khoa học và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 545-QĐ/TCCB ngày 7/10/1993
của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

I. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 1. Cục Môi trường là đơn vị thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có trách nhiệm giúp Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường trong cả nước.

Điều 2. Cục Môi trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu trình các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các dự luật và các văn bản pháp quy khác về quản lý môi trường, đề xuất các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo môi trường trong lành và góp phần vào sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước.

  1. Thanh tra Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật và các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường.
  2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền (theo Văn bản số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của Nhà nước.
    Điều hoà và tổng hợp các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của các ngành và các địa phương trình Bộ để đưa vào cân đối chung trong tổng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế của công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
  3. Thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, từ các kế hoạch phân bố và phát triển lực lượng sản xuất của cả nước và của từng ngành, từng địa phương đến các dự án phát triển cụ thể; tổ chức thực hiện việc đánh giá tác động môi trường của một số công trình hoặc dự án đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ giao; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng duyệt (hay không duyệt) các dự án về mặt môi trường.
  4. Xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc, đánh giá và dự báo môi trường nền (gọi tắt là monitoring nền) của cả nước trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành điều tra cơ bản liên ngành; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường cả nước, nêu ra các vấn đề môi trường cấp bách và dự kiến xu thế biến động của chúng.
  5. Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong cả nước, kiểm soát chất thải của công nghiệp, trước hết là của các ngành năng lượng, giao thông và vận tải, công nghiệp nặng, v.v...
    Trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật, sau khi được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng ý, được phép tạp đình chỉ việc đổ các chất thải vào các nơi đã có tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
  6. Tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến sự cố môi trường theo quy định của pháp luật và sự phân công của Bộ trưởng.
  7. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước và phân công của Bộ trưởng.
  8. Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường ở các ngành và các địa phương; tổ chức và hướng dẫn các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường; phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường.
    Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ của Cục và cán bộ chuyên trách về môi trường của các ngành và các địa phương.
  9. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và nghiệp vụ về quản lý môi trường.
  10. Thông tin, lưu trữ tư liệu, số liệu về môi trường.
  11. Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài sản của Cục Môi trường theo sự phân cấp của Bộ, xây dựng tiềm lực cần thiết và phù hợp cho hoạt động của Cục.
    Theo quy định của pháp luật và được phép của Bộ trưởng, được tiến hành các dịch vụ liên quan đến hoạt động của Cục.

II. Cơ cấu tổ chức

Điều 3. Cục Môi trường được tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với bàn bạc tập thể.

Cục trưởng Cục Môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ công tác của Cục.

Các phó Cục trưởng là người giúp Cục trưởng, được Cục trưởng phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Trong trường hợp Cục trưởng vắng mặt, một Phó Cục trưởng được uỷ nhiệm thay mặt Cục trưởng điều hành và giải quyết các công việc của Cục thuộc quyền hạn của Cục trưởng.

Điều 4. Cục Môi trường có con dấu riêng và được mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng.

Điều 5. Tổ chức bộ máy của Cục Môi trường gồm có:

1. Văn phòng Cục (bao gồm cả bộ phận kế hoạch, tài vụ, hành chính, pháp chế, tổ chức, hợp tác quốc tế...).

  1. Phòng Công nghệ môi trường (bao gồm cả thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án).
  2. Phòng Kiểm soát ô nhiễm và chất thải (bao gồm cả thanh tra môi trường và xử lý sự cố môi trường).
  3. Phòng quản lý hệ thống quan trắc, đánh giá và dự báo môi trường nền (gọi tắt là monitoring nền, bao gồm cả nghiên cứu môi trường, xây dựng tiêu chuẩn môi trường).
  4. Phòng Giáo dục, đào tạo và thông tin tư liệu về môi trường.

Điều 6. Thủ trưởng các đơn vị nói ở Điều 5 chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cục trưởng về mọi mặt công tác của đơn vị. Cục trưởng Cục Môi trường có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ và bố trí cán bộ của các đơn vị trực thuộc Cục.

III. Quan hệ công tác

Điều 7. Cục trưởng Cục Môi trường thực hiện chế độ làm việc, quan hệ công tác với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy chế làm việc của Bộ và các quy định khác do Bộ trưởng ban hành.

Cục Môi trường cộng tác chặt chẽ với các cơ quan ngoài Bộ, đặc biệt với Vụ Khoa học và Kỹ thuật của các ngành, các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các địa phương và các cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

IV. Điều khoản thi hành

Điều 8. Việc bổ sung, sửa đổi bản Điều lệ này do Cục trưởng Cục Môi trường đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và quyết định.

Điều 9. Bản điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhltcvhccmt271