AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Ban hành Hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Ban hành Hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 96/2000/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2000                          
Bộ tài chính

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ TÀI CHÍNH

Banhành Hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày28/10/1994 của Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Bộ Tàichính;

Nghị định số 87/CP ngày5/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ Pháttriển chính thức (ODA);

Nghị định số 145/1999/NĐCP ngày20/9/1999 của Chính phủ về Tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển thuộc Bộ Tàichính;

Thông tư liên tịch số81/1998/TTLT/BTCNHNN ngày 17/6/1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA),

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn chi tiết về quytrình và thủ tục rút vốn ODA".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thaythế Quyết định số 1860a/1998/QĐBTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Tài chínhHành chính Sự nghiệp và Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thi hànhQuyết định này./.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUYTRÌNH THỦ TỤC VÀ QUẢN LÝ

VIỆC RÚT VỐN ĐỐI VỚINGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 96/2000/QĐ-BTC ngày 12/06/2000

của Bộ trưởng Bộ Tàichính

 

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) để đầu tư cho các dự án, chương trình (sau đây gọi chung là dựán ODA) là một nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, phải được hạch toán vào ngânsách, và quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướngdẫn Luật.

2. Bộ Tài chính chịu tráchnhiệm quản lý tài chính đối với việc rút vốn thanh toán cho dự án, chươngtrình, thực hiện việc hạch toán thu chi Ngân sách nhà nước các nguồn vốn ODA, hướngdẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính, quyết toán các dựán, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện việc bàn giao tài sản, vật tưtiền vốn của dự án khi kết thúc.

3. Cơ quan kiểm soát chi là:

Kho bạc Nhà nước các cấp (tuỳtheo phân cấp thực hiện của từng dự án) thực hiện việc kiểm soát các hoạt độngchi tiêu của dự án thuộc đối tượng Ngân sách cấp phát, kể cả các dự án có mộtphần vốn cho các chủ đầu tư vay lại.              

Cơ quan cho vay lại (là Quỹ Hỗtrợ phát triển, hoặc cơ quan được uỷ quyền của Bộ Tài chính trong những trườnghợp đặc biệt) thực hiện việc kiểm soát các hoạt động chi tiêu của các dự ánhoàn toàn cho vay lại.

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc thực hiện các dự án ODA theo đúng các cam kết đã quyđịnh trong các điều ước quốc tế, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nướcvề quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo cácquy định hiện hành của Nhà nước.

5. Bản hướng dẫn này chỉ quyđịnh quy trình thủ tục và quản lý việc rút vốn ODA. Đối với vốn đối ứng trong nước,việc rút vốn, thanh toán tuân theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư vàxây dựng và về quản lý chi tiêu Ngân sách Nhà nước, phù hợp với tiến độ thựchiện dự án và tiến độ rút vốn ngoài nước.

6. Đối với các dự án, chươngtrình có đặc thù riêng, tùy theo yêu cầu quản lý, Bộ Tài chính có thể ban hànhhướng dẫn cụ thể.

II. LẬP KẾ HOẠCH CỦA CÁC DỰ ÁNODA

1. Phânloại dự án để lập kế hoạch và quản lý chi tiêu:

a. Phân loại theo tính chấtchi:

Các dự án đầu tư xây dựng cơbản gồm: các dự án có nội dung chi xây dựng cơ bản quy định tại Phần II, mục I,Thông tư số 135/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính hoặc các văn bảnsửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư này.

Các dự án đầu tư có tính chấtchi hành chính sự nghiệp gồm: các dự án đầu tư phát triển vào lĩnh vực kinh tế,xã hội nhưng không có nội dung chi xây dựng cơ bản.

Đối với các dự án bao gồm cảcác thành phần chi xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp, chủ đầu tư cần traođổi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để được áp dụng phươngthức lập kế hoạch vốn và quản lý chi tiêu theo một trong hai loại dự án trên.

Các chương trình/dự án tín dụnggồm: các chương trình/dự án hoặc hợp phần tín dụng của một dự án sử dụng nguồnvốn ODA cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng vay lại để các tổ chức này thựchiện việc cho vay tiếp đến dự án hay người sử dụng cuối cùng, nhằm thực hiệncác mục tiêu đã được xác định.

b. Phân loại theo cơ chế sửdụng vốn:

Các dự án cấp phát bao gồm: cácdự án sử dụng vốn ODA theo cơ chế Ngân sách Nhà nước cấp phát.

Các dự án vay lại bao gồm: cácdự án sử dụng vốn ODA theo cơ chế vay lại từ Ngân sách Nhà nước.

Các dự án hỗn hợp vừa cấp phátvừa cho vay lại: các dự án sử dụng vốn ODA được Ngân sách Nhà nước cấp phát mộtphần, phần còn lại nhận vay lại từ ngân sách.

2. Lậpkế hoạch vốn đầu tư/hay dự toán ngân sách của dự án ODA:

a. Đối với các dự án cấp phát:

Hàng năm, vào thời điểm lập,trình, và xét duyệt dự toán Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành, BanQuản lý dự án căn cứ tiến độ thực hiện dự án lập Kế hoạch vốn đầu tư củadự án (đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản), hay Dự toán ngân sách (đối với dựán Hành chính sự nghiệp) gửi Bộ chủ quản (nếu dự án do trung ương quản lý), gửiUBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương (nếu dự án do địa phương quản lý),để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Bộ, tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

Kế hoạch này phải thể hiện rõcác nội dung chi của dự án, các nguồn vốn của dự án như các nguồn vốn vay, việntrợ, vốn đối ứng trong nước do Ngân sách Trung ương cấp, Ngân sách Địa phươngcấp, vốn đóng góp của người hưởng lợi, vốn tín dụng (nếu có).

Quy trình phê duyệt, phân bổ kếhoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách cho dự án tuân thủ đúng các quy định hiệnhành trong nước (Vốn đối với các dự án xây dựng cơ bản sẽ do Bộ Kế hoạch và đầutư thông báo, vốn đối với các dự án hành chính sự nghiệp sẽ do Bộ Tài chínhthông báo). Quyết định của các Bộ hay UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ươngphân bổ kế hoạch vốn đầu tư, hay dự toán ngân sách cho dự án phải được gửi đếnBộ Tài chính (Vụ Đầu tư, nếu là dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc Vụ Hành chínhsự nghiệp, nếu là dự án hành chính sự nghiệp) Vụ Đầu tư và Vụ Hành chính sựnghiệp có trách nhiệm tổng hợp, thông báo kế hoạch vốn đầu tư hoặc dự toán ngânsách của các dự án cho Kho bạc nhà nước trung ương và Vụ Tài chính Đối ngoạilàm cơ sở theo dõi, đối chiếu khi cấp phát và rút vốn ODA thanh toán cho dự án.

b. Đối với các dự án vay lại:

Dự án cần lập kế hoạch vốn đầutư của dự án theo đúng quy định hiện hành, trong đó có nêu rõ nguồn vốn ODA vànguồn vốn đối ứng, kế hoạch này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầutư có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án và báocáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cân đối vốn đối ứng.

c. Đối với các dự án hỗn hợpthì tuỳ theo tính chất của hợp phần được cấp phát hay vay lại, mà áp dụng quytrình lập kế hoạch vốn đầu tư hay dự toán ngân sách theo quy định tại các mụca) hoặc b) trên đây.

3. Kếhoạch rút vốn ODA:

Kế hoạch năm: Tháng 8 hàng năm,đồng thời với quá trình lập kế hoạch vốn đầu tư/ dự toán ngân sách của dự án,hay kế hoạch sử dụng vốn tín dụng nguồn ODA, các Ban Quản lý dự án lập kế hoạchrút vốn ODA năm sau gửi Bộ chủ quản và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) đểtổng hợp kế hoạch rút vốn ODA chung, và theo dõi tình hình rút, sử dụng nguồnvốn ODA của dự án trong năm kế hoạch. Kế hoạch này cần phân rõ từng nguồn vốnODA (nếu là dự án hỗn hợp viện trợ và vay hoặc đồng tài trợ) và phân theo từngquý.

III. MỞ TÀI KHOẢN VÀ NGÂN HÀNGPHỤC VỤ

Để tiến hành rút vốn, thanhtoán, Ban quản lý dự án mở các tài khoản giao dịch thích hợp tại ngân hàng thươngmại phục vụ theo các quy định hiện hành. Đối với các dự án có sử dụng hình thứcthanh toán qua Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng, Ban quản lý dự án cần mởthêm Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng đứng tên dự án (đối với các dự án WB,ADB) hoặc đứng tên Bộ Tài chính (đối với các dự án khác) tại ngân hàng thươngmại phục vụ để tiếp nhận vốn tạm ứng của nhà tài trợ.

Ngân hàng phục vụ có tráchnhiệm thông báo tình hình rút vốn ngoài nước/và hoặc tình hình thanh toán quaTài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng của dự án cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhànước, Chủ đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự ánngân hàng phục vụ được hưởng phí theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nướcvề thu phí dịch vụ ngân hàng.

IV. KIỂM SOÁT CHI ĐỐI VỚI CÁCKHOẢN THANH TOÁN BẰNG NGUỒN VỐN ODA

Việc kiểm soát chi áp dụng đốivới chi tiêu của tất cả các dự án xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp.

Hồ sơ và quy trình kiểm soátchi đối với các dự án xây dựng cơ bản tuân theo quy định tại thông tư 135/1999/TTBTCngày 19/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tưvà vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước hay các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế thông tư này.

Hồ sơ và quy trình kiểm soátchi đối với các dự án hành chính sự nghiệp tuân theo quy định tại thông tư40/1998/TTBTC ngày 31/03/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấpphát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước hay cácvăn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế thông tư này.

Việc kiểm soát hồ sơ đề nghịthanh toán bằng nguồn vốn ngoài nước của dự án ODA không bị hạn chế bởi kếhoạch vốn đầu tư hay dự toán ngân sách của dự án (hoặc thông báo hạn mức kinhphí).

Sau khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ,chứng từ chi của đơn vị, cơ quan kiểm soát chi xác nhận vào phiếu giá thanhtoán giá trị hợp lệ đủ điều kiện thanh toán đúng theo tỷ lệ vốn ngoài nước vàvốn đối ứng đã được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc tài liệu dự án. Phiếugiá có xác nhận của cơ quan kiểm soát chi là cơ sở để thực hiện các thủ tục rútvốn ngoài nước.

V. CÁC HÌNH THỨC RÚT VỐN

Tuỳ thuộc vào quy định trongĐiều ước quốc tế, việc rút vốn, thanh toán bằng nguồn vốn ODA được thực hiệnthông qua một hoặc một số các hình thức phổ biến sau: thanh toán trực tiếp,tài khoản đặc biệt, thư cam kết, hoàn vốn và thủ tục chuyển tiền.

Hồ sơ ban đầu làm căn cứ quảnlý việc rút vốn ODA:

Ban Quản lý dự án cần gửi cáctài liệu sau cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):

Quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền;

Điều ước quốc tế về ODA ký giữaViệt Nam và nhà tài trợ và tài liệu dự án liên quan đến dự án;

Kế hoạch vốn đầu tư /dự toánngân sách hàng năm đã được cấp có thẩm quyền giao;

Thoả thuận cho vay lại đã kýgiữa chủ đầu tư và cơ quan được uỷ quyền cho vay lại (nếu là dự án thuộc diệnvay lại);

Quyết định của cấp có thẩmquyền công nhận đơn vị trúng thầu (hoặc quyết định chỉ định thầu)

Hợp đồng (xây lắp, mua sắm, tưvấn, v.v...) giữa chủ đầu tư với nhà thầu/hoặc dự toán chi tiêu được cấp cóthẩm quyền phê duyệt (nếu hoạt động chi tiêu không theo hình thức hợp đồng)

Quyết định của cấp có thẩmquyền phê duyệt hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng thuộc đối tượngcần có ý kiến trước của nhà tài trợ, cần có thêm "ý kiến không phảnđối" (no objection) của nhà tài trợ.

Bảo lãnh thực hiện của ngânhàng nhà thầu;

Bảo lãnh tạm ứng (nếu là thanhtoán tạm ứng)

Ban quản lý dự án chỉ cần gửicác tài liệu trên một lần đối với toàn bộ dự án, riêng kế hoạch vốn đầu tư/ dựtoán ngân sách được gửi hàng năm.

1. Quytrình rút vốn theo thủ tục thanh toán trực tiếp (hay hình thức chuyển tiền):

Thanh toán trực tiếp là hìnhthức thanh toán theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toántrực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp. Hình thức này thường áp dụng trong cáctrường hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợpđồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏkhông cần thiết phải mở L/C.

Đối với các dự án JBIC tài trợthì hình thức này gọi là hình thức rút vốn chuyển tiền và chỉ áp dụngđối với các đơn rút vốn bằng Đồng Việt nam.

1.1. Để rút vốn thanh toán trựctiếp từng lần Ban Quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tàichính đối ngoại):

Đơn rút vốn và các sao kê đikèm theo mẫu quy định và công văn đề nghị rút vốn;

Hoá đơn/yêu cầu thanh toán củanhà thầu;

Phiếu giá thanh toán đã được Cơquan kiểm soát chi xác nhận. Trường hợp thanh toán tạm ứng phải có phiếu giáthanh toán tạm ứng được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận.

Trong những trường hợp đặcbiệt, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giảitrình bổ sung.

1.2. Trong vòng 5 ngày làm việckể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại)sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Đối với các dự án do WB và ADBtài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ,Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dựán và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của BộTài chính, Ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn và gửinhà tài trợ.

Nhà tài trợ xem xét đơn xin rútvốn nếu chấp nhận sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu. Đối vớidự án JBIC việc chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu sẽ thông quangân hàng phục vụ.

2. Quy trình rút vốn theo thủtục Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết:

2.1. Thủ tục thư cam kết là hìnhthức theo đề nghị của bên vay, nhà tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm bảotrả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằngThư tín dụng (L/C).

Hình thức này thường áp dụngtrong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C và thanh toán phần ngoại tệtrong các hợp đồng của các dự án JBIC.

Ban Quản lý dự án gửi đến BộTài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau:

Công văn đề nghị Bộ Tài chínhcho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam kết kèm Đơn xin rút vốn và các saokê theo mẫu quy định (Đối với dự án của JBIC không yêu cầu nộp Đơn xin rút vốnvà các sao kê).

Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào công văn đề nghị và quy định tronghợp đồng, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) xem xét có văn bản chấp thuậnmở L/C gửi Ban Quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Căn cứ vào ý kiến đồng ý củaBộ Tài chính, trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính,Ngân hàng phục vụ làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L/C vàthông báo cho nhà tài trợ đề nghị phát hành thư cam kết (trường hợp dự án JBIC)hoặc cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài trợ ( trường hợp dựán của WB, ADB).

Nhà tài trợ xem xét thư đề nghịhoặc đơn xin rút vốn, nếu chấp nhận sẽ phát hành Thư cam kết.

2.2. Thanh toán bằng L/C khôngcần thư cam kết (áp dụng đối với một số dự án tài trợ song phương).

Ban Quản lý dự án gửi đến BộTài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau:

Công văn đề nghị Bộ Tài chínhcho phép mở L/C.

Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Banquản lý dự án và ngân hàng phục vụ.

3. Quytrình rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố:

Thanh toán Hoàn vốn là hìnhthức nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bênvay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có. Hình thức này thườngáp dụng trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mụcxây dựng cơ bản.

Thanh toán hồi tố là hình thứcnhà tài trợ tài trợ cho những khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vaythanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn tự có trước khi hiệp địnhvay có hiệu lực. Hình thức này chỉ áp dụng khi được nhà tài trợ thoả thuận đồngý từ khi chuẩn bị dự án và được đưa vào nội dung của hiệp định vay.

Để rút vốn theo hình thức hoànvốn (hoặc hồi tố), Ban quản lý dự án gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (VụTài chính Đối ngoại):

Các tài liệu phải gửi từng lầnrút vốn:

Công văn đề nghị rút vốn và đơnrút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu. Trong đơn rút vốn phải ghi tên và số tàikhoản của đơn vị thụ hưởng là đơn vị đã chi ứng trước cho khoản hoàn vốn đó;

Phiếu giá thanh toán có xácnhận của Cơ quan kiểm soát chi theo quy định hiện hành và các chứng từ khácchứng minh số tiền và nguồn vốn đã thanh toán cho nhà thầu;

Trong những trường hợp đặcbiệt, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giảitrình bổ sung.

Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ xemxét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Đối với các dự án do WB và ADBtài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ,Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dựán và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của BộTài chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban Quản lý dự án ký đơn rút vốn gửi nhà tàitrợ.

Nhà tài trợ xem xét nếu chấpnhận sẽ chuyển tiền hoàn lại số vốn đã được thanh toán.

Đối với các khoản rút hoàn vốncho các khoản do ngân sách nhà nước đã chi (hoặc từ các nguồn vốn có nguồn gốcngân sách), số tiền rút về phải được nộp vào Ngân sách Nhà nước nơi đã ứng vốn.

Đối với các khoản rút vốn hoànvốn cho các khoản do chủ dự án đã chi bằng vốn tự có (hoặc vốn tín dụng, hayhuy động khác không có nguồn gốc từ ngân sách), chủ dự án được sử dụng số tiềnrút vốn theo các quy định quản lý tài chính hiện hành.

4. Quytrình rút vốn theo thủ tục Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng:

4.1. Tài khoản đặc biệt/Tàikhoản tạm ứng là hình thức nhà tài trợ ứng trước cho bên vay một khoản tiền vàoTài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng để bên vay chủ động thuận lợi trong cácthanh toán nhỏ, giảm bớt số lần xin rút vốn từ nhà tài trợ, đẩy nhanh tốc độthanh toán cho các hoạt động của dự án. Hình thức này thường áp dụng trong cáctrường hợp thanh toán các hoá đơn xây lắp theo tiến độ, mua sắm thiết bị nhỏ,chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án, v.v...

Hạn mức của Tài khoản đặcbiệt/Tài khoản tạm ứng tuỳ thuộc nhu cầu chi tiêu của dự án, được xác địnhtrong hiệp định vay hay thư giải ngân của dự án.

a. Rút vốn lần đầu về Tài khoảnđặc biệt/Tài khoản tạm ứng:

Để rút vốn lần đầu về Tài khoảnđặc biệt/Tài khoản tạm ứng, căn cứ hạn mức tài khoản đã quy định trong hiệpđịnh vay, và dự kiến chi tiêu thời gian tới Ban Quản lý dự án gửi các tài liệusau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):

Công văn đề nghị rút vốn, đơnrút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ điều ước quốc tế đã ký, Bộ Tài chính(Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Đối với các dự án do WB và ADBtài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ,Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dựán và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến của BộTài chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban Quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhàtài trợ.

Nhà tài trợ xem xét, chấp nhậnsẽ chuyển tiền vào Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng.

b. Quy trình chi tiêu từ Tàikhoản đặc biệt Tài khoản tạm ứng:

Quy trình Cơ quan kiểm soát chikiểm tra sau:

Khi có yêu cầu chi thanh toáncho nhà thầu/người cung cấp/tư vấn, sau khi thực hiện nghiệm thu, kiểm tra khốilượng, chứng từ, chấp nhận thanh toán theo đúng quy định hiện hành và tính toánsố tiền được thanh toán bằng nguồn vốn ODA, đúng tỷ lệ quy định trong tài liệudự án, Ban Quản lý dự án đề nghị ngân hàng phục vụ trích tiền từ Tài khoản đặcbiệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người hưởng lợi.

Trong vòng 5 ngày làm việc saukhi rút vốn từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng để thanh toán, Ban Quản lýdự án gửi hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành đến Cơ quan kiểmsoát chi để Cơ quan này thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện hành.Trong vòng 5 ngày làm việc, căn cứ kết quả kiểm soát hồ sơ chứng từ, Cơ quankiểm soát chi xác nhận khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán trên phiếugiá hoặc bảng kê (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng, nếu có).

Trường hợp thanh toán cho cáchợp đồng thanh toán một lần hoặc thanh toán lần cuối cho các hợp đồng, Ban quảnlý dự án gửi hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành cho Cơ quan kiểm soát chiđể đề nghị kiểm tra trước, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện thanh toán. Trong vòng 5ngày làm việc, Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ chứng từ, xác nhận khối lượnghoàn thành đủ điều kiện thanh toán (đồng thời thanh toán phần vốn đối ứng, nếucó). Căn cứ vào xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi, Ban quản lý dự án làm thủtục với ngân hàng phục vụ để thanh toán từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứngcho nhà thầu.

Phiếu giá có xác nhận của Cơquan kiểm soát chi là một trong các căn cứ để Ban Quản lý dự án làm thủ tục rútvốn bổ sung Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng sau này.

Quy trình Cơ quan kiểm soát chikiểm tra trước:

Đối với các dự án nhiều cấpquản lý (trung ương, địa phương), hoặc do đặc thù dự án phức tạp, sẽ áp dụnghình thức Cơ quan kiểm soát chi kiểm tra trước đối với việc chi tiêu từ Tàikhoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng như sau:

Theo quy trình này, ngân hàngphục vụ chỉ thực hiện giải ngân từ tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng khi cácđề nghị thanh toán có kèm theo phiếu giá có xác nhận đủ điều kiện thanh toáncủa Cơ quan kiểm soát chi.

Khi có yêu cầu chi thanh toáncho nhà thầu/người cung cấp/tư vấn v.v...,Ban Quản lý dự án (trung ương/địa phương)gửi các hồ sơ chứng từ thanh toán theo đúng quy định hiện hành đến Cơ quan kiểmsoát chi. Trong vòng 5 ngày làm việc, Cơ quan kiểm soát chi thực hiện việc kiểmtra hồ sơ, xác nhận phần vốn ngoài nước đủ điều kiện thanh toán (và thanh toánphần vốn đối ứng, nếu có).

Đối với các dự án nhiều cấpquản lý:

Để rút vốn từ Tài khoản đặcbiệt/Tài khoản tạm ứng, Ban Quản lý dự án địa phương gửi yêu cầu thanh toán kèmxác nhận của Cơ quan kiểm soát chi cho Ban quản lý dự án trung ương.

Căn cứ vào đề nghị của Ban quảnlý dự án địa phương, Ban quản lý dự án trung ương gửi yêu cầu thanh toán kèmxác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngân hàng phục vụ để giải ngân từ Tàikhoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người thụ hưởng.

Trường hợp các dự án có tàikhoản tạm ứng ở cấp địa phương (Tài khoản tạm ứng cấp 2), Ban quản lý dự án địaphương gửi yêu cầu thanh toán kèm xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngânhàng phục vụ để giải ngân từ Tài khoản tạm ứng cấp 2 thanh toán cho người thụ hưởng.

Đối với các dự án một cấp quảnlý:

Ban quản lý dự án gửi yêu cầuthanh toán kèm xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi đến ngân hàng phục vụ để giảingân từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng thanh toán cho người thụ hưởng.

c. Quytrình rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng

Để rút vốn bổ sung Tài khoảnđặc biệt/Tài khoản tạm ứng, Ban quản lý dự án cần gửi các tài liệu sau cho BộTài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại):

Công văn đề nghị rút vốn bổsung Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng, đơn rút vốn và các sao kê đi kèmtheo mẫu;

Bản sao kê chi tiêu do ban quảnlý dự án lập thể hiện rõ các khoản đã chi từ Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạmứng, số/ngày văn bản xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi về khoản đã chi, kèmtheo bản sao phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi.

Sao kê tài khoản đặc biệt củangân hàng phục vụ;

Khế ước nhận nợ đã ký giữa chủđầu tư và cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền quản lý khoản vay lại đối với cáckhoản tiền đã rút về tài khoản đặc biệt (trong trường hợp dự án nhận vay lại);

Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽxem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Đối với các dự án do WB và ADBtài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ýkiến gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngày làm việc kểtừ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án gửinhà tài trợ.

Nhà tài trợ xem xét, chấp nhậnsẽ chuyển tiền bổ sung vào Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứng.

4.2. Rút vốn và thanh toán theophương thức Tài khoản đặc biệt đối với vốn vay JBIC:

a. Mở Tài khoản đặc biệt và rútvốn lần đầu:

Theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tàichính (Vụ Tài chính Đối ngoại), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mở Tài khoảnđặc biệt bằng tiền Yên, và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàngTokyo - Mitsubishi do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) làm chủ tài khoản.

Trong nước, Bộ Tài chính (VụTài chính Đối ngoại) đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở các tài khoảnchuyên dùng đối ứng với Tài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặcbiệt do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) là chủ tài khoản để theo dõi vàhạch toán số tiền đã rút và số tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũngnhư việc trả nợ sau này.

Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đốingoại) ký Đơn đề nghị rút vốn lần đầu gửi nhà tài trợ với giá trị theo quy địnhtại hiệp định, nhưng tối đa không quá 50% giá trị hiệp định. Kỳ rút vốn đầutiên không cần chứng từ kèm theo.

b. Thanh toán từ Tài khoản đặcbiệt:

Đối với phần chi bằng Đồng ViệtNam:

Chủ đầu tư/BQLDA tập hợp chứngtừ gửi Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiệnhành.

Sau khi có xác nhận của Cơ quankiểm soát chi, Chủ đầu tư/BQLDA lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đốingoại) gồm: Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu có xác nhận của Chủ đầu tư,bảng tổng hợp các khoản rút vốn (Accumulated payment claimed and paid), hoáđơn, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi. Trường hợpthanh toán ứng trước thì cần có thêm Bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng được Chủ đầutư chấp nhận cấp.

Trong vòng 7 ngày kể từ khinhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền cócông văn đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển tiền thanh toán theo đềnghị của Chủ đầu tư. Trong vòng 3 ngày sau khi nhận được công văn đề nghị, Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện chuyển tiền, sau đó gửi Bộ Tài chính cácGiấy báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng để Bộ Tàichính làm thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.

Đối với phần chi bằng ngoại tệđể thanh toán cho các L/C nhập khẩu:

Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam được tự động trích Tài khoản đặc biệt để thanh toáncho các L/C nhập khẩu theo đúng quy định về phương thức thanh toán bằng L/C.

Sau khi thanh toán, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam sao bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo xác nhận đã thanh toángửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) để làm thủ tục rút vốn bổ sung Tàikhoản đặc biệt.

c. Rút vốn bổ sung Tài khoảnđặc biệt:

Bộ Tài chính tập hợp chứng từthanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kèm theo bản sao Giấy đề nghịthanh toán đối với các khoản chi bằng Đồng Việt nam, hoặc bộ chứng từ nhập khẩukèm theo giấy xác nhận đã thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và gửiĐơn rút vốn bổ sung cho JBIC.

Nếu giá trị khoản rút vốn đầutiên bằng 50% giá trị hiệp định, các lần rút vốn bổ sung sau đó sẽ chỉ được rút50% giá trị đề nghị. Nếu giá trị khoản rút vốn lần đầu ít hợn 50% giá trị hiệpđịnh, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) được rút 100% giá trị đề nghị đếnkhi tổng giá trị vốn đã rút bằng 50% giá trị hiệp định. Sau đó các lần rút vốnbổ sung tiếp theo sẽ chỉ được bổ sung bằng 50% giá trị đề nghị rút vốn để đảmbảo khi giải ngân 100% giá trị hiệp định thì nhà tài trợ cùng tập hợp được đầyđủ chứng từ rút vốn.

5. Quy trình rút vốn đối vớicác dự án tín dụng hoặc cấu phần tín dụng:

Các dự án tín dụng hoặc cấuphần tín dụng của các dự án thực hiện như sau: căn cứ vào yêu cầu cho vay tiếpvà chi tiêu cho các nội dung của dự án, Tổ chức tín dụng nhận vay lại chuẩn bịhồ sơ rút vốn từ nhà tài trợ để thực hiện cho vay tiếp hoặc chi tiêu cho cáchoạt động của dự án theo đúng các quy định trong hiệp định vay, hiệp định dự án(nếu có) và các quy định hiện hành về tín dụng, đầu thầu, mua sắm v.v...

Tổ chức tín dụng nhận vay lại cầngửi Bộ Tài chính các chứng từ sau:

Công văn đề nghị rút vốn,

Đơn rút vốn kèm sao kê cáckhoản đã cho vay lại theo quy định của nhà tài trợ (tổ chức tín dụng nhận vaylại chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các khoảncho vay tiếp).

Các chứng từ chứng minh tínhhợp pháp, hợp lệ của các khoản chi tiêu cho các hoạt động của dự án.

Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) sẽxem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Đối với các dự án do WB và ADBtài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) có ýkiến gửi tổ chức tín dụng nhận vay lại và ngân hàng phục vụ. Trong vòng 2 ngàylàm việc kể từ khi có ý kiến của Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ cùng tổ chứctín dụng nhận vay lại ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUYẾTTOÁN, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN VIỆC RÚT, SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DỰ ÁN ODA

1. Định kỳ hàng tháng, ngân hàngphục vụ có trách nhiệm gửi báo cáo sao kê Tài khoản đặc biệt/Tài khoản tạm ứngcho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại, Ban Quản lý dự án).

2. Định kỳ hàng tháng, Ban Quảnlý dự án có trách nhiệm lập sao kê các khoản đã được nhà tài trợ giải ngân theotừng hình thức rút vốn gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) và Cơ quankiểm soát chi.

3. Chủ đầu tư các dự án, chươngtrình sử dụng vốn ODA phải lập các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hoặcquyết toán vốn chi hành chính sự nghiệp hàng quý/năm và báo cáo quyết toán côngtrình hoàn thành. Báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán phải thực hiện theo cácquy định hiện hành của Bộ Tài chính.

4. Tuỳ theo yêu cầu của từngnhà tài trợ, hàng năm, các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA phải được mộtcông ty kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán. Đề cương kiểmtoán, quyết định lựa chọn công ty kiểm toán, hợp đồng kiểm toán phải phù hợpvới quy định của nhà tài trợ và được Bộ Tài chính phê duyệt. Báo cáo kiểm toánphải được gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày sau khi hoàn thành (đối vớicác dự án do WB và ADB tài trợ, báo cáo kiểm toán được đồng gửi cho Ngân hàngNhà nước (Vụ Quan hệ Quốc tế).

5. Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểmtra, thanh tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức, đơn vị cósử dụng vốn ODA, đặc biệt là kiểm tra việc sử dụng tài khoản đặc biệt./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bhhdctvqtvttrvo438