AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Bưu chính, viễn thông

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Bưu chính, viễn thông

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 43/2002/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2002                          
No tile

PHÁP LỆNH

BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Để phát triển nhanhvà hiện đại hóa bưu chính, viễn thông, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưuchính, viễn thông;

Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X,kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghịquyết của Quốc hội hoá X, kỳ họp thứ 10 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhnăm 2002;

Pháp lệnh này quyđịnh về bưu chính, viễn thông;

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí củabưu chính, viễn thông

Nhà nước xác định bưuchính, viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấuhạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển bưu chính, viễn thông nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Điều 2. Phạm viđiều chỉnh

Pháp lệnh này quy địnhhoạt động bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là bưuchính, viễn thông); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưuchính, viễn thông.

Điều 3. Đối tượngáp dụng

Pháp lệnh này áp dụngđối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc gia nhập có quy định về bưu chính, viễn thông khác với quy định của pháplệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thíchtừ ngữ

Trong Pháp lệnh này,các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Dịch vụ bưuchính" là địch vụ nhận gửi, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện thông quamạng bưu chính công cộng.

2. "Dịch vụchuyển phát thư" là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát thông tin dưới dạngvăn bản được đóng gói, dán khi, có khối lượng đơn chiếc không quá hai kilôgam(02 kg) và gửi tới một địa chỉ cụ thể thông qua mạng bưu chính công cộng hoặcmạng chuyển phát.

3. "Thiết bịviễn thông" là các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và phầnmềm được dùng để thiết lập mạng viễn thông, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễnthông.

4. "Thiết bịmạng" là thiết bị viễn thông được lắp đặt trên mạng viễn thông, baogồm thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị xử lý thông tinkhác.

5. "Thiết bịđầu cuối" là thiết bị viễn thông được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếpđến điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, xử lý và nhận các thông tin dướidạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng viễnthông.

6. "Điểm kếtcuối" của mạng viễn thống là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thôngtheo các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối của ngườisử dụng dịch vụ vào mạng viễn thông.

7. "Dịch vụviên thông" là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âmthanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối củamạng viễn thông.

8. "Đườngtruyền dẫn" là tập hợp các thiết bị truyền dẫn được liên kết với nhaubằng đường cáp viễn thông, sóng vố tuyến điện, các phương tiện quang học và cácphương tiện điện từ khác.

9. "Tài nguyênthông tin" bao gồm kho số viễn thông, phổ tần số vô tuyến điện, tàinguyên Intemet (in-tơ-nét) và quỹ đạo vệ tinh.

a) "Kho sốviễn thông" là tập hợp các mã và số được đánh số theo quy hoạch thốngnhất trong phạm vi cả nước để bảo đảm, cho hoạt động của mạng và dịch vụ viễnthông.

b) "Phổ tần sốvô tuyến điện" là dãy các tần số của sóng vô tuyến điện.

c) "Tài nguyênInternet" là tập hợp các tên và số được quy hoạch thống nhất trên phạmvi toàn cầu thuộc quyền quản lý của Việt Nam để bảo đảm cho hoạt động Intemet.

d) "Quỹ đạo vệtinh" là đường chuyển động cuả vệ tinh trong không gian thuộc quyềnquản lý của Việt Nam.

10. "Sóng vôtuyến điện" là sóng điện từ có tần số thấp hơn ba nghìn gigahéc (3000GHZ) truyền lan trong không gian không có dẫn sóng nhân tạo.

11. "Nghiệp vụvô tuyến điện" là việc truyền dẫn, phát, thu sóng vô tuyến điện, baogồm các nghiệp vụ vô tuyến điện cố định, di động, phát thanh, truyền hình, hàngkhông, hàng hải, dẫn đường (đạo hàng), định vị, vệ tinh, phát chuẩn và cácnghiệp vụ khác.

12. "Thiết bịvô tuyến điện" bao gồm thiết bị thu, phát, thu - phát sóng vô tuyếnđiện dùng trong các nghiệp vụ vô tuyến điện.

Điều 5. Chính sáchcủa Nhà nước về bưu chính, viễn thông

1. Phát huy mọi nguồnlực của đất nước để phát triển nhanh và hiện đại hoá bưu chính, viễn thông, bảođảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh - tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Ưu tiên đầu tư pháttriển bưu chính, viễn thống đối với nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hảiđảo; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính,viễn thông công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu củaNhà nước.

3. Khuyến khích, tạođiều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu chỉnh, viễn thốngtrong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với đẩy đủcác loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý.

4. Tôn trọng, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính,viễn thông.

5. Tạo điều kiện ứngdụng và thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghiệp bưu chính, viễn thông.

6. Mở rộng hợp tácquốc tế về bưu chính, viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bìnhđẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà ViệtNam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 6. Bảo vệ antoàn mạng bưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin

1. Bảo vệ an toàn mạngbưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức,cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn mạng bưu chính, mạngviễn thông của mình và an ninh thông tin.

Điều 7. Các trườnghợp được ưu tiên phục vụ

1. Các trường hợp sauđây được ưu tiên phục vụ:

a) Thông tin khẩn cấpvề quốc phòng, an ninh;

b) Thông tin phục vụchống lụt, bão, thiên tai khác, hoả hoạn, thảm hoạ khác;

c) Thông tin phục vụcấp cứu và chống dịch bệnh;

d) Thông tin về antoàn, cứu nạn, cứu hộ;

đ) Các thông tin khẩncấp khác theo quy định của pháp luật về tình nạng khẩn cấp.

2. Trong trường hợpkhẩn cấp do pháp luật về tình trạng khẩn cấp quy định, một phần hoặc toàn bộmạng bưu chính, mạng viễn thông có thể được huy động để phục vụ theo quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Quyền vàtrách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụchuyển phát thư, dịch vụ viễn thông

1. Tổ chức, cá nhân cóquyền sử dụng các dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễnthông và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, bưu phẩm, bưu kiện, vậtphẩm, hàng hoá của mình theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp cungcấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông có tráchnhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ và thực hiện đúng các quy định về giá cướcdịch vụ do mình cung cấp cho người sử dụng theo quy định của pháp luật; cóquyền từ chối cung cấp dịch vụ nếu tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật khi sửdụng dịch vụ và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối của mình.

Điều 9. Bảo đảm bímật thông tin

1. Bí mật đối vớithông tin riêng chuyển qua mạng bưu chính, mạng viễn thông của mọi tổ chức, cánhân được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc giữ bí mật thông tin bằngkỹ thuật mật mã trong bưu chính, viễn thông được thực hiện theo quy định củapháp luật về cơ yếu.

2. Việc kiểm soátthông tin trên mạng viễn thông và Intemet; việc kiểm tra, thu giữ thư, bưuphẩm, bưu kiện chuyển qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát phải docơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân viphạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh thì bịtạm đình chỉ hoặc đình chỉ cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy địnhcủa Chính phủ.

Điều 10. Các hànhvi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành visau đây:

1. Phá hoại các côngtrình bưu chính, viễn thông hoặc cản trở hoạt động hợp pháp về bưu chính, viễnthông;

2. Thu trộm, nghe trộmthông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mậtmã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác; sản xuất, mua bán, sử dụng tembưu chính giả; chiếm đoạt, bóc mở, tráo đổi, tiết lộ nội dung thư, bưu phẩm, bưukiện của tổ chức, cá nhân khác;

3. Cung cấp, sử dụngdịch vụ bưu chính, viễn thông hoặc sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị vôtuyến điện, thiết bị bưu chính, viễn thông nhằm mục đích chống lại Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội,vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, hoạt động buôn lậu hoặc có hành vi khácvi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông.

Chương II

BƯU CHÍNH

Mục 1

MẠNG VÀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Điều 11. Mạng bưuchính công cộng

1. Mạng bưu chính côngcộng được xây dựng, quản lý và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạchdo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Mạng bưu chính côngcộng bao gồm các trung tâm đầu mối, bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộngđược kết nối với nhau bằng các tuyến đường thư.

3. Các bưu cục, điểmphục vụ, thùng thư công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảngbiển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác đểphục vụ nhu cầu của người sử dụng.

4. Các công trìnhthuộc mạng bưu chính công cộng là một hộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầngphải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư,khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khácđể bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện choviệc cung cấp, sử dụng dịch vụ.

Điều 12. Mạngchuyển phát

Mạng chuyển phát dodoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản lý để cung cấp dịchvụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông và cácquy định khác của pháp luật về vận chuyển hàng hóa.

Điều 13. Mạng bưuchính chuyên dùng

Mạng bưu chính chuyêndùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân được thiết lậpđể phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức đó.

Tổ chức và hoạt độngcủa mạng bưu chính chuyên đùng do Chính phủ quy định.

Điều 14. Mã bưuchính

1. Mã bưu chính baogồm tập hợp các ký tự nhằm xác định một hoặc một nhóm địa chỉ bưu chính được sửdụng cho hoạt động của mạng bưu chính công cộng và dịch vụ bưu chính.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông ban hành và quản lý quy hoạch mã bưu chính phùhợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thuận lợi trong sử dụng, ổnđịnh lâu dài và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 15. Dịch vụ bưuchính

Dịch vụ bưu chính baogồm:

1. Dịch vụ bưu chínhcơ bản là dịch vụ nhận gửi, chuyển và phát bưu phẩm, bưu kiện.

Bưu phẩm bao gồm thư(trừ thư do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư thực hiện), bưuthiếp, gói nhỏ, gói ấn phẩm, học phẩm dùng cho người mù được gởi qua mạng bưuchính công cộng.

Bưu kiện bao gồm vậtphẩm, hàng hoá được đóng gói có khối lượng không quá năm mươi kilôgam (50 kg) đượcgửi qua mạng bưu chính công cộng.

2. Dịch vụ bưu chínhcộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm vào dịch vụ bưu chính cơ bản để đáp ứngyêu cầu cao hơn về chất lượng của người sử dụng.

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông quy định và công bố danh mục cụ thể các dịch vụ bưuchính quy định tại Điều này.

Điều 16. Dịch vụ bưuchính công ích

1. Dịch vụ bưu chínhcông ích bao gồm:

a) Dịch vụ bưu chínhphổ cập là dịch vụ bưu chính được cung cấp đến mọi người dân theo các điều kiệnvề khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh;

b) Dịch vụ bưu chínhbắt buộc là dịch vụ bưu chính được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phụcvụ phát triển kinh tế - xã hội và bản đảm quốc phòng, an ninh.

2. Căn cứ vào yêu cầucủa Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bưu chính trong từngthời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể việccung cấp dịch vụ bưu chính công ích.

3. Nhà nước có chínhsách hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thông qua dịch vụ bưuchính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ tài chính khác.

Điều 17. Nhận gửivà phát thư, bưu phẩm, bưu kiện

1. Thứ bưu phẩm, bưukiện được coi là đã được nhận gửi trong các trường hợp sau đây:

a) Thư, bưu thiếp hợplệ được bỏ vào thùng thư công cộng;

b) Thư, bưu phẩm, bưukiện đã được nhận gửi tại bưu cục, điểm phục vụ, đại lý của doanh nghiệp cungcấp dịch vụ hoặc tại địa chỉ của người sử dụng dịch vụ.

2. Thư, bưu phẩm, bưukiện được coi là đã được phát tới người nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Đã, được bỏ vào hộpthư, phát tới địa chỉ của người nhận hoặc được giao cho người được uỷ quyềnnhận;

b) Đã được phát cho ngườinhận tại bưu cục hoặc tại điểm phục vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

3. Thư bưu phẩm, bưukiện khi chưa phát đến người nhận hoặc người được uỷ quyền nhận vẫn thuộc quyềnđịnh đoạt của người gửi; trừ trường hợp bị thu giữ hoặc tiêu huỷ theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Thư, bưu phẩm, bưukiện không phát được cho người nhận và cũng không hoàn trả được cho người gửithì sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày gửi được coi là thư bưu phẩm, bưu kiện vôthừa nhận. Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý thư bưu phẩm, bưu kiện vôthừa nhận.

Điều 18. Cấm gửi trongthư, bưu phẩm, bưu kiện

Cấm gửi trong thư, bưuphẩm, bưu kiện:

1. ấn phẩm, vật phẩm,hàng hoá cấm lưu thông, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc ấn phẩm, vật phẩm,hàng hoá nước nhận cấm nhập khẩu;

2. Vật, chất gây nổ,gây cháy, gây nguy hiểm;

3. Tiền Việt Nam,ngoại hối;

4. Vật, chất làm mấtvệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Điều 19. Ưu tiênvận chuyển bưu phẩm, bưu kiện

Tổ chức, cá nhân kinhdoanh dịch vụ vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường hàngkhông, đường sắt có trách nhiệm ưu tiên vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện theo hợpđồng ký với doanh nghiệp bưu chính và bảo đảm an toàn cho bưu phẩm, bưu kiệntrong quá trình vận chuyển.

Điều 20. Thực hiệnthủ tục hải quan

Thư, bưu phầm, bưukiện gửi từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam phải đượclàm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan Hải quancó trách nhiệm tổ chức làm thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện để bảo đảmchất lượng dịch vụ bưu chính.

Mục 2

TEM BƯU CHÍNH

Điều 21. Quản lý tembưu chính

1. Tem bưu chính là ấnphẩm chuyên dùng làm phương tiện thanh toán giá cước địch vụ bưu chính. Tem bưuchính bao gồm tem và ấn phẩm có in tem bưu Chính. Tem bưu chính được phân loạinhư sau:

a) Tem phổ thông làtem không quy định thời hạn phát hành và có thể được in lại;

b) Tem đặc biệt là temcó quy định thời hạn phát hành và không được in lại; khi hết thời hạn pháthành, tem đặc biệt còn tồn đọng phải được huỷ bỏ.

2. Tem bưu chính đượcsử dụng để thành toán giá cước dịch vụ bưu chính khi được phát hành hợp lệ,không bị cấm lưu hành, chưa qua sử dụng, còn nguyên vẹn và không bị bẩn, rách.

3. Doanh nghiệp bưuchính bán tem phổ thông và tem đặc biệt trong thời hạn phát hành phải theo đúnggiá in trên mặt tem để phục vụ cho nhu cầu thanh toán giá cước dịch vụ bưuchính.

4. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chinh, viễn thông quản lý lem bưu chính thông qua hoạt động phêduyệt chương trình đề tài, mẫu thiết kế tem bưu chính; quyết định nơi in và sốlượng in; phát hành, thu hồi, xử lý tem bưu chính; quy định việc lưu trữ, giámđịnh, hủy và xuất khẩu, nhập khẩu tem bưu chính.

Điều 22. Kinh doanhtem bưu chính

1. Tổ chức, cá nhân đượckinh doanh các loại tem bưu chính cho mục đích sưu tập.

2. Việc kinh doanh tembưu chính cho mục đích sưu tập của doanh nghiệp bưu chính phải được thực hiệnhoàn toàn độc lập với việc bán tem trên mạng bưu chính công cộng để phục vụ chonhu cầu thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.

Mục 3

CÁC BÊN THAM GIA CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Điều 23. Bưu chínhViệt Nam

1. Bưu chính Việt Namlà doanh nghiệp nhà nước về bưu chính đuy nhất được thành lập theo quy định củapháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng.

2. Bưu chính Việt Namcó các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thiết lập mạng bưuchính công cộng rộng khắp trong cả nước để cung cấp dịch vụ trong nước và ngoàinước;

b) Cung cấp dịch vụ bưuchính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao;

c) Bảo vệ an toàn mạngbưu chính của mình và bảo đảm an ninh thông tin;

d) Thực hiện hạch toánriêng các dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính bắt buộc, dịch vụ bưuchính dành riêng;

đ) Cung cấp đầy đủchính xác mọi thông tin về dịch vụ cho người sử dụng tại nơi giao dịch hoặctrên các ấn phẩm giao dịch;

e) Sử dụng tên "Bưuchính Việt Nam" trong mọi hoạt động của doanh nghiệp;

g) Sử dụng mạng bưuchính công cộng để kinh doanh các dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền,phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

h) Sử dụng phương tiệnvận tải chuyên ngành để vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện. Phương tiện vận tảichuyên ngành phải sơn màu thống nhất, có tên hoặc biểu trưng của Bưu chính ViệtNam và được ưu tiên khi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật;

i) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc thành lập, lổchức và hoạt động của Bưu chính Việt Nam do Chính phủ quy định.

Điều 24. Doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư

1. Doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước.

2. Chính phủ quy địnhcụ thể việc quản lý và các điều kiện về khối lượng thư, chất lượng, giá cướcdịch vụ chuyển phát thư.

Điều 25. Đạilý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyên phát thư

1. Đại lý dịch vụ bưuchính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân danhdoanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư cungcấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư cho người sử dụng thông qua hợpđồng đại lý để hưởng hoa hồng. Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản.

2. Đại lý dịch vụ bưuchính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ bưuchính, dịch vụ chuyển phát thư theo đúng loại hình, chất lượng và giá cước dịchvụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đại lý;

b) Được doanh nghiệp bưuchính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư hướng dẫn nghiệp vụ,cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để bảo đảm cho việc cungcấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư;

c) Chấp hành các quyđịnh về cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư và các thoả thuậntrong hợp đồng đại lý;

d) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Người sửdụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư

1. Người sử dụng dịchvụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam sử dụngdịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư thông qua việc giao kết hợp đồng vớidoanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.

2. Người sử dụng dịchvụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được cung cấp đầyđủ, chính xác thông tin về dịch vụ mà mình sử dụng;

b) Được bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật;

c) Tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát thư, bưu phẩm, bưu kiện của doanh nghiệp bưu chính, doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư tới địa chỉ của mình và lắp đặt hộpthư tại vị trí thuận tiện cho việc phát thư, bưu phẩm;

d) Dùng đúng tên, địachỉ của mình khi sử dụng dịch vụ; chỉ được dùng tên, địa chi của người khác khiđược người đó cho phép;

đ) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Giá cướcdịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư

1. Thủ tướng Chính phủquyết định giá cước dịch vụ bưu chính quan trọng có tác động đến nhiều ngành vàphát triển kinh tế - xã hội.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ bưu chính công ích,dịch vụ bưu chính dành riêng và khung giá cước dịch vụ chuyển phát thư trên cơsở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu pháttriển bưu chính trong từng thời kỳ.

3. Doanh nghiệp quyếtđịnh giá cước cụ thể đối với dịch vụ chuyển phát thư trong khung giá cước quyđịnh tại khoản 2 Điều này và mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ bưu chính, trừgiá cước các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mục 4

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH

Điều 28. Giấy phépbưu chính

1. Các giấy phép bưuchính bao gồm:

a) Giấy phép kinhdoanh dịch vụ chuyển phát thư được cấp với thời hạn không quá 10 năm;

b) Giấy phép thửnghiệm dịch vụ chuyển phát thư, các dịch vụ khác trên mạng bưu chính công cộngđược cấp với thời hạn không quá 01 năm.

Trước khi giấy phéphết hạn, nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện và có yêu cầu tiếp tục cung cấp dịchvụ thì được xem xét cấp giấy phép mới.

2. Doanh nghiệp bưuchính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư có nghĩa vụ nộp phí thẩmđịnh và lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc muabán, chuyển nhượng các giấy phép bưu chính.

4. Những hoạt độngchuyển phát thừ sau đây không phào xin giấy phép:

a) Cá nhân chuyển phátthư trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi và không nhận thù lao với số lượngthư tối đa theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông;

b) Cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp chuyển phát thư trong nội bộ hoặc cho khách hàng của mình mà khônglấy tiền công.

5. Chính phủ quy địnhcụ thể về thẩm quyền, điều kiện cấp giấy phép bưu chính; việc quản lý và sửdụng các loại giấy phép bưu chính.

Điều 29. Tiêuchuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư

1. Hệ thống tiêuchuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư bao gồm Tiêu chuẩnViệt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêuchuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêuchuẩn, chất lượng.

2. Doanh nghiệp bưuchính phải áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượngvà quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông đối với cácdịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính dành riêng.

3. Doanh nghiệp bưuchính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư phải công bố tiêu chuẩncơ sở tương ứng và thực hiện theo tiêu chuẩn đã công bố đối với các dịch vụkhông thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông công bố các loại dịch vụ phải áp dụng tiêu chuẩnvà quy định cụ thể về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính.

5. Nhà nước khuyếnkhích các doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phátthư tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, tự nguyện đề nghị được chứngnhận chất lượng dịch vụ, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ.

Mục 5

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỚNG THIỆT HẠI TRONGCUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯ

Điều 30. Giải quyếttranh chấp

Các bên tham gia cungcấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có nghĩa vụ thực hiệnhợp đồng đã giao kết. Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên cóthể thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt đượcthoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theoquy định của pháp luật.

Điều 31. Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại

1. Các bên tham giacung cấp, sử dựng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có trách nhiệm bồithường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp, sử dụngdịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư. Việc bồi thường thiệt hại được thựchiện theo quy định của pháp luật.

2. Bên tham gia cungcấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư không phải bồi thường thiệt hạigián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp dịch vụ khôngđảm bảo chất lượng gây ra.

3. Bên tham gia cungcấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư được miễn trách nhiệm bồi thườngthiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Chương III
VIỄN THÔNG

Mục 1

MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 32. Thiết bịđầu cuối và mạng nội bộ

1. Thiết bị đầu cuốithuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của người sử dụng được đấunối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạngviễn thông công cộng.

2. Thiết bị đầu cuốicông cộng là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của doanh nghiệp viễn thôngđược đấu nối, hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuỗicủa mạng viễn thông công cộng.

3. Mạng nội bộ là hệthống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm cóđịa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được toàn quyền sử dụng hợppháp để phục vụ thông tin nội bộ.

4. Người sử dụng dịchvụ viễn thông tự thiết kế, lắp đặt hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác thiếtkế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ của mình cho đến điểm kếtcuối của mạng viễn thông công cộng.

5. Thiết bị đầu cuốithuê bao và mạng nội bộ khi đấu nối vào mạng viễn thông công cộng phải tuântheo các quy định về hợp chuẩn thiết bị và về sử dụng tần số vô tuyến điện.

6. Việc đấu nối, hoàmạng thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng dodoanh nghiệp viễn thông thực hiện thông qua hợp đồng giao kết với người sử dụngdịch vụ.

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ,điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.

Điều 33. Mạng viễnthông

1. Mạng viễn thông baogồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thôngchuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng cácđường truyền dẫn.

2. Hoạt động của mạngviễn thông không được gây hại đến môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội.Các hoạt động kinh tế - xã hội không được gây nhiễu có hại, làm hỏng đường cápviễn thông, ăng ten, hệ thống thiết bị viễn thông và gây hại đến các hoạt độngkhác của mạng viễn thông.

Điều 34. Mạng viễnthông công cộng

1. Mạng viễn thôngcông cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấpcác dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triểntheo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

2. Các công trình viễnthông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quyhoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tínhthống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sửdụng dịch vụ.

3. Các công trình viễnthông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông,đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống,hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡngvà bảo vệ công trình.

4. Các điểm phục vụcông cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không,cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Điều 35. Mạng viễnthông dàng riêng

Mạng viễn thông dùngriêng là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Namthiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiếtbị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nốivới nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặctự xây dựng.

Điều 36. Mạng viễnthông chuyên dùng

Mạng viễn thông chuyêndùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quanĐảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụthể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.

Điều 37. Dịch vụviễn thông

1. Dịch vụ viễn thôngbao gồm:

a) Dịch vụ cơ bản làdịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặcInternet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;

b) Dịch vụ giá trị giatăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dựng dịch vụ bằngcách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ,khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet;

c) Dịch vụ kết nốiInternet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.

d) Dịch vụ truy nhậpInternet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet;

đ) Dịch vụ ứng dụngInternet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấpdịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internettrong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luậtvề bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố danh mục cụ thể các dịch vụviễn thông quy định tại Điều này.

Mục 2

CÁC BÊN THAM GIA CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG

DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 38. Doanhnghiệp viễn thông

1. Doanh nghiệp viễnthông bao gồm:

a) Doanh nghiệp cưngcấp hạ tầng mạng là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhànước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;

b) Doanh nghiệp cungcấp dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đượcthành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp các dịch vụ viễn thông.

2. Doanh nghiệp viễnthông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Doanh nghiệp cungcấp hạ tầng mạng được thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp trực tiếpvà bán lại định vụ viễn thông;

b) Doanh nghiệp cungcấp dịch vụ viễn thông được thiết lập các hệ thống thiết bị viễn thông trongphạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để trực tiếp cung cấp dịch vụgiá tri gia tăng, dịch vụ truy nhập Internet và bán lại dịch vụ viễn thông;không được thiết lập các đường truyền đẫn ngoài phạm vi cơ sở và điểm phục vụcông cộng của mình;

c) Bảo vệ an toàn mạngviễn thông của mình và bảo đảm an kênh thông tin;

d) Cung cấp dịch vụviễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và ở nước ngoài trêncơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà dịch vụ được cungcấp;

đ) Sử dụng tài nguyênthông tin theo quy hoạch để thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễnthông;

e) Thuê đường truyềndẫn để kết nối các hệ thống thiết bị viễn thông của mình với nhau, với mạngviễn thông và dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

g) Thực hiện các nhiệmvụ do Nhà nước huy động trong trường hợp khẩn cấp và các nhiệm vụ công íchkhác;

h) Thực hiện các biệnpháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông;

i) Cạnh tranh đúngpháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông;

k) Thực hiện các quyđịnh và chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảođảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin;

l) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Doanhnghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế

1. Doanh nghiệp viễnthông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm giữtrên 30% thị phần của một loại hình dịch vụ viễn thông trên địa bàn được phépcung cấp và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụđó của các doanh nghiệp viễn thông khác.

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính viễn thông xác định doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thôngchiếm thị phần khống chế.

2. Doanh nghiệp viễnthông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế có các quyền và nghĩa vụsau đây:

a) Các quyền và nghĩavụ quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh này;

b) Không được sử dụngcác ưu thế của mình để hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụcủa các doanh nghiệp viễn thông khác;

c) Thực hiện hạch toánriêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế;

d) Chịu sự kiểm tra,kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thị phần, chất lượng và giácước đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Điều 40. Quyền vànghĩa vụ của chủ mạng viễn thông dùng riêng

1. Chủ mạng viễn thôngdùng riêng là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cấp phép để thiếtlập mạng viễn thông dùng riêng.

2. Chủ mạng viễn thôngđùng riêng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng hoặc thuêđường truyền dẫn để thiết lập mạng viễn thông dừng riêng và kết nối với mạngviễn thông công cộng; thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;

b) Sử dụng tài nguyênthông tin theo quy hoạch để thiết lập mạng và cung cấp thông tin cho các thànhviên của mạng theo quy định cửa pháp luật;

c) Bảo vệ an toàn mạngviễn thông dùng riêng của mình và bảo đảm an ninh thông tin;

d) Không được kinhdoanh dịch vụ viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

đ) Thực hiện quy địnhvà chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảman toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin;

e) Thực hiện các nhiệmvụ do Nhà nước huy động trong trường hợp khẩn cấp và các nhiệm vụ công íchkhác;

g) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Đại lýdịch vụ viễn thông

1. Đại lý dịch vụ viễnthông là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân danh doanh nghiệp viễn thông cung cấpdịch vụ viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý để hưởng hoahồng. Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản.

2. Đại lý dịch vụ viễnthông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thiết lập hệ thốngthiết bị đầu cuối tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cungcấp các dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo đúng loại hình, chất lượng vàgiá cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý và hưởng hoa hồng; bán lạicác dịch vụ viễn thông cho người sử dụng tại địa điểm đó trên cơ sở mua dịch vụcủa doanh nghiệp viễn thông theo loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đãthoả thuận trong hợp đồng đại lý;

b) Được doanh nghiệpviễn thông hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin và các điều kiện khác cóliên quan để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng;

c) Chấp hành các quyđịnh về cung cấp dịch vụ, bán lại dịch vụ và các thoả thuận trong hợp đồng đạilý;

d) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Người sửdụng dịch vụ viễn thông

1. Người sử dụng dịchvụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thônghoặc với đại lý viễn thông để sử dụng dịch vụ viễn thông.

2. Người sử dụng dịchvụ viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Lắp dặt các thiếtbị đầu cuối thuê bao cố định tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợppháp hoặc sử dụng thiết bị đầu cuối thuê bao di động để truy nhập mạng viễnthông công cộng theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp viễn thông hoặc với đạilý dịch vụ viễn thông;

b) Lựa chọn doanhnghiệp hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để sử dụng các dịch vụ viễn thông, trừcác dịch vụ bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng;

c) Được bảo đảm bí mậtthông tin riêng theo quy định của pháp luật;

d) Được bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật;

đ) Không được sử dụngthiết bị đầu cuối thuê bao của mình để kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới bấtkỳ hình thức nào;

e) Bảo vệ mật khẩu,khoá mật mã và hệ thống thiết bị của mình;

g) Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về nội dung thông tin đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng viễnthông, Internet;

h) Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Kết nốicác mạng viễn thông

1. Kết nối là việcliên kết vật lý và lô gích các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụcủa mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngượclại.

2. Việc kết nối cácmạng viễn thông công cộng được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp viễnthông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễnthông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễnthông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình với điều kiện côngbằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên thông tin, sử dụng chungvị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thoả thuận kết nối giữa cácbên;

b) Doanh nghiệp viễnthông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kếtnối và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối yêu cầu kết nối của cácchủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thờiphải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối, nếu yêucầu đưa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

c) Các doanh nghiệpviễn thông tiến hành đàm phán, ký kết thoả thuận kết nối theo quy định của cơquan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; trường hợp các bên không đạt đượcthoả thuận kết nối theo thời hạn quy định hoặc có tranh chấp trong việc thựchiện thoả thuận kết nối thể theo đề nghị của một trong các bên tham gia kếtnối, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tổ chức hiệp thương giữacác bên, nếu sau hiệp thương các bên vẫn không đạt được thoả thuận thì cơ quanquản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xem xét, quyết định. Thoả thuận kết nốichỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính,viễn thông.

3. Việc kết nối mạngviễn thông dùng riêng được quy định như sau:

a) Mạng viễn thôngdùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm cáctiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định vềkết nối giữa mạng viễn thông dừng riêng với mạng viễn thông công cộng;

b) Việc kết nối mạngviễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông quahợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và chủ mạng viễnthông dùng riêng;

c) Các mạng viễn thôngdùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp được cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Điều 44. Giá cướcdịch vụ viễn thông

1. Thủ tướng Chính phủquyết định giá cước dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều ngànhvà phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích,giá cước dịch vụ viễn thông có thị phần khống chế và giá cước kết nối giữa cácdoanh nghiệp trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xãhội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ.

3. Doanh nghiệp viễnthông quyết định các mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá cướcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mục 3

GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG

Điều 45. Các loạigiấy phép viễn thông

1. Giấy phép kinhdoanh viễn thông bao gồm:

a) Giấy phép thiết lậpmạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 15 năm;

b) Giấy phép cung cấpdịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 10 năm.

2. Giấy phép nghiệp vụviễn thông bao gồm:

a) Giấy phép thiết lậpmạng viễn thông dùng riêng được cấp với thời hạn không quá 5 năm;

b) Giấy phép lắp đặtcáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được cấpvới thời hạn không quá 25 năm.

3. Giấy phép thửnghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 1 năm.

Trước khi các loạigiấy phép quy định tại Điều này hết hạn, nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện và cóyêu cầu tiếp tục cung cấp dịch vụ thì được xem xét cấp giấy phép mới.

Điều 46. Các quyđinh về cấp giấy phép

1. Trong trường hợpviệc cấp giấy phép có liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin thì chỉ đượccấp giấy phép nếu việc phân bổ tài nguyên thông tin là khả thi.

2. Việc cấp giấy phépthiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định tại điểm a khoản 1Điều 45 của Pháp lệnh này chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng vănbàn của Thủ tướng Chính phủ.

3. Doanh nghiệp viễnthông có nghĩa vụ nộp phí thẩm định, lệ phí cấp phép và các loại phí có liênquan thuộc lĩnh vực viễn thông theo quy định của pháp luật.

4. Nghiêm cấm việc muabán, chuyển nhượng các loại giấy phép viễn thông.

5. Chính phủ quy địnhcụ thể về thẩm quyền, điều kiện cấp giấy phép viễn thông; việc quản lý và sửdụng các loại giấy phép viễn thông.

Mục 4

QUY HOẠCH ĐÁNH SỐ VIỄN THÔNG

VÀ TÀI NGUYÊN INTERNET

Điều 47. Xây dựngquy hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet

Việc xây đựng quyhoạch đánh số cho mã và số viễn thông, tài nguyên Internet phải bảo đảm cácnguyên tắc sau đây:

1. Phát triển dịch vụvà thuê bao theo chiến lược dài hạn;

2. Sử dụng tối ưu mạngviễn thông và thiết bị viễn thông;

3. Sử dụng tiết kiệm,có hiệu quả kho số viễn thông và tài nguyên Internet;

4. Có khả năng kết nốivới mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông toàn cầu;

5. Bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ;

6. Bình đẳng giữa cácdoanh nghiệp viễn thông.

Điều 48. Quản lýkho số viễn thông và tài nguyên Internet

1. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch đánh số viễn thôngvà tài nguyên Internet; phân bổ, thu hồi các tên, mã, số theo quy hoạch; quyđịnh về quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet.

2. Doanh nghiệp viễnthông xây dựng kế hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet trong phạm vikho số viễn thông và tài nguyên Internet đã được phân bổ, đồng thời tiến hànhcấp hoặc cho thuê số đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ theo kế hoạch củahoạnh nghiệp và các quy định về quản lý kho số viễn thông và tài nguyênInternet.

3. Doanh nghiệp viễnthông có trách nhiệm báo cáo kế hoạch và tình hình sử dụng tên, mã, số đượcphân bổ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông;đối với tên, mã, số không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp viễn thông phải trảlại cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, nếu không trả lại thì bịthu hồi.

Mục 5

CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Điều 49. Dịch vụviễn thông công ích

Dịch vụ viễn thôngcông ích bao gồm:

1. Dịch vụ viễn thôngphổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo điều kiện,chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Dịch vụ viễn thôngbắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằmphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Căn cứ vào yêu cầu củaNhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thị trường viễn thông trongtừng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thểvề việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Điều 50. Thực hiệnnghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

1. Nhà nước có chínhsách để bảo đảm điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễnthông công ích như sau:

a) Quy định giá cướckết nối trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp dịch vụ viễnthông công ích;

b) Xây dựng Quỹ dịchvụ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và cácnguồn tài chính khác.

2. Việc sử dụng Quỹdịch vụ viễn thông cộng ích để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thựchiện bằng các hình thức sau:

a) Chỉ định doanhnghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở thẩm định dự án cung cấpdịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp đó;

b) Đấu thầu chọn doanhnghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Điều 51. Quảnlý việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

1. Chính phủ quy địnhchính sách và biện pháp cụ thể để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông côngích căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình phát triển thịtrường viễn thông trong từng thời kỳ.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về dịch vụ viễn thông công ích vàquản lý, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công íchcủa các doanh nghiệp viễn thông.

3 . Các doanh nghiệpviễn thông có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông côngích theo quy định của pháp luật.

Mục 6

TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG VIỄN THÔNG

Điều 52. Hệ thốngtiêu chuẩn, chất lượng viễn thông

1. Hệ thống tiêuchuẩn, chất lượng về thiết bị, mạng viễn thông, kết nối mạng, công trình vàdịch vụ viễn thông bao gồm Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơsở, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam theoquy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông công bố các loại thiết bị, mạng viễn thông, côngtrình và dịch vụ viễn thông phải áp dụng tiêu chuẩn.

Điền 53. Quản lýtiêu chuẩn, chất lượng viễn thông

1 Các hình thức quảnlý chất lượng viễn thông.

a) Chứng nhận phù hợptiêu chuẩn đối với thiết bị viễn thông;

b) Công bố chất lượngđối với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông;

c) Kiểm định chất lượngcông trình viễn thông.

2. Thiết bị viễn thôngthuộc danh mực bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, nước khi được lưu thôngtrên thị trường hoặc đấu nối vào mạng viễn thông phải dược chứng nhận phù hợptiêu chuẩn; các công trình viễn thông thuộc danh mực phải kiểm định chất lượngtrước khi đưa vào khai thác phải được kiểm định; mạng viễn thông công cộng, cácdịch vụ viễn thông cơ bản, địch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internettrước khi đưa vào khai thác, cung cấp cho người sử dụng dịch vụ phải phù hợpvới tiêu chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định.

3. Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh phải công bố chất lượng thiết bị, mạng viễn thống và dịchvụ viễn thông phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở tương ứng và chịu trách nhiệm vềtiêu chuẩn, chất lượng đo mình công bố, trừ thiết bị, mạng viễn thông và dịchvụ viễn thông quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Nhà nước khuyếnkhích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị, mạng viễn thông và dịchvụ viễn thông tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; đề nghị được chứngnhận hệ thống quản lý chất lượng; tự nguyện đề nghị được chứng nhận phù hợptiêu chuẩn, chất lượng thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về quản lý tiêu chuẩn, chất lượngviễn thông.

Điều 54. Đokiểm và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng

1. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông quy định các điều kiện đối với cơ quan đo kiểmtrong nước và ngoài nước để phục vụ cho việc quản lý chất lượng và công bố cơquan có thẩm quyên đo kiểm.

2. Việc thừa nhận lẫnnhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông giữa Việt Nam vớinước ngoài và với các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ướcquốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Mục 7

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG

CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 55. Giải quyếttranh chấp

Các bên tham gia cungcấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết. Khixảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận về việcgiải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt được thoả thuận thì có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Hoàn cướcvà bồi thường thiệt hại

1. Doanh nghiệp cungcấp dịch vụ viễn thông không bảo đảm chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã côngbố phải hoàn trả cho người sử dụng dịch vụ một phần hoặc toàn bộ cước phí đãthu.

2. Các bên tham giacung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại domình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễnthông theo quy định của pháp luật.

3. Các bên tham giacung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông không phải bồi thường các thiệt hại giántiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp sử dụng dịch vụ khôngđảm bảo chất lượng gây ra.

4. Các bên tham giacung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hạitrong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Mục 1

QUY HOACH, PHÂN BỔ VÀ ẤN ĐỊNH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 57. Quảnlý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh

Việc quản lý, sử dụngtần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam được thực hiệntheo nguyên tắc bảo đảm đúng quy hoạch của Nhà nước, có hiệu quả, công bằng,hợp lý và tiết kiệm; bảo đảm để các hệ thống thông tin vô tuyến điện hoạt độngkhông bị nhiễu có hại và không gây nhiễu có hại; đáp ứng nhu cầu sử dụng tần sốvô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và tạođiều kiện phát triển nhanh công nghệ mới về viễn thông, bảo vệ chủ quyền quốcgia về sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

Điều 58. Quy hoạchphổ tần số vô tuyến điện

1. Quy hoạch phổ tầnsố vô tuyến điện quốc gia là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến điện thànhcác băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều kiện đểthiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến điện trên phạmvi cả nước.

Quy hoạch phổ tần sốvố tuyến điện quốc gia phải đáp ứng các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điệncho các nghiệp vụ, phù hợp với quy định của quốc tế và đặc thù sử dụng phổ tầnsố vô tuyến điện của Việt Nam, ưu tiên hợp lý cho công nghệ mới về viễn thông.

Quy hoạch phổ tần sốvô tuyến điện quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xâydựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Căn cứ vào quyhoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính,viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh, quy hoạchtần số vô tuyến điện theo vùng.

3. Tổ chức, cá nhânsản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị phát sóng, thiết bị ứng dụng sóng vôtuyến điện tại Việt Nam phải tuân thủ quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quyđịnh tại Điều này.

Điều 59. Phân bổbăng tần phục vụ quốc phòng, an ninh

1. Thủ tướng Chính phủquy định băng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng an ninh theo tỷlề phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và có chú ý đến thông lệ quốc tế.

2. Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập Uỷ ban tần số vô tuyến điện để tư vấn cho Thủ tướng Chínhphủ trong việc phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện trong các hoạt động kinhtế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Điều 60. Sử dụngtần số vô tuyến điện phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn

1. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông công bố tần số vô tuyến điện dành riêng phục vụthông tin an toàn, cứu nạn quốc gia và quốc tế.

2. Nghiêm cấm sử dụngtần số vô tuyến điện dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn vào mục đíchkhác; gây nhiễu có hại cho tần số vô tuyến điện dành riêng cho thông tin antoàn, cứu nạn.

Điều 61. Phân bổ,ấn định tần số vô tuyến điện

Việc phân bổ, ấn địnhtần số vô tuyến điện phải được thực hiện theo quy định tại các điều 57, 58, 59và 60 của Pháp lệnh này và phải căn cứ vào tiềm năng của phổ tần số vô tuyếnđiện, ưu tiên hợp lý các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đíchquốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và công nghệ sử dụng hiệu quả tần số vôtuyến điện.

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông quy định và công bố điều kiện phân bổ, ấn định và sửdụng tần số vô tuyến điện, băng tần số vô tuyến điện.

Mục 2

GIẤY PHÉP TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 62. Các loạigiấy phép tần số vô tuyến điện

1. Các loại giấy phéptần số vô tuyến điện bao gồm:

a) Giấy phép băng tầnđược cấp với thời hạn không quá 15 năm;

b) Giấy phép sử dụngtần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện được cấp với thời hạn không quá 5năm.

2. Việc cấp giấy phépchỉ được tiến hành trong trường hợp việc phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điệnlà khả thi.

3. Tổ chức, cá nhân đượccấp phép tần số vô tuyến điện có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép theo quy định củapháp luật.

4. Nghiêm cấm việc muabán, chuyển nhượng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.

5. Chính phủ quy địnhcụ thể về thẩm quyền, điều điện cấp giấy phép tần số vô tuyến điện; việc quảnlý và sử dụng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.

Điều 63. Các loạithiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông quy định và công bố điều kiện kỹ thuật và khai tháccác loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện; tổ chức, cá nhân khisử dụng các thiết bị này phải thực hiện đúng các điều kiện kỹ thuật và khaithác đã công bố và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện.

Điều 64. Tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Tổ chức, cá nhânhoạt động tại Việt Nam sở dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện và thiết bịphát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện phải có giấy phép tầnsố vô tuyến điện, trừ trường hợp quy định tại Điều 63 của Pháp lệnh này.

2. Tổ chức, cá nhân đượccấp giấy phép tần số vô tuyến điện phải tuân thủ các quy định của pháp luật vềviệc lắp đặt, sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của Pháp luật; không gâynhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện khác và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soátcủa cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.

Điều 65. Sản xuất,nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện

Tổ chức, cá nhân sảnxuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện phải được sự đồngý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.

Điều 66. Chứng chỉVô tuyển điện viên

Cá nhân hành nghề khaithác thiết bị vô tuyến điện phải có chứng chỉ Vô tuyến điện viên.

Cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông quy định việc đào tạo và cấp chứng chỉ Vô tuyến điệnviên.

 

Mục 3

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN,

XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI VÀ QUẢN LÝ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

Điều 67. Kiểmtra, kiểm soát tần số vô tuyến điện

1. Kiểm tra, kiểm soáttần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhằm bảo đảm việc tuânthủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đotham số kỹ thuật phát sóng để quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, pháthiện, ngăn ngừa, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Kết quả kiểm tra,kiểm soát, đo tham số kỹ thuật của các thiết bị phát sóng vô tuyến điện là căncứ để xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý tần sốvố tuyến điện.

3. Tổ chức, cá nhân nướcngoài không được đo tham số truyền sóng và phát sóng vô tuyến điện tại ViệtNam, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Việc sử dụng tần sốvô tuyến điện và thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay của Việt Namvà của nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định củapháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; người sửdụng, các thiết bị vô tuyến điện trên các phương tiện nảy phải chịu sự kiểmtra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 68. Xử lýnhiễu có hại

1. Tổ chức, cá nhân đượcchấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có quyền khiếu nại theo quy địnhcủa pháp luật khi đài vô tuyến điện của mình bị gây nhiễu có hại.

2. Việc xử lý khiếunại về nhiễu có hại được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ướcquốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Cơ quan quản lý nhà nước về bưuchính, viễn thông quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục khiếu nại và xử lýnhiễu có hại.

3. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểmsoát tần số vô tuyến điện; chủ tìm, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đểkiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiễu có hại giữa các mạng thông tin phục vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh.

Điều 69. Quản lý tươngthích điện từ

1. Tương thích điện từlà khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị hoạt động không bị nhiễu và không gâynhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác trong mối trường điện từ.

2. Thiết bị, hệ thốngthiết bị dược dùng trong thông tin hoặc dùng trong các lĩnh vực khoa học vàcông nghệ, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác phải phù hợp với các quy địnhvề tương thích điện từ để bảo đảm không gây nhiễu có hại tới nghiệp vụ vô tuyếndẫn đường, an toàn, cứu nạn và các nghiệp vụ vô tuyến điện khác.

Chính phủ quy định cụthể về quản lý tương thích điện từ.

Chương V

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Điều 70. Nguyên tắchọp tác quốc tê về bưu chính, viễn thông

Nhà nước có chính sáchvề biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông với các nước,các tổ chức quốc tế trên cơ sở lôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng cólợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm pháttriển bưu chính, viễn thông, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị vàhiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức tế.

Điều 71. Nội dunghợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông

Nội dung hợp tác quốctế về bưu chính, viễn thông bao gồm:

1. Tuyên truyền, quảngbá các định hướng, chính sách phát triển bưu chính, viễn thông với các nước,các tổ chức quốc tế.

2. Phát triển hợp tácvà thiết lập quan hệ về bưu chính, viễn thông với các nước;

3. Tham gia các tổchức khu vực và quốc tế về bưu chính, viễn thông;

4. Hỗ trợ, thúc đẩyphát triển nguồn nhân lực;

5. Phối hợp nghiên cứukhoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến;

6. Trao đổi thông tin,kinh nghiệm phát triển bưu chính, viễn thông;

7. Xây dựng và thựchiện chương trình, dự án quốc tế về bưu chính, viễn thông.

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Điều 72. Nội dungquản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông

Nội dung quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ đạothực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển bưu chính,viễn thông;

2. Ban hành và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông;

3. Chỉ đạo việc xâydựng, ban hành và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưuchính, viễn thông; quản lý an toàn, an ninh thông hoạt động bưu chính, viễnthông;

4. Cấp, tạm đình chỉ,đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về bưu chính, viễn thông;

5. Tổ chức quản lý, sửdụng tài nguyên thông tin và kết nối giữa các mạng viễn thông;

6. Quy định và quản lýgiá cước, phí và lệ phí, các hoạt động công ích trong lĩnh vực bưu chính, viễnthông;

7. Tổ chức thực hiệnhợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tếtrong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện vớicác nước và đăng ký tần số vô tuyến diện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốctế có liên quan;

8. Tổ chức, quản lýcông tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụngkhoa học và công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;

9. Thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại; tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưuchính, viễn thông.

Điều 73. Thẩm quyềnquản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông

1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan quản lý nhànước về bưu chính, viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việcquản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.

3. Các bộ, cơ quanngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nướcvề bưu chính, viễn thông trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính,viễn thông.

Điều 74. Thanh traBưu điện

1. Thanh tra bưu điệnthực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bưu chính, viễn thông.

2. Thanh tra bưu điệncó nhiệm vụ:

a) Thanh tra, kiểm traviệc chấp hành pháp luật về bưu chính, viễn thông;

b) Xử phạt, áp dụnghoặc kiến nghị áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt cáchành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông;

c) Giải quyết khiếunại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức và hoạtđộng của thanh tra bưu điện do Chính phủ quy định.

Điều 75. Khiếu nại,tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhcủa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về bưu chính,viên thông.

2. Cá nhân có quyền tốcáo các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông với cơ quan, tổ chứccá nhân có thẩm quyền.

3. Thẩm quyền, thủ tụcgiải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của phápluật.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 76. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân cóthành tích trong hoạt động bưu chính, viễn thông được khen thưởng theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 77. Xử lý viphạm

1. Người nào có hànhvi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan đến hoạt động bưu chính, viễn thông thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụngchức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan đến hoạt động bưu chính, viễn thông thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 78. Hiệu lựcthi hành

Pháp lệnh này có hiệulực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.

Những quy định trướcđây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 79. Hướng dẫnthi hành

Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/bcvt137